Chiến thắng Saudi Arabia, Mỹ trở thành siêu cường năng lượng thế giới như thế nào?

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Một trật tự mới trong thế giới năng lượng chuẩn bị được thiết lập. Sự chuyển mình này có thể tốt cho nước Mỹ nhưng không chắc đã tốt cho thế giới chúng ta.

daumygetty_movu.jpg

Cái gì không giết được các công ty sản xuất dầu đá phiến thậm chí đã còn khiến họ mạnh hơn - Ảnh: Getty Images
Lần gần nhất nước Mỹ từng bơm 10 triệu thùng dầu/ngày đó là khi cựu Tổng thống Richard Nixon còn đang tại vị, tức là cách đây gần 50 năm. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ đầu tiên, tuy nhiên đã không khiến người Mỹ sợ đến mức phải mua xe Toyota. Ở thời điểm năm 1970, giá dầu là 1,80USD/thùng.

Năm thập kỷ sau, giá dầu dao động ở ngưỡng khoảng 65USD/thùng, sản lượng dầu tại Mỹ đang tiến gần hơn đến mức 8 con số. Có thể thấy, nước Mỹ vẫn đang trên đà trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Mỹ đang tiến dần hơn tới việc trở thành nước độc lập về chính sách năng lượng.

Như vậy sau bao nhiêu năm Saudi Arabia và Nga đứng ngôi đầu thế giới về sản xuất dầu, vị trí đó nay thuộc về nước Mỹ. Một trật tự mới trong thế giới năng lượng chuẩn bị được thiết lập. Sự chuyển mình này có thể tốt cho nước Mỹ nhưng không chắc đã tốt cho thế giới chúng ta.

Sức ảnh hưởng của những nước sản xuất năng lượng lớn nhất sẽ không còn nhiều. Các nhà ngoại giao Mỹ sẽ không còn phải loanh quanh tìm cách nói chuyện với chính phủ Saudi Arabia hay một số nước sản xuất năng lượng lớn khác của thế giới. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nếu muốn đi đến thống nhất về việc tăng hay giảm sản lượng và đánh giá tác động từ chính sách của mình.

Quyền lực ngoại giao của Nga sẽ giảm bớt, còn nhiều tài phiệt năng lượng Nga sẽ không còn có thể duy trì được cách sống sang chảnh như bao lâu nay họ đã quá quen.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, tất nhiên, không bỏ qua cơ hội này. Ông chắc chắn muốn nước Mỹ độc lập về năng lượng. Chính quyền của ông đã không ngừng nghỉ tìm kiếm các mỏ dầu mới và lần đầu tiên trong 40 năm chấp nhận cho khai thác dầu tại Bắc Cực. Tất nhiên, sẽ phải mất nhiều năm mới khai thác được dầu ở đây, thế nhưng trữ lượng dầu ở Bắc Cực quá lớn đến nỗi không thể bỏ qua nó.

Điều này theo bạn có thể là tốt, nhưng hãy dè chừng với những gì bạn tin. Trong ba năm qua, mùa hè nóng kỷ lục tính từ thế kỷ 19, và trong quan điểm của Tổng thống Donald Trump, chính sách năng lượng của ông khó mà đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường.

Thống đốc của nhiều bang ven biển của nước Mỹ đã nhấn mạnh rằng việc khai thác dầu ngoài khơi tiềm ẩn không ít khả năng gây hại đến môi trường sinh thái cũng như phá hoại triển vọng của ngành du lịch. Bang Florida mới đây đã chặn một dự án tương tự.

Thêm nguồn cung dầu sẽ chỉ khiến giá giảm, và vì vậy khiến đầu tư vào các năng lượng thay thế như năng lượng mặt trời và gió sẽ sụt giảm.

Thị trường năng lượng thế giới đang thay đổi, và người ta có lẽ phải cám ơn ngành khai thác dầu đá phiến Mỹ vì điều đó.

Cách đây chỉ một vài năm, hoạt động khai thác dầu đá phiến từng được coi như không khả thi. Saudi Arabia đứng sau việc này. Thay cho việc giảm sản lượng để giữ giá dầu ở mức cao, Saudi Arabia đã thuyết phục thành công các nước thành viên OPEC bán thêm dầu ra thị trường.

Giá dầu sau đó đã rớt xuống dưới 40USD/thùng, thấp hơn nhiều so với con số 100USD/thùng chỉ bốn tháng trước đó. Người Saudi Arabia muốn tiêu diệt ngành sản xuất dầu đá phiến.

Ban đầu, dường như họ đã thành công, giống như trước đây điều đó từng xảy ra. Sản lượng dầu của nước Mỹ giảm từ 9,6 triệu thùng dầu/ngày xuống 8,5 triệu thùng dầu/ngày. Số lượng các công ty năng lượng quy mô nhỏ của Mỹ phá sản tăng chóng mặt, hàng chục nghìn người lao động ngành năng lượng mất việc.

Thế nhưng người Mỹ không chùn bước, các công ty sản xuất dầu đá phiến tiếp tục sản xuất, giảm chi phí và vay thêm tiền như điên để quyết tâm duy trì sản xuất.

Cuối cùng đến cuối năm 2016, không thể chịu đựng thêm được nữa, Saudi cùng các nước thuộc OPEC và ngoài OPEC buộc phải giảm sản lượng dầu. Dần dần, giá dầu tăng từ mức 26USD/thùng vào tháng 2/2016 lên mức như chúng ta thấy hiện nay.

Cái gì không giết được các công ty sản xuất dầu đá phiến thậm chí đã còn khiến họ mạnh hơn. Những công ty còn tồn tại được trên thị trường đã vươn lên mạnh mẽ, quản lý chi phí tốt hơn và chắc chắn họ sẽ vẫn có lãi nếu giá dầu có giảm.

Công nghệ sản xuất dầu đá phiến giờ đây đã không chỉ còn trông chờ vào may mắn. Công nghệ chính là yếu tố quyết định. Các nhà khảo sát sử đụng điện thoại thông minh để điều chính hoạt động khai thác dầu, các công ty đang đào được những mỏ dầu sâu hơn.

Với mức giá hiện tại, những người khai thác dầu đá phiến có thể làm việc nhàn nhã, mỉm cười, sản xuất vẫn mở rộng và lợi nhuận vẫn tăng đều.

Và nước Mỹ đã thay đổi ngoạn mục. Tháng 10/2017, nhập khẩu dầu thô và sản phẩm năng lượng của Mỹ rớt xuống dưới mức 2,5 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất tính từ năm 1973.

Một thập kỷ trước, nước Mỹ nhập ròng mỗi ngày 12 triệu thùng dầu. Nhờ có ngành sản xuất dầu đá phiến, nước Mỹ đã trở thành siêu cường năng lượng của thế giới.

Còn đối với OPEC, vị thế mới mà nước Mỹ mới xác lập được đã tạo ra cho OPEC những khó khăn chưa từng có. Nếu OPEC giảm sản lượng, các công ty sản xuất dầu đá phiến đơn giản sẽ tiếp tục tăng sản lượng để giành thêm thị phần và khiến OPEC không còn khả năng thao túng giá dầu như trước.

Với tình cảnh như hiện nay, OPEC chỉ còn lựa chọn duy nhất, đó là duy trì việc hạn chế tăng sản lượng và cầu may mắn. Nếu mối quan hệ giữa OPEC và Nga tan vỡ, không loại trừ khả năng chính OPEC cũng tan rã theo.


TRUNG MẾN
bizlive.vn
 

Việc làm nổi bật

Top