Chán dầu mỏ, cướp biển Tây Phi chuyển sang bắt cóc tống tiền thủy thủ

Connect Unlimited

Administrator
Thành viên BQT
Không còn thực hiện nhiều phi vụ cướp dầu như trước, băng nhóm cướp biển Tây Phi đang dần chuyển sang bắt cóc thủy thủ và đòi tiền chuộc nhiều hơn.

Băng nhóm cướp biển ở khu vực Tây Phi đang chuyển sang bắt cóc thủy thủ và đòi tiền chuộc nhiều hơn là thực hiện các phi vụ cướp dầu mỏ như trước. Lý do vì giá dầu giảm, khó bán và ít lợi nhuận hơn – các nhà chức trách ngành hàng hải cho hay.

Các cuộc tấn công ở vịnh Guinea, phía tây nam châu Phi – một nguồn cung quan trọng về dầu mỏ, cacao và kim loại cho thị trường thế giới, đã không còn diễn ra thường xuyên - theo một báo có thường niên từ tổ chức chống cướp biển (OBP), một tổ chức được hỗ trợ bởi công nghiệp hàng hải.

B29A61EE-A01E-43F6-A2C6-2ED54CBCAC95_mw1024_s_n.jpg

“Chúng đã chuyển hướng một cách nhanh chóng, đó là thực hiện bắt cóc thủy thủ và đòi tiền chuộc lên tới khoảng 400 nghìn USD”, Matthew Walje của OBP cho hay.

Ông cũng đề cập tới trong một báo cáo của Reuters tại London rằng “thay vì phải mất đến vài ngày để thực hiện hành vi tội phạm, bây giờ bọn cướp biển chỉ tốn có vài giờ để làm điều đó”.

OBP cho biết bạo lực đã gia tăng, bao gồm cả các vụ xử tử giả. Vào năm ngoái, các tên cướp biển ở đây đã giết 23 người. “Nhiều người đang bị đe dọa dưới tay cướp biển. Chỉ trong vài năm trở lại đây, không nơi nào có số người bị giết nhiều như Tây Ấn Độ Dương, mà chủ yếu là cướp biển vùng Somali), Giles Noakes – Giám đốc an ninh hàng hải thuộc Hiệp hội vận tải biển quốc tế (BIMCO) trả lời báo cáo. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh việc “đặc biệt quan tâm với vấn đề này”.

Tháng trước, Nigeria và Cộng hòa Guinea Xích đạo đã bắt tay hợp tác để tiến hành tuần tra an ninh lẫn nhau. Các nhà phân tích nhận định hải tặc bắt nguồn từ quân đội Nigeria, như là phong trào giải phóng nô lệ của đồng bằng sông Niger. Ngoài ra, một vấn đề dễ nhận thấy nhất ở đây là sự rạn nứt của các băng nhóm khác nhau hoạt động ở Tây Phi.

OBP ước tính chi phí thiệt hai do cướp biển và cướp có vũ trang gây ra ở Vịnh Guinea vào năm 2015 là 719.6 triệu USD, chiếm 61% sản lượng công nghiệp, năm 2014 là 983 triệu USD, chiếm 47% sản lượng ngành hàng hải.

Mỹ Linh - http://vietq.vn/(theo Reuters)
 

Việc làm nổi bật

Top