Chủ tịch Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC cho biết OPEC vẫn chưa bàn về việc gia hạn cắt giảm sản lượng trong năm tới, bổ sung rằng việc giảm tồn kho nguồn cung dầu thô toàn cầu vẫn là tập trung của họ.
Suhail Mohamed Al Mazrouei, Bộ trưởng Dầu mỏ UAE và là chủ tịch của OPEC cho biết trong một cuộc phỏng vấn ngắn trước hội nghị năng lượng CERAWeek tại Houston “chúng tôi cảm thấy một số thị trường vẫn dư cung”.
Tổ chức OPEC và các đồng minh đã đồng ý cắt giảm sản lượng kết hợp khoảng 1,8 triệu thùng mỗi ngày để giảm dư cung toàn cầu. Thỏa thuận này bắt đầu trong tháng 1/2017 và hoạt động hết năm nay.
Việc cắt giảm sản lượng của OPEC và các nước ngoài OPEC dẫn đầu là Nga đã giúp ổn định giá dầu hầu như trên 61 USD/thùng trong năm nay và bất kỳ quyết định dừng hoặc gia hạn việc cắt giảm sẽ ảnh hưởng tới giá toàn cầu.
Saudi Arabia cho biết họ hy vọng thỏa thuận này sẽ bớt căng thẳng trong năm tới và tiếp sau là một cơ cấu làm việc thường xuyên để ổn định các thị trường dầu mỏ sau khi thỏa thuận này hết hạn.
Ông Mizrouei cho biết “không có thỏa thuận về gia hạn cắt giảm sản lượng trong năm 2019 vào giai đoạn này”. Mizrouei cũng cho biết tổ chức phối hợp dầu mỏ chung năm ngoái đã bàn luận về việc giảm sản lượng của nước thành viên Venezuela và đề nghị trợ giúp kỹ thuật để giúp khôi phục sản lượng của nước Nam Mỹ này.
Sản lượng dầu mỏ của Venezuela giảm 13% trong năm 2017 xuống mức thấp nhất 28 năm khoảng 2,072 triệu thùng/ngày.
OPEC tin tưởng Venezuela sẽ có thể khôi phục lại sản lượng của mình.
Mỹ, Canada và Mexico gần đây đã thành lập một nhóm làm việc để giải quyết tác động tiềm tàng đối với các quốc gia Caribbean về việc hạn chế nhập khẩu dầu thô Venezuela của Mỹ. Các nước Caribbean nhận được trợ cấp nhiên liệu và kiếm được thu nhập từ lưu trữ dầu thô và các cơ sở vận chuyển được sử dụng bởi công ty dầu nhà nước PDVSA của Venezuela.
Suhail Mohamed Al Mazrouei, Bộ trưởng Dầu mỏ UAE và là chủ tịch của OPEC cho biết trong một cuộc phỏng vấn ngắn trước hội nghị năng lượng CERAWeek tại Houston “chúng tôi cảm thấy một số thị trường vẫn dư cung”.
Việc cắt giảm sản lượng của OPEC và các nước ngoài OPEC dẫn đầu là Nga đã giúp ổn định giá dầu hầu như trên 61 USD/thùng trong năm nay và bất kỳ quyết định dừng hoặc gia hạn việc cắt giảm sẽ ảnh hưởng tới giá toàn cầu.
Saudi Arabia cho biết họ hy vọng thỏa thuận này sẽ bớt căng thẳng trong năm tới và tiếp sau là một cơ cấu làm việc thường xuyên để ổn định các thị trường dầu mỏ sau khi thỏa thuận này hết hạn.
Ông Mizrouei cho biết “không có thỏa thuận về gia hạn cắt giảm sản lượng trong năm 2019 vào giai đoạn này”. Mizrouei cũng cho biết tổ chức phối hợp dầu mỏ chung năm ngoái đã bàn luận về việc giảm sản lượng của nước thành viên Venezuela và đề nghị trợ giúp kỹ thuật để giúp khôi phục sản lượng của nước Nam Mỹ này.
Sản lượng dầu mỏ của Venezuela giảm 13% trong năm 2017 xuống mức thấp nhất 28 năm khoảng 2,072 triệu thùng/ngày.
OPEC tin tưởng Venezuela sẽ có thể khôi phục lại sản lượng của mình.
Mỹ, Canada và Mexico gần đây đã thành lập một nhóm làm việc để giải quyết tác động tiềm tàng đối với các quốc gia Caribbean về việc hạn chế nhập khẩu dầu thô Venezuela của Mỹ. Các nước Caribbean nhận được trợ cấp nhiên liệu và kiếm được thu nhập từ lưu trữ dầu thô và các cơ sở vận chuyển được sử dụng bởi công ty dầu nhà nước PDVSA của Venezuela.
Nguồn: VITIC/Reuters
Relate Threads