Trong nỗ lực chuyển hướng nền kinh tế nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ, Arập Xêút vừa tiến hành một cuộc cải tổ nội các mạnh tay, thay thế những vị trí chủ chốt, trong đó có Bộ trưởng Dầu mỏ.
Trong lần cải tổ này, Quốc vương Salman đã chỉ định một số bộ trưởng mới, đồng thời tái cơ cấu các bộ phụ trách những lĩnh vực mà chính phủ đã cam kết thay đổi. Đáng chú ý trong đợt cải tổ lần này là việc thành lập Bộ Năng lượng, Công nghiệp và Tài nguyên thiên nhiên dưới sự điều hành của Bộ trưởng Khaled al-Falih, người trước đó giữ chức Bộ trưởng Y tế. Ông Falih sẽ thay thế ông Ali al-Nalitsi đã bị cách chức sau khi nắm vị trí Bộ trưởng điều hành chính sách dầu mỏ của Arập Xêút từ năm 1995.
Arập Xêút sở hữu 260,1 tỷ thùng dầu, chiếm tới 24% tổng lượng dự trữ dầu mỏ đã được phát hiện của thế giới. Đây là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới và đóng vai trò quyết định trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Không những thế, trái ngược với hầu hết các nước sản xuất dầu khác, nguồn dầu dự trữ của Arập Xêút liên tục tăng thêm khi các giếng dầu mới không ngừng được phát hiện.
Chính vì thế mà biết bao nhiêu giấc mơ của Arập Xêút đã thành hiện thực nhờ vào sức mạnh của dầu mỏ. Hiện nay, khai thác, sản xuất dầu mỏ chiếm vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế của Arập Xêút. Ngành này đóng góp tới 75% thu ngân sách, 45% GDP, 90% thu nhập từ xuất khẩu, giúp Arập Xêút trở thành nền kinh tế lớn thứ 19 thế giới.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi trong 2 năm qua, khi giá dầu thô trên thế giới giảm mạnh từ hơn 100 USD/thùng vào đầu năm 2014 xuống khoảng 40 USD/thùng trong tháng trước. Thu nhập bình quân đầu người của Arập Xêút vì thế mà tụt giảm thê thảm. Từ chủ nợ, Arập Xêút đang phải lên kế hoạch vay 10 tỷ USD của các ngân hàng nước ngoài gồm Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc, nhằm giúp bù đắp phần thiếu hụt vốn nhà nước do thu nhập giảm vì giá dầu lao dốc. Đây sẽ là khoản nợ quốc gia đầu tiên của Arập Xêút trong vòng 15 năm qua.
Arập Xêút cũng phải áp dụng biện pháp chưa từng có tiền lệ là tăng giá bán lẻ nhiên liệu thêm 80% trong tháng 12-2015, cắt trợ cấp dành cho ngành điện lực, nước cũng như các dịch vụ khác. Bên cạnh đó, nước này còn hoãn triển khai một số dự án lớn, cân nhắc kế hoạch tư nhân hóa và tăng thuế. Arập Xêút cũng sẽ nới lỏng quy định, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài có tài sản quản lý trị giá ít nhất 3,75 tỷ riyal (tương đương 1 tỷ USD) có thể đầu tư vào thị trường chứng khoán nước này nhằm đa dạng hóa nền kinh tế.
Trong tương lai, lối thoát mà Arập Xêút đưa ra là kế hoạch “Tầm nhìn Kinh tế 2030”, giấc mơ cho giai đoạn hậu kỷ nguyên dầu mỏ với trọng tâm tập trung vào các cải cách kinh doanh và đầu tư. Một phần của kế hoạch này là việc tư nhân hóa các khối tài sản trị giá khoảng 400 tỷ USD với mục đích thu hút sự tham gia của các công ty nhằm thúc đẩy nền kinh tế và tạo thêm hàng triệu việc làm. Tầm nhìn Kinh tế 2030 cũng sẽ giúp tiết kiệm 300 tỷ USD trong 4 năm sau đó và doanh thu từ các hoạt động phi dầu mỏ dự kiến sẽ tăng gấp 6 lần từ 43,5 tỷ USD lên 267 tỷ USD.
