Xung quanh thông tin dự kiến sẽ phải bù lỗ cho “siêu dự án” này từ 1.800-2.000 tỷ đồng mỗi năm khi vận hành, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng: Cần rà soát lại chính sách ưu đãi cho Nhà máy này.
Thưa ông, trước thông tin “siêu dự án” Nhà máy lọc hóa dầu Nghị Sơn có nguy cơ phải bù lỗ 1.800 – 2.000 tỷ đồng mỗi năm, chưa kể đến hỗ trợ trực tiếp để đầu tư các hạng mục công trình bên trong khu liên hợp lọc hóa dầu này là hơn 3.800 tỷ đồng, ông có đánh giá gì về “siêu dự án” này?
- Theo tôi, Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn thực sự có rất nhiều vấn đề. Ngay từ đầu người ta đã tính toán cũng giống như nhiều dự án khác, công suất trong thời gian đầu chưa hoạt động đầy đủ nên sẽ lỗ. Mức độ bù lỗ cho dự án này cũng ở mức cao bởi đến năm 2020 mới hoạt động 100% công suất. Khi xây dựng Nhà máy này, chúng ta có rất nhiều kỳ vọng, sẽ là tâm điểm tạo ra khu công nghiệp mới cho khu vực Bắc miền Trung, trở thành điểm sáng về kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương…, trong đó có cả thu hút công nghệ cao, đảm bảo an ninh đường biển. Ngoài ra, có nhiều vấn đề ưu tiên cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho lọc dầu Nghi Sơn với công nghệ rất cao. Trong khi, giá dầu lại giảm nên việc bù lỗ cho dự án này có thể ngay từ đầu chưa thể tính toán hết được.
- Ưu đãi với Nghi Sơn đúng là có rất nhiều và cũng cao như một dự án khác là Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Cụ thể, PVN thay mặt ký với liên doanh nhà đầu tư, dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn không chỉ được áp giá bán buôn các sản phẩm của mình tại cổng nhà máy bằng với giá xăng dầu nhập khẩu mà còn được cộng vào giá bán thêm thuế nhập khẩu 7% với các sản phẩm xăng dầu, 3% đối với các sản phẩm hóa dầu (polypropylen, benzen...). Theo thỏa thuận với liên doanh nhà đầu tư lọc dầu Nghi Sơn, trong 10 năm, nếu Nhà nước Việt Nam giảm thuế nhập khẩu xuống thấp hơn mức ưu đãi kể trên, PVN sẽ có trách nhiệm phải bù cho lọc dầu Nghi Sơn số tiền chênh lệch này.
Tuy nhiên, hiện tại giá dầu giảm mạnh nên đi kèm với nó là mức lỗ cũng cao hơn. Trong khi, thực hiện cam kết với đối tác ASEAN và Hàn Quốc thì thuế ưu đãi với xăng dầu xuống rất thấp. Nếu theo đúng thỏa thuận của Việt Nam mà thấp hơn Nhà nước phải bù lỗ thì đúng là bù lỗ tương đối lớn. Mặt khác, trước 2020 cũng xác định dự án này không thể nào có lãi do chưa hoạt động hết công suất, cộng với giá dầu giảm dẫn tới mức độ lỗ của Nghi Sơn tăng lên.
Đứng về thỏa thuận quốc tế, chúng ta phải chấp nhận bù lỗ theo đúng những cam kết mà chúng ta đã ký. Tuy nhiên, Nhà máy này còn đáp ứng an ninh năng lượng vì khi đi vào hoạt động sẽ đảm bảo 60 -70% lượng cung của xăng dầu tự sản xuất tại Việt Nam. Hi vọng rằng, những dự báo của các chuyên gia, giá dầu từ nay đến 2017 sẽ tăng lên, có thể quay lại 70 – 80 USD. Từ đó giảm bớt lỗ của lọc hóa dầu Nghị Sơn cũng như cả Dung Quất.
Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ cũng đã làm việc với các bên liên quan và chỉ đạo các cơ quan chức năng phải tháo gỡ khó khăn cho Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn vì mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Thực tế cho thấy, an ninh nói chung và an ninh năng lượng nói riêng vẫn là bài toán được các nước đặt ra cấp bách không chỉ trước mắt và ngay cả 40 – 50 năm sau. Vì thế, nói tới vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng không có một quốc gia nào dám nới lỏng. Ở đây, chúng ta quan tâm các nhà máy lọc hóa dầu của chúng ta phải có công nghệ tiên tiến, năng suất cao, đảm bảo an toàn và môi trường…là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Còn về an ninh năng lượng, Chính phủ Việt Nam phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo trước mắt và lâu dài. Do đó, việc chấp nhận bù lỗ, thậm chí có hoạt động ưu đãi đối với các nhà đầu tư để có được công nghệ cao và nền tảng tốt tôi cho là cũng hợp lý. Mặt khác, thỏa thuận của Việt Nam với các đối tác quốc tế đều phải tôn trọng, từ đó nâng cao uy tín của Việt Nam với các nhà đầu tư trên thế giới.
