Chính sách của Tổng thống Donald Trump trong việc áp đặt thuế quan đối với nhập khẩu nhôm, thép có thể tạo ra một "cơn bão" khiến giá dầu sụt giảm.
Đầu tháng này, Tổng thống Trump đã công bố kế hoạch áp đặt thuế nhập khẩu lên thép và nhôm. Động thái này đã gây ra một phản ứng dữ dội toàn cầu và làm tăng mối lo ngại về một cuộc chiến thương mại.
Stephen Brennock, chuyên gia phân tích tại PVM Oil Associates, nói rằng mức thuế bảo hộ như vậy là "mối đe dọa lớn" đối với nguồn cầu dầu mỏ và có thể sẽ thúc đẩy áp lực giảm giá. Ông nói thêm động thái này "chắc chắn" sẽ làm suy yếu thương mại và gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Brennock cho biết: "Sự lạc quan về kinh tế và mức tiêu thụ dầu luôn đi cùng nhau, do đó, bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào lên sức khoẻ của nền kinh tế toàn cầu cũng sẽ làm giảm triển vọng tăng trưởng nguồn cầu dầu mỏ".
Đề xuất "gây sốc" của Trump vào tuần trước về việc áp đặt mức thuế 25% đối với nhập khẩu thép và thuế 10% đối với nhôm đã gây ra một làn sóng bất ổn trên thị trường
Mối quan ngại giữa các nhà đầu tư ngày càng trầm trọng thêm do sự ra đi của cố vấn kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng, ông Gary Cohn hôm thứ Ba. Cựu chiến binh phố Wall được cho là một "bức tường thành" chống lại chính sách thương mại bảo hộ của ông Trump.
Brennock cho biết: "Không có gì ngạc nhiên khi triển vọng của một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu không phải là dấu hiệu tốt cho thị trường dầu mỏ. Bằng chứng về điều này đã được làm rõ bởi sự bán tháo cổ phiếu gần đây trên thị trường chứng khoán.
Chris Main, nhà phân tích dầu và khí đốt tại Citi, nói với CNBC rằng vẫn "khó đánh giá" chính xác cuộc chiến tranh thương mại toàn diện có thể ảnh hưởng đến thị trường năng lượng như thế nào.
"Quyết định cải cách thuế quan vẫn đang trong giai đoạn đầu và vì vậy sẽ không có tác động đáng kể đến giá dầu. Nhưng tất cả có thể thay đổi rất nhanh", ông nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với CNBC hôm thứ Năm.
Dầu Brent giao dịch ở mức 64,06 USD hôm thứ 5, giảm gần 0,5%, trong khi dầu WTI của Mỹ là 61,02 USD, giảm 0,2%.
Đầu tháng này, Tổng thống Trump đã công bố kế hoạch áp đặt thuế nhập khẩu lên thép và nhôm. Động thái này đã gây ra một phản ứng dữ dội toàn cầu và làm tăng mối lo ngại về một cuộc chiến thương mại.
Brennock cho biết: "Sự lạc quan về kinh tế và mức tiêu thụ dầu luôn đi cùng nhau, do đó, bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào lên sức khoẻ của nền kinh tế toàn cầu cũng sẽ làm giảm triển vọng tăng trưởng nguồn cầu dầu mỏ".
Đề xuất "gây sốc" của Trump vào tuần trước về việc áp đặt mức thuế 25% đối với nhập khẩu thép và thuế 10% đối với nhôm đã gây ra một làn sóng bất ổn trên thị trường
Mối quan ngại giữa các nhà đầu tư ngày càng trầm trọng thêm do sự ra đi của cố vấn kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng, ông Gary Cohn hôm thứ Ba. Cựu chiến binh phố Wall được cho là một "bức tường thành" chống lại chính sách thương mại bảo hộ của ông Trump.
Brennock cho biết: "Không có gì ngạc nhiên khi triển vọng của một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu không phải là dấu hiệu tốt cho thị trường dầu mỏ. Bằng chứng về điều này đã được làm rõ bởi sự bán tháo cổ phiếu gần đây trên thị trường chứng khoán.
Chris Main, nhà phân tích dầu và khí đốt tại Citi, nói với CNBC rằng vẫn "khó đánh giá" chính xác cuộc chiến tranh thương mại toàn diện có thể ảnh hưởng đến thị trường năng lượng như thế nào.
"Quyết định cải cách thuế quan vẫn đang trong giai đoạn đầu và vì vậy sẽ không có tác động đáng kể đến giá dầu. Nhưng tất cả có thể thay đổi rất nhanh", ông nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với CNBC hôm thứ Năm.
Dầu Brent giao dịch ở mức 64,06 USD hôm thứ 5, giảm gần 0,5%, trong khi dầu WTI của Mỹ là 61,02 USD, giảm 0,2%.
Linh Chi - vietnamfinance.vn/
Theo CNBC
Theo CNBC
Relate Threads