Tập đoàn Chevron bán ba mỏ khí đốt ở Bangladesh, trị giá ước tính 2 tỷ USD, cho một tổ chức Trung Quốc do tập đoàn dầu mỏ và khí đốt của Mỹ này giảm các tài sản không cốt lõi trong năm nay.
Thỏa thuận này nếu hoàn thành sẽ đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc đầu tư lớn trong lĩnh vực năng lượng tại nước Nam Á này, nơi Bắc Kinh đang bơm hàng tỷ đô la Mỹ trong cuộc chạy đua ảnh hưởng với New Dilhi và Tokyo.
Các mỏ khí đốt này, chiếm hơn một nửa tổng sản lượng khí đốt ở Bangladesh, đang được bán cho công ty Himalaya Energy. Himalaya thuộc sở hữu bởi một công ty gồm công ty dầu quốc doanh ZhenHua Oil Trung Quốc và công ty đầu tư CNIC.
CNIC được thành lập ở Hong Kong trong năm 2012, là một nền tảng đầu tư của chính phủ tập trung vào việc hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài của các công ty Trung Quốc.
Reuters đã báo cáo trong tháng 2/2017 rằng ZhenHua Oil đã ký một thỏa thuận sơ bộ với Chevron để mua các mỏ khí tự nhiên ở Bangladesh.
Một phát ngôn viên của công ty trả lời Reuters bằng email ngày 24/4 rằng “thỏa thuận này để Chevron bán các công ty Bangladesh, nơi giữ lợi ích của chúng tôi tại Bangladesh”. “Giá trị của thỏa thuận không được tiết lộ và chúng tôi không có quyền chia sẻ chi tiết của thỏa thuận này”.
Một phát ngôn viên của ZhenHua đã khẳng định thỏa thuận này, bổ sung rằng việc kết thúc thỏa thuận sẽ phụ thuộc vào sự chấp thuận từ Bộ Thương mại Trung Quốc.
Chevron bán toàn bộ sản lượng của họ từ các mỏ ở Bangladesh - 16 triệu tấn tương đương dầu mỗi năm - cho công ty dầu nhà nước Petrobangla theo một hợp đồng chia sẻ sản lượng.
Chính phủ Bangladesh có quyền từ chối đầu tiên với bất kỳ thỏa thuận bán tài sản nào.
Bộ trưởng Điện và Năng lượng Bangladesh, Nasrul Hamid cho biết công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie vẫn đang đánh giá liệu thực hiện đấu thầu sẽ có lợi cho đất nước không. Ông Hamid trả lời Reuters “chúng tôi không thể thực hiện bất kỳ quyết định vội vã nào cho đến khi chúng tôi có bản báo cáo tư vấn”. “Chúng tôi tin tưởng rằng Chevron sẽ tôn trọng yêu cầu của chúng tôi”.
Phát ngôn viên của Chevron cho biết chính phủ Bangladesh là quan trọng với sự thành công của doanh nghiệp này trong tương lai, gồm cả việc chuyển sang chủ sở hữu mới.
Các mỏ khí đốt - Bibiyana, Jalalabad và Moulavi Bazar - có sản lượng ròng trung bình mỗi ngày là 720 triệu feet khối khí đốt và 3.000 thùng khí ngưng tụ, hay hydrocarbon lỏng sản xuất với khí đốt.
Chevron cho biết hồi tháng 10/2015 rằng họ có kế hoạch bán các tài sản trị giá khoảng 10 tỷ USD vào năm 2017, gồm các mỏ khí đốt ở Bangladesh và các dự án địa nhiệt tại Indonesia, Philippines, trong bối cảnh giá năng lượng sụt giảm kéo dài.
Thỏa thuận này nếu hoàn thành sẽ đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc đầu tư lớn trong lĩnh vực năng lượng tại nước Nam Á này, nơi Bắc Kinh đang bơm hàng tỷ đô la Mỹ trong cuộc chạy đua ảnh hưởng với New Dilhi và Tokyo.
Các mỏ khí đốt này, chiếm hơn một nửa tổng sản lượng khí đốt ở Bangladesh, đang được bán cho công ty Himalaya Energy. Himalaya thuộc sở hữu bởi một công ty gồm công ty dầu quốc doanh ZhenHua Oil Trung Quốc và công ty đầu tư CNIC.
CNIC được thành lập ở Hong Kong trong năm 2012, là một nền tảng đầu tư của chính phủ tập trung vào việc hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài của các công ty Trung Quốc.
Reuters đã báo cáo trong tháng 2/2017 rằng ZhenHua Oil đã ký một thỏa thuận sơ bộ với Chevron để mua các mỏ khí tự nhiên ở Bangladesh.
Một phát ngôn viên của công ty trả lời Reuters bằng email ngày 24/4 rằng “thỏa thuận này để Chevron bán các công ty Bangladesh, nơi giữ lợi ích của chúng tôi tại Bangladesh”. “Giá trị của thỏa thuận không được tiết lộ và chúng tôi không có quyền chia sẻ chi tiết của thỏa thuận này”.
Một phát ngôn viên của ZhenHua đã khẳng định thỏa thuận này, bổ sung rằng việc kết thúc thỏa thuận sẽ phụ thuộc vào sự chấp thuận từ Bộ Thương mại Trung Quốc.
Chevron bán toàn bộ sản lượng của họ từ các mỏ ở Bangladesh - 16 triệu tấn tương đương dầu mỗi năm - cho công ty dầu nhà nước Petrobangla theo một hợp đồng chia sẻ sản lượng.
Chính phủ Bangladesh có quyền từ chối đầu tiên với bất kỳ thỏa thuận bán tài sản nào.
Phát ngôn viên của Chevron cho biết chính phủ Bangladesh là quan trọng với sự thành công của doanh nghiệp này trong tương lai, gồm cả việc chuyển sang chủ sở hữu mới.
Các mỏ khí đốt - Bibiyana, Jalalabad và Moulavi Bazar - có sản lượng ròng trung bình mỗi ngày là 720 triệu feet khối khí đốt và 3.000 thùng khí ngưng tụ, hay hydrocarbon lỏng sản xuất với khí đốt.
Chevron cho biết hồi tháng 10/2015 rằng họ có kế hoạch bán các tài sản trị giá khoảng 10 tỷ USD vào năm 2017, gồm các mỏ khí đốt ở Bangladesh và các dự án địa nhiệt tại Indonesia, Philippines, trong bối cảnh giá năng lượng sụt giảm kéo dài.
Nguồn: VITIC/Reuters
Relate Threads