- Theo tôi, Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn thực sự có rất nhiều vấn đề. Ngay từ đầu người ta đã tính toán cũng giống như nhiều dự án khác, công suất trong thời gian đầu chưa hoạt động đầy đủ nên sẽ lỗ. Mức độ bù lỗ cho dự án này cũng ở mức cao bởi đến năm 2020 mới hoạt động 100% công suất. Khi xây dựng Nhà máy này, chúng ta có rất nhiều kỳ vọng, sẽ là tâm điểm tạo ra khu công nghiệp mới cho khu vực Bắc miền Trung, trở thành điểm sáng về kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương…, trong đó có cả thu hút công nghệ cao, đảm bảo an ninh đường biển. Ngoài ra, có nhiều vấn đề ưu tiên cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho lọc dầu Nghi Sơn với công nghệ rất cao. Trong khi, giá dầu lại giảm nên việc bù lỗ cho dự án này có thể ngay từ đầu chưa thể tính toán hết được.
- Ưu đãi với Nghi Sơn đúng là có rất nhiều và cũng cao như một dự án khác là Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Cụ thể, PVN thay mặt ký với liên doanh nhà đầu tư, dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn không chỉ được áp giá bán buôn các sản phẩm của mình tại cổng nhà máy bằng với giá xăng dầu nhập khẩu mà còn được cộng vào giá bán thêm thuế nhập khẩu 7% với các sản phẩm xăng dầu, 3% đối với các sản phẩm hóa dầu (polypropylen, benzen...). Theo thỏa thuận với liên doanh nhà đầu tư lọc dầu Nghi Sơn, trong 10 năm, nếu Nhà nước Việt Nam giảm thuế nhập khẩu xuống thấp hơn mức ưu đãi kể trên, PVN sẽ có trách nhiệm phải bù cho lọc dầu Nghi Sơn số tiền chênh lệch này.
Tuy nhiên, hiện tại giá dầu giảm mạnh nên đi kèm với nó là mức lỗ cũng cao hơn. Trong khi, thực hiện cam kết với đối tác ASEAN và Hàn Quốc thì thuế ưu đãi với xăng dầu xuống rất thấp. Nếu theo đúng thỏa thuận của Việt Nam mà thấp hơn Nhà nước phải bù lỗ thì đúng là bù lỗ tương đối lớn. Mặt khác, trước 2020 cũng xác định dự án này không thể nào có lãi do chưa hoạt động hết công suất, cộng với giá dầu giảm dẫn tới mức độ lỗ của Nghi Sơn tăng lên.
Đứng về thỏa thuận quốc tế, chúng ta phải chấp nhận bù lỗ theo đúng những cam kết mà chúng ta đã ký. Tuy nhiên, Nhà máy này còn đáp ứng an ninh năng lượng vì khi đi vào hoạt động sẽ đảm bảo 60 -70% lượng cung của xăng dầu tự sản xuất tại Việt Nam. Hi vọng rằng, những dự báo của các chuyên gia, giá dầu từ nay đến 2017 sẽ tăng lên, có thể quay lại 70 – 80 USD. Từ đó giảm bớt lỗ của lọc hóa dầu Nghị Sơn cũng như cả Dung Quất.
Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ cũng đã làm việc với các bên liên quan và chỉ đạo các cơ quan chức năng phải tháo gỡ khó khăn cho Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn vì mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Thực tế cho thấy, an ninh nói chung và an ninh năng lượng nói riêng vẫn là bài toán được các nước đặt ra cấp bách không chỉ trước mắt và ngay cả 40 – 50 năm sau. Vì thế, nói tới vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng không có một quốc gia nào dám nới lỏng. Ở đây, chúng ta quan tâm các nhà máy lọc hóa dầu của chúng ta phải có công nghệ tiên tiến, năng suất cao, đảm bảo an toàn và môi trường…là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Còn về an ninh năng lượng, Chính phủ Việt Nam phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo trước mắt và lâu dài. Do đó, việc chấp nhận bù lỗ, thậm chí có hoạt động ưu đãi đối với các nhà đầu tư để có được công nghệ cao và nền tảng tốt tôi cho là cũng hợp lý. Mặt khác, thỏa thuận của Việt Nam với các đối tác quốc tế đều phải tôn trọng, từ đó nâng cao uy tín của Việt Nam với các nhà đầu tư trên thế giới.
Trân trọng cảm ơn ông!
Relate Threads