Ngành công nghiệp xăng dầu và khí đốt chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu của Canada, mang về nguồn thu khoảng 20 tỷ USD/năm, đủ để trang trải các khoản chi tiêu của chính phủ cho ngành giáo dục.
Canada đang chú trọng cắt giảm tiêu thụ xăng dầu và khí đốt, trong khi cần tập trung vào việc làm sao để sản xuất xăng dầu và khí đốt sạch hơn, vận chuyển an toàn hơn, và sử dụng hiệu quả hơn trong bối cảnh giá dầu thế giới giảm cùng với những cam kết toàn cầu nhằm ứng phó biến đổi khí hậu mở ra cuộc thảo luận mới về vấn đề năng lượng trên toàn cầu.
Sản xuất dầu mỏ và khí đốt rất quan trọng đối với nền kinh tế, mang lại thu nhập cho chính phủ và vốn đầu tư cho những sáng kiến phát triển kinh tế sạch.
Bên cạnh đó, thúc đẩy cách tiếp cận phù hợp và hiệu quả với thuế carbon có thể giúp Canada giải quyết những thách thức lớn nhất về môi trường. Thu nhập từ thuế carbon có thể được dùng để hỗ trợ cho cuộc cách mạng năng lượng nhằm tìm ra các nguồn năng lượng sạch, bao gồm khí đốt tự nhiên.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu sản xuất sạch hơn, Canada sẽ cần nhiều vốn và cách tiếp cận thị trường toàn cầu tốt hơn. Nỗ lực của chính phủ nhằm giữ cho Canada đi đầu trong các cuộc đàm phán quốc tế về thay đổi khí hậu là rất quan trọng. Nếu Canada muốn phát triển thịnh vượng như trước đây, họ cần củng cố lòng tin của công chúng, thị trường vốn trong và ngoài nước.
Canada có thể đạt được điều này thông qua ba cam kết: có quy định thật cụ thể về thuế carbon; đi đầu trong công cuộc đổi mới năng lượng; xây dựng cơ sở hạ tầng theo cách minh bạch, tôn trọng và hiệu quả, cho phép các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân vun đắp tương lai năng lượng xanh.
Tuyên bố gần đây của Bộ trưởng Môi trường Catherrine McKenna về mức thuế carbon áp dụng chung cho các bang là một khởi đầu đúng đắn. Giờ đây, Canada đã có cơ hội đưa thuế carbon vào kế hoạch hành động quốc gia nhằm đạt được mục tiêu giảm khí thải carbon, đồng thời hỗ trợ ngành công nghiệp Canada vươn lên vị trí đứng đầu thế giới về công nghệ và đổi mới.
Canada cần làm điều tương tự đối với thách thức tiếp theo, đó là phát minh ra công nghệ giảm các nguồn phát thải và giảm chi phí. Một phần thu nhập từ thuế carbon nên được dùng để đầu tư cho các phòng thí nghiệm khoa học, phần lớn có liên kết với các trường đại học nổi tiếng, đang cần tiền tài trợ và thời gian để thử nghiệm những ý tưởng đầy hứa hẹn.
Bên cạnh đó, Canada nên sử dụng thu nhập từ thuế để hỗ trợ cho mục tiêu thương mại hóa hàng trăm công ty công nghệ sạch đang cố gắng vươn ra thị trường thế giới.
Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho công nghệ sạch, Canada cần có sự hỗ trợ rõ ràng và mang tính định hướng thị trường. Nếu các quỹ mới được thành lập, chúng nên được phân bổ tới các nhóm chuyên gia riêng biệt.
Canada cần phát triển hệ sinh thái tốt hơn cho các công ty công nghệ sạch. Các ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề này bởi đầu tư là điều cần thiết khi các doanh nghiệp bước vào thời kỳ thương mại hóa và tiếp cận thị trường toàn cầu.
Tuy vậy, Canada sẽ không có đủ nguồn lực để thực hiện những điều kể trên nếu không tận dụng những nguồn tài nguyên hiện có.
