Châu Âu bị chỉ trích bán nhiên liệu bẩn cho châu Phi

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Nhiều công ty châu Âu đang bị chỉ trích vì bán sang châu Phi loại dầu diesel có hàm lượng chất độc hại ở mức cao, có thể gây bệnh tim, ung thư phổi…

Nhóm vận động Public Eye (Con mắt công cộng) nói rằng, nhiều công ty, nhà bán lẻ xăng dầu châu Âu, đặc biệt là ở Thụy Sĩ, đang lợi dụng tiêu chuẩn thấp của châu Phi. Public Eye liệt kê một số công ty hiện là cổ đông của nhiều nhà bán lẻ nhiên liệu, trong đó có Vitol, Trafigura, Addax & Oryx, Lynx Energy…

Tuy nhiên, 3 trong số các công ty bị nêu tên này nói rằng, họ đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường mà họ xuất khẩu diesel sang và họ không hứng thú với việc giữ mức lưu huỳnh (sulphur) trong diesel cao hơn mức cần thiết.

Dù hàm lượng lưu huỳnh vẫn ở giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn của các nước châu Phi (nhưng ở mức bất hợp pháp tại châu Âu), lưu huỳnh trong khí thải từ dầu diesel có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản…, các chuyên gia y tế nhận định.

Hiện nay, một số nước châu Phi vẫn cho phép dầu diesel có hàm lượng lưu huỳnh cao hơn 2.000 phần triệu (ppm), thậm chí một số quốc gia còn cho phép mức hơn 5.000 ppm. Trong khi đó, tiêu chuẩn châu Âu là dưới 10 ppm.

Ông Rob De Jong đến từ Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) nói rằng, một số nhà lập chính sách nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của hàm lượng lưu huỳnh. Trong một thời gian dài, nhiều nước châu Phi dựa trên các tiêu chuẩn thời kỳ thuộc địa. Những năm gần đây, các tiêu chuẩn thấp như vậy mới được chỉnh sửa.

nhien_lieu_PQOR.jpg

Một vấn đề khác là ở những nước có nhà máy lọc dầu, vì lý do kỹ thuật, họ không thể giảm hàm lượng lưu huỳnh xuống mức được chấp nhận ở châu Âu. Điều này có nghĩa rằng, hàm lượng cho phép được giữ ở mức thấp để các nhà máy lọc dầu có thể hoạt động.

Ngoài ra, một số chính phủ lo ngại rằng, dầu diesel sạch hơn sẽ đắt hơn, dẫn tới cước vận tải tăng. Tuy nhiên, ông Rob De Jong cho rằng, sự khác biệt này rất nhỏ; biến động giá dầu thô có tác động lớn hơn nhiều đối với giá dầu diesel.

Gây ô nhiễm môi trường, tàn phá sức khỏe con người

Các hạt lưu huỳnh do động cơ diesel thải ra được coi là nhân tố chính gây ô nhiễm không khí – một trong các nguy cơ sức khỏe toàn cầu hàng đầu theo xếp loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Ô nhiễm không khí có liên quan tới bệnh tim, ung thư phổi và các vấn đề về hô hấp. WHO nói rằng, ô nhiễm không khí đặc biệt nghiêm trọng ở các nước thu nhập trung bình và thấp. Giảm hàm lượng lưu huỳnh trong dầu diesel sẽ giảm các nguy cơ mà ô nhiễm không khí gây ra.

UNEP đang đi đầu trong việc thuyết phục chính phủ các nước siết chặt quản lý liên quan hàm lượng lưu huỳnh và nỗ lực của họ đã và đang được đền đáp. Năm 2015, Cộng đồng Đông Phi ra quy định mới áp dụng với Kenya, Uganda, Rwanda, Burundi và Tanzania, theo đó, dầu diesel không được có hàm lượng lưu huỳnh cao hơn 50ppm.

Theo BBC​
 

Việc làm nổi bật

Top