Châu Âu giá rét kỷ lục, ngóng trông dầu khí Nga

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Giá rét ở châu Âu đã trở thành thảm kịch chết người, còn Moscow thì bán được mức kỷ lục về dầu khí trong lúc người mua cấm vận mình.

rome-snow.jpg

Tuyết rơi liên tục và nhiệt độ giảm sâu ở khắp châu Âu trong những ngày qua đã khiến ít nhất 40 người thiệt mạng, đa số là người vô gia cư và người di cư. Nhiệt độ có lúc xuống dưới -26 độ C khiến mặt nước đóng băng ở biển Adriatic, sông Danube và nhiều sông hồ khác tại châu Âu.

Ba Lan là quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh nhất khi chỉ trong 3 ngày cuối tuần qua đã có tới 20 người chết do giá rét, hầu hết là do thân nhiệt giảm đột ngột, bị ngạt thở do hệ thống lò sưởi hư hỏng. Nhiệt độ nhiều vùng tại nước này thậm chí còn xuống mức dưới -20 độ C.

Trong khi đó, tại Cộng hòa Séc, đợt giá rét này đã làm ít nhất 6 người chết từ cuối tuần qua, phần lớn là những người vô gia cư. Tại các nước vùng Balkan, nhiệt độ cuối tuần qua đã giảm xuống -28 độ C ở Macedonia.

Tại Ý, 8 người đã chết do giá rét. Nhiều nơi ở miền nam nước Ý tuyết đóng thành lớp dày 1 m. Nhà chức trách phải cho đóng cửa trường học đến hết ngày 9/1, theo hãng tin địa phương Ansa. Các đài phun nước ở quảng trường St.Peter tại thủ đô Rome đều bị đóng băng.

Tuyết rơi dày đặc và gió mạnh gây tê liệt hệ thống giao thông đường bộ và hàng không khi có hàng chục chuyến bay bị hủy hoặc hoãn. Hàng loạt tuyến đường sắt ở nước này cũng phải ngưng hoạt động vì tuyết rơi dày.

Khó khăn nhất vẫn là đối với những người nhập cư từ Trung Đông tới "miền đất hứa" này. Theo Tổ chức Bác sĩ không biên giới, khoảng 1.500 người di cư từ châu Á và Trung Đông đã phải tìm chỗ trú trong các nhà kho bỏ hoang ở Serbia để chống chọi với thời tiết giá rét và nhiệt độ có khi xuống tới -15 độ C vào ban đêm.

Mùa đông năm 2016- 2017 được nhà khí tượng học người Đức Dominik Jung cho rằng, đây là thời điểm châu Âu rơi vào tình trạng lạnh nhất trong 100 năm qua.

chau-au-gia-ret-ky-luc-ngong-trong-dau-khi-nga_1178865.jpg

Hơn 1/4 nhu cầu khí đốt của châu Âu phụ thuộc vào Nga.
Theo phán đoán của ông Jung, nhiệt độ thấp nhất sẽ rơi vào tháng 1 và tháng 2. Việc băng tan vào tháng 3 sẽ không xảy ra như mọi năm mà phải đến tháng 4, châu Âu mới có thể đón được ánh nắng ấm áp của mặt trời.

Giá rét kéo dài trong khi lượng khí đốt không đủ cung cấp cho các hệ thống lò sưởi thực sự sẽ là mối lo ngại kéo dài của người châu Âu.

Với tình hình này, thật khó để người phương Tây thực hiện mục tiêu cấm vận hay trừng phạt kinh tế Nga khi khu vực này phụ thuộc vào dòng chảy dầu khí từ Nga quá cảnh qua Ukraine, Ba Lan.

Dầu khí Nga thành ánh hào quang của châu Âu

Bên cạnh việc lo trừng phạt kinh tế Nga sao cho kiệt quệ, phương Tây vừa qua đã mua khí đốt của Nga với giá kỷ lục.

Ngày 28/12, số liệu của Tập đoàn dầu khí Gazprom (Nga) công bố cho biết thị phần khí đốt của Gazprom tại thị trường EU tăng liên tục trong thời gian qua.

Nga đã đáp ứng tới hơn 30% nhu cầu tiêu thụ khí đốt của "Lục địa Già," một mức cao kỷ lục với nước này.

Tập đoàn dầu khí khổng lồ của Nga cũng cho biết vào năm 2015, thị phần của hãng tại thị trường EU cũng đạt con số kỷ lục với 31%. Do chủ động về giá, các hợp đồng cung cấp khí đốt của Gazprom luôn có giá cả hấp dẫn hơn các công ty khác.

Mùa đông năm nay, Gazprom đã nổi lên là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên duy nhất có khả năng đảm bảo đáp ứng một cách chắc chắc và ổn định đối với nhu cầu phát sinh từ các khách hàng châu Âu.

Tuy nhiên, một hệ quả khác sau vụ cấm vận kinh tế mà châu Âu áp đặt lên Nga, đó là việc Ba Lan và Ukraine cổ súy cho việc cấm vận giờ đây đang gánh chịu những thiệt hại nặng nề từ việc không đủ lượng khí đốt dùng trong mùa đông.

Thêm nữa, khi hợp đồng quá cảnh dầu khí của Nga với Ba Lan, Ukraine kết thúc vào năm 2019, đồng thời đường ống dầu khí "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" của Nga tới Biển Đen và sang châu Âu được hoàn thành, châu Âu vẫn sống tốt mà sẽ không cần tới Ukraine, Ba Lan nữa.

Nga từ lâu nay đã trở thành nguồn cung chính của các hệ thống lò sưởi khắp châu Âu. Bên cạnh các trừng phạt kinh tế mà Nga đáp trả lại từ phương Tây là cấm nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp từ phương Tây, Nga có nhiều cách để châu Âu phải nếm trái đắng.

Cũng phải kể thêm, không những châu Âu mà ngay cả Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia gần đây có nhiều mối quan hệ xích lại gần nhau với Nga cũng đang đối mặt với mùa đông lạnh giá này càng thêm hiểu được giá trị và uy quyền thực sự của ông chủ dầu khí thế giới.

Đông Phong - Báo Đất Việt​
 

Việc làm nổi bật

Top