Canada có trữ lượng khí đốt khổng lồ và sản lượng dầu lớn thứ ba thế giới. Điều quan trọng đối với Canada là hành động. Nếu không xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng cần thiết, Canada có thể sẽ lỡ mất cơ hội dẫn đầu cuộc chuyển đổi năng lượng toàn cầu.
Canada đang chú trọng cắt giảm tiêu thụ xăng dầu và khí đốt, trong khi cần tập trung vào việc làm sao để sản xuất xăng dầu và khí đốt sạch hơn, vận chuyển an toàn hơn, và sử dụng hiệu quả hơn trong bối cảnh giá dầu thế giới giảm cùng với những cam kết toàn cầu nhằm ứng phó biến đổi khí hậu mở ra cuộc thảo luận mới về vấn đề năng lượng trên toàn cầu.
Sản xuất dầu mỏ và khí đốt rất quan trọng đối với nền kinh tế, mang lại thu nhập cho chính phủ và vốn đầu tư cho những sáng kiến phát triển kinh tế sạch.
Bên cạnh đó, thúc đẩy cách tiếp cận phù hợp và hiệu quả với thuế carbon có thể giúp Canada giải quyết những thách thức lớn nhất về môi trường. Thu nhập từ thuế carbon có thể được dùng để hỗ trợ cho cuộc cách mạng năng lượng nhằm tìm ra các nguồn năng lượng sạch, bao gồm khí đốt tự nhiên.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu sản xuất sạch hơn, Canada sẽ cần nhiều vốn và cách tiếp cận thị trường toàn cầu tốt hơn. Nỗ lực của chính phủ nhằm giữ cho Canada đi đầu trong các cuộc đàm phán quốc tế về thay đổi khí hậu là rất quan trọng. Nếu Canada muốn phát triển thịnh vượng như trước đây, họ cần củng cố lòng tin của công chúng, thị trường vốn trong và ngoài nước.
Canada có thể đạt được điều này thông qua ba cam kết: có quy định thật cụ thể về thuế carbon; đi đầu trong công cuộc đổi mới năng lượng; xây dựng cơ sở hạ tầng theo cách minh bạch, tôn trọng và hiệu quả, cho phép các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân vun đắp tương lai năng lượng xanh.
Canada cần làm điều tương tự đối với thách thức tiếp theo, đó là phát minh ra công nghệ giảm các nguồn phát thải và giảm chi phí. Một phần thu nhập từ thuế carbon nên được dùng để đầu tư cho các phòng thí nghiệm khoa học, phần lớn có liên kết với các trường đại học nổi tiếng, đang cần tiền tài trợ và thời gian để thử nghiệm những ý tưởng đầy hứa hẹn.
Bên cạnh đó, Canada nên sử dụng thu nhập từ thuế để hỗ trợ cho mục tiêu thương mại hóa hàng trăm công ty công nghệ sạch đang cố gắng vươn ra thị trường thế giới.
Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho công nghệ sạch, Canada cần có sự hỗ trợ rõ ràng và mang tính định hướng thị trường. Nếu các quỹ mới được thành lập, chúng nên được phân bổ tới các nhóm chuyên gia riêng biệt.
Canada cần phát triển hệ sinh thái tốt hơn cho các công ty công nghệ sạch. Các ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề này bởi đầu tư là điều cần thiết khi các doanh nghiệp bước vào thời kỳ thương mại hóa và tiếp cận thị trường toàn cầu.
Tuy vậy, Canada sẽ không có đủ nguồn lực để thực hiện những điều kể trên nếu không tận dụng những nguồn tài nguyên hiện có.
Canada có trữ lượng khí đốt khổng lồ và sản lượng dầu lớn thứ ba thế giới. Điều quan trọng đối với Canada là hành động. Nếu không xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng cần thiết, Canada có thể sẽ lỡ mất cơ hội dẫn đầu cuộc chuyển đổi năng lượng toàn cầu.
Lê Hoàng (P/v TTXVN tại Ottawa)
Relate Threads