Theo ông Matt Smith, Giám đốc nghiên cứu hàng hóa tại công ty theo dõi dầu ClipperData, tính đến cuối năm 2016, ba quốc gia chịu trách nhiệm cho hơn một nửa lượng cắt giảm sản lượng dự kiến của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã chạm mốc xuất khẩu kỉ lục.
Saudi Arabia, Kuwait và UAE đã cam kết sẽ cắt giảm tổng sản lượng của họ khoảng 756.000 thùng mỗi ngày so với mức tháng Mười. Vào tháng Mười Một, OPEC đã đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1.2 triệu thùng dầu mỗi ngày trong một nỗ lực nhằm giảm lượng dầu thô tồn kho khổng lồ đã tăng cao trong những năm gần đây.
Giá dầu thấp trong vòng hai năm qua đã gây ra một cuộc chiến thị phần giữa các thành viên của OPEC. Mức xuất khẩu cao kỷ lục vào cuối năm 2016 cho thấy cuộc chiến này vẫn tiếp tục cho đến tận ngày cuối cùng của năm, ông Smith cho biết.
Trong chương trình “Squawk Box” của đài CNBC hôm thứ Tư, nhiều ngày sau khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng có hiệu lực, ông Smith cho biết “Thực sự là họ đã đua nhau tăng sản lượng một cách nhanh nhất có thể, trước khi đột ngột dừng lại để cố gắng đạt được thỏa thuận.”
Sự thật là nhiều nhà phân tích đánh giá Saudi Arabia, Kuwait và UAE nằm trong những quốc gia có khả năng tuân thủ các thỏa thuận cắt giảm nhất. Tuy nhiên, ông Smith cũng nói với đài CNBC rằng ba quốc gia này sẽ phải cắt giảm đáng kể sản lượng xuất khẩu của mình nếu họ muốn đạt được mục tiêu cắt giảm đã cam kết.
Những nhà quan sát thị trường sẽ nhận được báo cáo chính thức của OPEC về sản lượng tháng Mười Hai trong hai tuần tới, Ủy ban chấp hành của tổ chức xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới này sẽ họp vào ngày 21 và 22 tháng Một để đánh giá các quốc gia thành viên đã tuân thủ thỏa thuận cắt giảm như thế nào. Mức xuất khẩu sẽ là một phép thử quan trọng cho việc tuân thủ trong suốt kế hoạch cắt giảm của OPEC nửa đầu năm 2017, ông Smith cho biết.
“Đó sẽ là cách minh bạch nhất chúng ta có thể biết được nếu họ có tuân thủ cam kết cắt giảm hay không vì doanh thu của họ phụ thuộc vào lượng xuất khẩu này,” ông nói. “Đó sẽ là thứ cuối cùng bị cắt giảm.”
Giá dầu thấp trong vòng hai năm qua đã gây ra một cuộc chiến thị phần giữa các thành viên của OPEC. Mức xuất khẩu cao kỷ lục vào cuối năm 2016 cho thấy cuộc chiến này vẫn tiếp tục cho đến tận ngày cuối cùng của năm, ông Smith cho biết.
Trong chương trình “Squawk Box” của đài CNBC hôm thứ Tư, nhiều ngày sau khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng có hiệu lực, ông Smith cho biết “Thực sự là họ đã đua nhau tăng sản lượng một cách nhanh nhất có thể, trước khi đột ngột dừng lại để cố gắng đạt được thỏa thuận.”
Sự thật là nhiều nhà phân tích đánh giá Saudi Arabia, Kuwait và UAE nằm trong những quốc gia có khả năng tuân thủ các thỏa thuận cắt giảm nhất. Tuy nhiên, ông Smith cũng nói với đài CNBC rằng ba quốc gia này sẽ phải cắt giảm đáng kể sản lượng xuất khẩu của mình nếu họ muốn đạt được mục tiêu cắt giảm đã cam kết.
Những nhà quan sát thị trường sẽ nhận được báo cáo chính thức của OPEC về sản lượng tháng Mười Hai trong hai tuần tới, Ủy ban chấp hành của tổ chức xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới này sẽ họp vào ngày 21 và 22 tháng Một để đánh giá các quốc gia thành viên đã tuân thủ thỏa thuận cắt giảm như thế nào. Mức xuất khẩu sẽ là một phép thử quan trọng cho việc tuân thủ trong suốt kế hoạch cắt giảm của OPEC nửa đầu năm 2017, ông Smith cho biết.
“Đó sẽ là cách minh bạch nhất chúng ta có thể biết được nếu họ có tuân thủ cam kết cắt giảm hay không vì doanh thu của họ phụ thuộc vào lượng xuất khẩu này,” ông nói. “Đó sẽ là thứ cuối cùng bị cắt giảm.”
Cẩm Anh - Enternews.vn (theo CNBC)
Relate Threads