Xu hướng phát triển ổn định trong thời gian dài của các nền kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng.
Nắm bắt được xu thế đó, các nhà sản xuất dầu mỏ trên thế giới đã tích cực thâm nhập, đầu tư cung cấp dầu mỏ cho thị trường này. Báo “Bưu điện Jakarta” số ra mới đây có đăng bài phân tích của chuyên gia kinh tế Eesha Muneeb về vấn đề này.
Trong quý I/2017, thị trường dầu mỏ thế giới có những biến chuyển mạnh liên quan đến các chính sách cũng như tác động của tình hình thế giới, đặc biệt là khu vực Trung Đông.
Trong tháng 1 và tháng 2/2017, giá dầu thô biến động trong biên độ hẹp với giá dầu Brent dao động trong khoảng 53- 57 USD/thùng, còn dầu thô ngọt nhẹ tại thị trường New York duy trì mức giá trong khoảng 50-54 USD/thùng.
Tại cuộc họp của ủy ban giám sát chung diễn ra ở Kuwait ngày 26/3, các nhà sản xuất trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã nhất trí tiếp tục theo dõi nguyên tắc cung - cầu và sẽ xem xét khả năng gia hạn 6 tháng đối với thỏa thuận cắt giảm sản lượng nhằm bình ổn giá dầu trên thị trường thế giới.
Thỏa thuận này sẽ chính thức được đưa ra bàn thảo tại cuộc họp cấp Bộ tiếp theo của OPEC tại Vienna, Áo.
Một số thành viên ủy ban đã lên tiếng ủng hộ việc gia hạn chính sách cắt giảm sản lượng, nhưng không để thị trường quá biến động và có vẻ như chính sách này sẽ tiếp tục được thực hiện trong thời gian tới. Câu hỏi được đặt ra lúc này là ai sẽ phải chịu gánh nặng và ủy ban sẽ thi hành nó như thế nào?
Theo một cuộc khảo sát của công ty S&P Global Platts, cho đến nay Saudi Arabia là quốc gia dẫn đầu chính sách này với việc cắt giảm sản lượng trong tháng 1/2007 xuống còn 9,98 triệu thùng/ngày, từ mức 10,42 triệu thùng/ngày trong tháng 12/2016, giảm 440.000 thùng/ngày.
Theo giới quan sát, tổng sản lượng của các thành viên OPEC đã giảm 690.000 thùng/ngày trong khoảng thời gian từ tháng 12/2016 đến tháng 1/2017.
Trong thời gian này, sản lượng khai thác dầu đá phiến của Mỹ dường như đang phục hồi mạnh trở lại mà không bị cản trở bởi biến động giá dầu thô.
Ngành công nghiệp này của Mỹ đã tận dụng việc giá dầu sụt giảm trong giai đoạn 2014-2015 để cải tổ, đưa các thiết bị, công nghệ mới hiện đại hơn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của họ với tính toán sẽ có sự tăng tốc ngoạn mục khi giá dầu dự kiến tăng cao vào năm 2018.
Có một thực tế nữa là các nhà sản xuất dầu mỏ hiện nay cũng đang tích cực cải thiện về công nghệ khai thác với sản lượng cao hơn. Do đó, dù giá thành hiện nay có hơi thấp nhưng họ vẫn có thể duy trì mức hòa vốn hoặc có chút lãi để duy trì hoạt động. Tùy thuộc vào năng suất từ các giếng dầu, mức giá hoà vốn hiện tại dao động trong khoảng 30 – 40 USD/thùng.
Ngành sản xuất dầu mỏ của Mỹ vẫn là một đối thủ mạnh mẽ, đi đầu trong việc cung cấp dầu mỏ toàn cầu. Cuộc cạnh tranh với OPEC về thị phần vẫn sẽ tiếp tục diễn ra khốc liệt trong thời gian tới, trong đó châu Á đã trở thành một khu vực có ý nghĩa then chốt mà các nhà sản xuất dầu mỏ đang hướng tới.
Với nhu cầu cắt giảm sản lượng do phải tiến hành bảo dưỡng theo mùa, ước tính trong nửa đầu năm 2017 sẽ có hơn 3 triệu thùng/ngày bị cắt giảm trong tổng số 32 triệu thùng/ngày ở khu vực châu Á.
Các khách hàng lớn nhất ở khu vực này như Trung Quốc, Hàn Quốc đã mua dầu thô từ các thị trường ở xa như Mỹ, Brazil, Mexico, Tây Phi và Biển Bắc.
Hai công ty dầu mỏ của Trung Quốc đã mua 5 triệu thùng dầu thô ngọt từ Brazil để vận chuyển vào tháng Ba, theo một nguồn thông tin trực tiếp về các hợp đồng này. Tương tự như vậy, các quốc gia Đông Nam Á cũng đã mua một lượng dầu lớn của tập đoàn Eagle Ford (Mỹ) và sẽ bắt đầu giao hàng từ tháng 5 đến tháng 6 năm nay.
Tập đoàn PTT của Thái Lan đã đặt mua khoảng 400.000 thùng dầu thô từ một nhà cung cấp của phương Tây và sẽ nhận hàng vào cuối quý II/2017.
Ngoài ra, các nguồn tin thương mại cho biết một nhà máy tinh chế của Hàn Quốc và một công ty Nhật Bản có thể mua tổng cộng từ 2-3 triệu thùng dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ và cũng sẽ bắt đầu giao hàng vào cuối quý II năm nay.
Có tới 7 tập đoàn khai thác dầu mỏ Biển Bắc được cho là cũng sẽ bắt đầu các hoạt động kinh doanh ở châu Á, bắt đầu từ tháng 4/2017, mặc dù không phải tất cả các hợp đồng đã được xác nhận.
