Nếu gần 1 năm trước, các nhà sản xuất dầu mỏ thế giới lo ngại về tình trạng sản lượng khai thác quá lớn, thì nay, nỗi sợ lại là cầu sẽ vượt cung. Với diễn biến như vậy, giá dầu mỏ trong năm nay được dự báo sẽ tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2014.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, nhu cầu về dầu mỏ trên toàn cầu có thể tăng lên mức gần 100 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, nguồn cung tại một số nước sản xuất lớn chủ chốt đang bị hạn chế bởi nhiều nhân tố.
Một trong những vấn đề lớn nhất hiện nay đối với thị trường dầu mỏ thế giới là khả năng Mỹ rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, từ nay đến ngày 12/5, ông sẽ quyết định có áp dụng trở lại các biện pháp trừng phạt chống Iran liên quan chương trình hạt nhân của nước này hay không. Việc này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ của Iran.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, tác động của việc trừng phạt lần này (nếu áp dụng) sẽ không lớn như lần trừng phạt trước đây, bởi Mỹ hành động một mình. Do vậy, dầu mỏ xuất khẩu của Iran sẽ chuyển hướng mạnh sang phía Đông và thực tế, xuất khẩu dầu mỏ của Iran sang châu Á đã bắt đầu tăng.
Trong khi đó, sản lượng dầu mỏ khai thác tại Venezuela - nước Mỹ La-tinh sản xuất dầu mỏ lớn nhất trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) - đang giảm mạnh. Những xáo trộn về chính trị và kinh tế ở nước này đã làm khai thác dầu thô giảm khoảng 1,5 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu mỏ tại Iran và Venezuela giảm sẽ tạo thuận lợi cho các nước OPEC và các nước ngoài OPEC duy trì mục tiêu sản lượng khai thác, đồng thời hỗ trợ giá dầu. Tuy nhiên, đây lại là điều làm nước Mỹ khó chịu.
“Giá dầu mỏ đang quá cao một cách nhân tạo! Đó là điều không tốt và sẽ không được chấp nhận!”, ông Donald Trump viết trên Twitter.
Nhìn nhận vấn đề này, ông Olivier Jakob, Giám đốc điều hành của Petromatix - cơ quan nghiên cứu độc lập của Thụy Sỹ chuyên nghiên cứu về các thị trường dầu mỏ đánh giá: “Điều này không có lợi cho Mỹ và tôi nghĩ, đây là cảnh báo đầu tiên mà Tổng thống Mỹ đưa ra với OPEC nhằm không cho phép giá dầu mỏ tăng quá cao”.
Cũng theo ông Olivier Jakob, Tổng thống Mỹ Donald Trump không muốn giá dầu mỏ tăng trở lại mức 100 USD/thùng như dưới thời Tổng thống Obama, bởi giá dầu mỏ tăng sẽ tác động tiêu cực tới niềm tin người tiêu dùng tại Mỹ.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, nhu cầu về dầu mỏ trên toàn cầu có thể tăng lên mức gần 100 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, nguồn cung tại một số nước sản xuất lớn chủ chốt đang bị hạn chế bởi nhiều nhân tố.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, tác động của việc trừng phạt lần này (nếu áp dụng) sẽ không lớn như lần trừng phạt trước đây, bởi Mỹ hành động một mình. Do vậy, dầu mỏ xuất khẩu của Iran sẽ chuyển hướng mạnh sang phía Đông và thực tế, xuất khẩu dầu mỏ của Iran sang châu Á đã bắt đầu tăng.
Trong khi đó, sản lượng dầu mỏ khai thác tại Venezuela - nước Mỹ La-tinh sản xuất dầu mỏ lớn nhất trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) - đang giảm mạnh. Những xáo trộn về chính trị và kinh tế ở nước này đã làm khai thác dầu thô giảm khoảng 1,5 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu mỏ tại Iran và Venezuela giảm sẽ tạo thuận lợi cho các nước OPEC và các nước ngoài OPEC duy trì mục tiêu sản lượng khai thác, đồng thời hỗ trợ giá dầu. Tuy nhiên, đây lại là điều làm nước Mỹ khó chịu.
“Giá dầu mỏ đang quá cao một cách nhân tạo! Đó là điều không tốt và sẽ không được chấp nhận!”, ông Donald Trump viết trên Twitter.
Nhìn nhận vấn đề này, ông Olivier Jakob, Giám đốc điều hành của Petromatix - cơ quan nghiên cứu độc lập của Thụy Sỹ chuyên nghiên cứu về các thị trường dầu mỏ đánh giá: “Điều này không có lợi cho Mỹ và tôi nghĩ, đây là cảnh báo đầu tiên mà Tổng thống Mỹ đưa ra với OPEC nhằm không cho phép giá dầu mỏ tăng quá cao”.
Cũng theo ông Olivier Jakob, Tổng thống Mỹ Donald Trump không muốn giá dầu mỏ tăng trở lại mức 100 USD/thùng như dưới thời Tổng thống Obama, bởi giá dầu mỏ tăng sẽ tác động tiêu cực tới niềm tin người tiêu dùng tại Mỹ.
Việt Nga
Báo Đầu tư
Báo Đầu tư
Relate Threads