Theo Tổng cục Hải quan, hiện đang có sự chênh lệch số liệu giữa tài liệu do Hải quan Malaysia cung cấp với tài liệu do đơn vị vận hành phía Việt Nam là Tổng công ty Thăm dò và khai thác khí (PVEP) cung cấp tại lô khí PM3 - CAA.
Nguồn tin của Dân trí cho biết, Tổng cục Hải quan vừa đề nghị Cục Hải quan thành phố Hà Nội chủ động thuê công ty tư vấn, kiểm toán kiểm tra, đối chiếu các chứng từ do phía Hải quan Malaysia cung cấp với số liệu, chứng từ nộp tiền của Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP) để làm rõ các thông tin liên quan đến việc phân chia số tiền thuế xuất khẩu lô dầu khí PM3-CAA giữa Việt Nam và Malaysia.
Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu làm rõ nội dung các thông tin như: sản lượng, giá trị của lô dầu, trong đó phần sản lượng Việt Nam được phân chia, cơ sở phân chia, số tiền phân chia, ngày chuyển tiền có phù hợp với thông tin nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước của PVEP hay không? Trên cơ sở đó tiếp tục tìm phương án giải quyết dứt điểm những vướng mắc phát sinh.
Theo Tổng cục Hải quan, hiện đang có sự chênh lệch số liệu giữa tài liệu do Hải quan Malaysia cung cấp với tài liệu do PVEP cung cấp. Lý do giải trình các khoản chênh lệch đơn phương do PVEP đưa ra, không có tài liệu đối chiếu.
Mặt khác, trong bảng tổng hợp nộp ngân sách Nhà nước thuế xuất khẩu lô khí PM3 - CAA, một số lô có ngày nộp ngân sách Nhà nước phát sinh trước ngày PVEP nhận được tiền. Tuy nhiên, theo PVEP giải trình: sau khi nhận tiền từ 3 - 15 ngày kể từ ngày nhận được tiền, công ty sẽ tiến hành kiểm tra các thông tin trong tài khoản trước khi nộp tiền vào ngân sách Nhà nước. Về nội dung này, Tổng cục Hải quan đề nghị Cục Hải quan thành phố Hà Nội tiếp tục làm việc với PVEP làm rõ.
Dự án PM-3 trải dài trên khu chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia, trong đó Công ty Talisman (Malaysia) hiện có 33% cổ phần. Các đối tác khác của Talisman là Petro Vietnam và Petronas Carigali (Malaysia). Mỗi năm, lợi nhuận từ hoạt động vận chuyển khí PM3 – Cà Mau đạt từ 400 đến 600 tỷ đồng. Nộp ngân sách cho tỉnh Cà Mau đến nay đạt gần 6.000 tỷ đồng.
Đường ống dẫn khí PM3 - Cà Mau được đầu tư ban đầu với công suất 5,47 triệu m3 khí/ngày, tương đương 2 tỷ m3/năm với tổng mức đầu tư gần 300 triệu USD. Dự án sau khi hoàn thành được giao cho Công ty Khí Cà Mau, trực thuộc Tổng Công ty Khí Việt Nam quản lý và vận hành. Hiện nay, sau nhiều cải tiến thêm về công nghệ, công suất toàn hệ thống vận chuyển khí đã tăng lên 6,25 triệu m3 khí/ngày (bằng 114% so với ban đầu), cung cấp đủ khí cho 2 nhà máy điện có tổng công suất 1.500 MW.
Trước đó, cuối tháng 9/2003, dòng dầu đầu tiên thuộc Chương trình Phát triển mỏ giai đoạn 2 và 3 lô PM3-CAA tại khu vực chồng lấn Việt Nam - Malaysia đã được khai thác. Sáng ngày 7/2/2015 vừa qua, ngành dầu khí đã làm lễ chào mừng vận chuyển an toàn 10 tỷ m3 khí PM3 - CAA Cà Mau này.
Nguồn tin của Dân trí cho biết, Tổng cục Hải quan vừa đề nghị Cục Hải quan thành phố Hà Nội chủ động thuê công ty tư vấn, kiểm toán kiểm tra, đối chiếu các chứng từ do phía Hải quan Malaysia cung cấp với số liệu, chứng từ nộp tiền của Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP) để làm rõ các thông tin liên quan đến việc phân chia số tiền thuế xuất khẩu lô dầu khí PM3-CAA giữa Việt Nam và Malaysia.
Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu làm rõ nội dung các thông tin như: sản lượng, giá trị của lô dầu, trong đó phần sản lượng Việt Nam được phân chia, cơ sở phân chia, số tiền phân chia, ngày chuyển tiền có phù hợp với thông tin nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước của PVEP hay không? Trên cơ sở đó tiếp tục tìm phương án giải quyết dứt điểm những vướng mắc phát sinh.
Mặt khác, trong bảng tổng hợp nộp ngân sách Nhà nước thuế xuất khẩu lô khí PM3 - CAA, một số lô có ngày nộp ngân sách Nhà nước phát sinh trước ngày PVEP nhận được tiền. Tuy nhiên, theo PVEP giải trình: sau khi nhận tiền từ 3 - 15 ngày kể từ ngày nhận được tiền, công ty sẽ tiến hành kiểm tra các thông tin trong tài khoản trước khi nộp tiền vào ngân sách Nhà nước. Về nội dung này, Tổng cục Hải quan đề nghị Cục Hải quan thành phố Hà Nội tiếp tục làm việc với PVEP làm rõ.
Dự án PM-3 trải dài trên khu chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia, trong đó Công ty Talisman (Malaysia) hiện có 33% cổ phần. Các đối tác khác của Talisman là Petro Vietnam và Petronas Carigali (Malaysia). Mỗi năm, lợi nhuận từ hoạt động vận chuyển khí PM3 – Cà Mau đạt từ 400 đến 600 tỷ đồng. Nộp ngân sách cho tỉnh Cà Mau đến nay đạt gần 6.000 tỷ đồng.
Đường ống dẫn khí PM3 - Cà Mau được đầu tư ban đầu với công suất 5,47 triệu m3 khí/ngày, tương đương 2 tỷ m3/năm với tổng mức đầu tư gần 300 triệu USD. Dự án sau khi hoàn thành được giao cho Công ty Khí Cà Mau, trực thuộc Tổng Công ty Khí Việt Nam quản lý và vận hành. Hiện nay, sau nhiều cải tiến thêm về công nghệ, công suất toàn hệ thống vận chuyển khí đã tăng lên 6,25 triệu m3 khí/ngày (bằng 114% so với ban đầu), cung cấp đủ khí cho 2 nhà máy điện có tổng công suất 1.500 MW.
Trước đó, cuối tháng 9/2003, dòng dầu đầu tiên thuộc Chương trình Phát triển mỏ giai đoạn 2 và 3 lô PM3-CAA tại khu vực chồng lấn Việt Nam - Malaysia đã được khai thác. Sáng ngày 7/2/2015 vừa qua, ngành dầu khí đã làm lễ chào mừng vận chuyển an toàn 10 tỷ m3 khí PM3 - CAA Cà Mau này.
Phương Dung - Dân Trí
Relate Threads