Điều này sẽ khiến cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với các tập đoàn dầu mỏ hàng đầu thế giới trước nhu cầu ngày càng tăng cao phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực này.
Nắm bắt được xu thế đó, các nhà sản xuất dầu mỏ trên thế giới đã tích cực thâm nhập, đầu tư cung cấp dầu mỏ cho thị trường này. Báo “Bưu điện Jakarta” số ra mới đây có đăng bài phân tích của chuyên gia kinh tế Eesha Muneeb về vấn đề này.
Trong quý I/2017, thị trường dầu mỏ thế giới có những biến chuyển mạnh liên quan đến các chính sách cũng như tác động của tình hình thế giới, đặc biệt là khu vực Trung Đông.
Tại cuộc họp của ủy ban giám sát chung diễn ra ở Kuwait ngày 26/3, các nhà sản xuất trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã nhất trí tiếp tục theo dõi nguyên tắc cung - cầu và sẽ xem xét khả năng gia hạn 6 tháng đối với thỏa thuận cắt giảm sản lượng nhằm bình ổn giá dầu trên thị trường thế giới.
Thỏa thuận này sẽ chính thức được đưa ra bàn thảo tại cuộc họp cấp Bộ tiếp theo của OPEC tại Vienna, Áo.
Một số thành viên ủy ban đã lên tiếng ủng hộ việc gia hạn chính sách cắt giảm sản lượng, nhưng không để thị trường quá biến động và có vẻ như chính sách này sẽ tiếp tục được thực hiện trong thời gian tới. Câu hỏi được đặt ra lúc này là ai sẽ phải chịu gánh nặng và ủy ban sẽ thi hành nó như thế nào?
Theo một cuộc khảo sát của công ty S&P Global Platts, cho đến nay Saudi Arabia là quốc gia dẫn đầu chính sách này với việc cắt giảm sản lượng trong tháng 1/2007 xuống còn 9,98 triệu thùng/ngày, từ mức 10,42 triệu thùng/ngày trong tháng 12/2016, giảm 440.000 thùng/ngày.
Theo giới quan sát, tổng sản lượng của các thành viên OPEC đã giảm 690.000 thùng/ngày trong khoảng thời gian từ tháng 12/2016 đến tháng 1/2017.
Trong thời gian này, sản lượng khai thác dầu đá phiến của Mỹ dường như đang phục hồi mạnh trở lại mà không bị cản trở bởi biến động giá dầu thô.
Ngành công nghiệp này của Mỹ đã tận dụng việc giá dầu sụt giảm trong giai đoạn 2014-2015 để cải tổ, đưa các thiết bị, công nghệ mới hiện đại hơn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của họ với tính toán sẽ có sự tăng tốc ngoạn mục khi giá dầu dự kiến tăng cao vào năm 2018.
Có một thực tế nữa là các nhà sản xuất dầu mỏ hiện nay cũng đang tích cực cải thiện về công nghệ khai thác với sản lượng cao hơn. Do đó, dù giá thành hiện nay có hơi thấp nhưng họ vẫn có thể duy trì mức hòa vốn hoặc có chút lãi để duy trì hoạt động. Tùy thuộc vào năng suất từ các giếng dầu, mức giá hoà vốn hiện tại dao động trong khoảng 30 – 40 USD/thùng.
Ngành sản xuất dầu mỏ của Mỹ vẫn là một đối thủ mạnh mẽ, đi đầu trong việc cung cấp dầu mỏ toàn cầu. Cuộc cạnh tranh với OPEC về thị phần vẫn sẽ tiếp tục diễn ra khốc liệt trong thời gian tới, trong đó châu Á đã trở thành một khu vực có ý nghĩa then chốt mà các nhà sản xuất dầu mỏ đang hướng tới.
Với nhu cầu cắt giảm sản lượng do phải tiến hành bảo dưỡng theo mùa, ước tính trong nửa đầu năm 2017 sẽ có hơn 3 triệu thùng/ngày bị cắt giảm trong tổng số 32 triệu thùng/ngày ở khu vực châu Á.
Các khách hàng lớn nhất ở khu vực này như Trung Quốc, Hàn Quốc đã mua dầu thô từ các thị trường ở xa như Mỹ, Brazil, Mexico, Tây Phi và Biển Bắc.
Hai công ty dầu mỏ của Trung Quốc đã mua 5 triệu thùng dầu thô ngọt từ Brazil để vận chuyển vào tháng Ba, theo một nguồn thông tin trực tiếp về các hợp đồng này. Tương tự như vậy, các quốc gia Đông Nam Á cũng đã mua một lượng dầu lớn của tập đoàn Eagle Ford (Mỹ) và sẽ bắt đầu giao hàng từ tháng 5 đến tháng 6 năm nay.
Tập đoàn PTT của Thái Lan đã đặt mua khoảng 400.000 thùng dầu thô từ một nhà cung cấp của phương Tây và sẽ nhận hàng vào cuối quý II/2017.
Ngoài ra, các nguồn tin thương mại cho biết một nhà máy tinh chế của Hàn Quốc và một công ty Nhật Bản có thể mua tổng cộng từ 2-3 triệu thùng dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ và cũng sẽ bắt đầu giao hàng vào cuối quý II năm nay.
Có tới 7 tập đoàn khai thác dầu mỏ Biển Bắc được cho là cũng sẽ bắt đầu các hoạt động kinh doanh ở châu Á, bắt đầu từ tháng 4/2017, mặc dù không phải tất cả các hợp đồng đã được xác nhận.
Điều này sẽ khiến cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với các tập đoàn dầu mỏ hàng đầu thế giới trước nhu cầu ngày càng tăng cao phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực này.
TTXVN
Relate Threads