Arập Xêút cũng đề ra mục tiêu tăng đóng góp của lĩnh vực tư nhân vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), từ 40% lên 60% vào năm 2030. Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động sẽ tăng từ 22% lên 30% và giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 11,6% xuống 7%. Đây là kế hoạch đầy tham vọng, không chỉ giúp Arập Xêút thoát khỏi khó khăn do giá dầu mỏ sút giảm, mà còn biến nước này thành nền kinh tế thứ 15 trên thế giới, tăng 4 bậc so với hiện nay. Nhưng liệu những giấc mơ này có thành hiện thực khi sức mạnh dầu mỏ không còn?
Trong lần cải tổ này, Quốc vương Salman đã chỉ định một số bộ trưởng mới, đồng thời tái cơ cấu các bộ phụ trách những lĩnh vực mà chính phủ đã cam kết thay đổi. Đáng chú ý trong đợt cải tổ lần này là việc thành lập Bộ Năng lượng, Công nghiệp và Tài nguyên thiên nhiên dưới sự điều hành của Bộ trưởng Khaled al-Falih, người trước đó giữ chức Bộ trưởng Y tế. Ông Falih sẽ thay thế ông Ali al-Nalitsi đã bị cách chức sau khi nắm vị trí Bộ trưởng điều hành chính sách dầu mỏ của Arập Xêút từ năm 1995.
Chính vì thế mà biết bao nhiêu giấc mơ của Arập Xêút đã thành hiện thực nhờ vào sức mạnh của dầu mỏ. Hiện nay, khai thác, sản xuất dầu mỏ chiếm vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế của Arập Xêút. Ngành này đóng góp tới 75% thu ngân sách, 45% GDP, 90% thu nhập từ xuất khẩu, giúp Arập Xêút trở thành nền kinh tế lớn thứ 19 thế giới.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi trong 2 năm qua, khi giá dầu thô trên thế giới giảm mạnh từ hơn 100 USD/thùng vào đầu năm 2014 xuống khoảng 40 USD/thùng trong tháng trước. Thu nhập bình quân đầu người của Arập Xêút vì thế mà tụt giảm thê thảm. Từ chủ nợ, Arập Xêút đang phải lên kế hoạch vay 10 tỷ USD của các ngân hàng nước ngoài gồm Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc, nhằm giúp bù đắp phần thiếu hụt vốn nhà nước do thu nhập giảm vì giá dầu lao dốc. Đây sẽ là khoản nợ quốc gia đầu tiên của Arập Xêút trong vòng 15 năm qua.
Arập Xêút cũng phải áp dụng biện pháp chưa từng có tiền lệ là tăng giá bán lẻ nhiên liệu thêm 80% trong tháng 12-2015, cắt trợ cấp dành cho ngành điện lực, nước cũng như các dịch vụ khác. Bên cạnh đó, nước này còn hoãn triển khai một số dự án lớn, cân nhắc kế hoạch tư nhân hóa và tăng thuế. Arập Xêút cũng sẽ nới lỏng quy định, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài có tài sản quản lý trị giá ít nhất 3,75 tỷ riyal (tương đương 1 tỷ USD) có thể đầu tư vào thị trường chứng khoán nước này nhằm đa dạng hóa nền kinh tế.
Trong tương lai, lối thoát mà Arập Xêút đưa ra là kế hoạch “Tầm nhìn Kinh tế 2030”, giấc mơ cho giai đoạn hậu kỷ nguyên dầu mỏ với trọng tâm tập trung vào các cải cách kinh doanh và đầu tư. Một phần của kế hoạch này là việc tư nhân hóa các khối tài sản trị giá khoảng 400 tỷ USD với mục đích thu hút sự tham gia của các công ty nhằm thúc đẩy nền kinh tế và tạo thêm hàng triệu việc làm. Tầm nhìn Kinh tế 2030 cũng sẽ giúp tiết kiệm 300 tỷ USD trong 4 năm sau đó và doanh thu từ các hoạt động phi dầu mỏ dự kiến sẽ tăng gấp 6 lần từ 43,5 tỷ USD lên 267 tỷ USD.
Arập Xêút cũng đề ra mục tiêu tăng đóng góp của lĩnh vực tư nhân vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), từ 40% lên 60% vào năm 2030. Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động sẽ tăng từ 22% lên 30% và giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 11,6% xuống 7%. Đây là kế hoạch đầy tham vọng, không chỉ giúp Arập Xêút thoát khỏi khó khăn do giá dầu mỏ sút giảm, mà còn biến nước này thành nền kinh tế thứ 15 trên thế giới, tăng 4 bậc so với hiện nay. Nhưng liệu những giấc mơ này có thành hiện thực khi sức mạnh dầu mỏ không còn?
Theo: An ninh Thủ Đô
Relate Threads