Trước đây, Nga thường dùng năng lực độc quyền khí đốt của mình để gây áp lực chính trị lên châu Âu nhưng tình hình này sẽ thay đổi trong tương lai gần.
Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tìm cách củng cố vị thế của Nga trong vai trò siêu cường bằng sức mạnh hạt nhân và các chiến dịch quân sự quy mô ở Ukraine và Syria, tổng thống Mỹ sắp tới chắc chắn sẽ có nhiều việc phải làm.
Ông Putin gặp gỡ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ để xây dựng đường ống dẫn dầu mới.
Trước hết cần nhìn vào thị trường khí đốt hiện nay ở Nga khi công cụ kinh tế quan trọng nhất của Moscow đang suy yếu. Giá khí đốt, giá dầu sụt giảm khiến “nền chính trị ống dẫn dầu” của Nga đang gặp nhiều trở lực lớn. Các chuyên gia nhận định, chính sách của Putin về nhiên liệu hóa thạch sẽ vô nghĩa trong thời gian tới.
Tất nhiên, Nga không dễ gì buông xuôi thị trường khí đốt ở châu Âu. Ngày 25.10 vừa qua, EU đã đồng ý cho tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga vào thị trường Đức nhờ hệ thống ống dẫn Opal. Hệ thống nhiên liệu này giúp kết nối liền mạch giữa Đông Âu và Trung Âu.
Moscow đang lên kế hoạch xây dựng đường ống mới ở Biển Đen và biển Baltic. Trong chuyến thăm tới Ankara gần đây, Tổng thống Putin đã kí thỏa thuận với người đồng cấp Tayyip Erdogan nhằm cho phép Moscow gia tăng ảnh hưởng ở thị trường châu Âu.
Hiện nay, các quốc gia thành viên EU như Ba Lan, Hungary, Séc và Slovakia đều phản đối gay gắt dự án Nord Stream II sẽ chạy qua Ukraine để đưa khí đốt tới Đức. Dù hệ thống này được xây dựng thì nền chính trị khí đốt của Nga đang bước nhanh tới chặng cuối con đường.
Kể từ năm 2000 đến nay khi ngành công nghiệp khí hóa lỏng thế giới chứng kiến sự tăng đột biến về sản lượng dầu đá phiến ở Mỹ, thị trường này đã thay đổi chóng mặt. Những đột phá về công nghệ khoan thăm dầu khí và ép dầu từ đá phiến khiến viễn cảnh ngành khí đốt ở Mỹ thay đổi nhanh chóng.
Mỹ hiện nay là nhà sản xuất khí đốt hàng đầu thế giới và xuất khẩu tới rất nhiều thị trường chủ lực như Ấn Độ, Trung Quốc, Anh, UAE, Bồ Đào Nha… Hiện trạng này gây ra áp lực với ngành khí hóa lỏng của Nga ở trong và ngoài thị trường truyền thống tại châu Âu.
Ngoài sản lượng dầu đá phiến tăng mạnh, việc buôn bán khí hóa lỏng và sự mở rộng cơ sở hạ tầng lưu chuyển khí đốt cũng khiến thị trường tiềm năng này thay đổi cấu trúc. Cuối năm 2015, giao dịch khí hóa lỏng toàn cầu lên tới 244,8 triệu tấn, vượt mức kỉ lục 241 triệu tấn năm 2011.
Hiện nay có 19 nước xuất khẩu khí hóa lỏng và 37 nước cần nhập khẩu nguồn nhiên liệu này. Tại châu Âu, các nước nhập khẩu truyền thống của Nga hoàn toàn có thể chuyển sang sử dụng khí hóa lỏng và không bị lệ thuộc vào đường ống cũ của Moscow.
Quan trọng hơn, sự thay đổi công nghệ hóa dầu khiến các quy tắc địa chính trị thay đổi. Trong kỉ nguyên mới này, tất cả các nhà cung cấp đều đối mặt áp lực cạnh tranh lớn hơn nhiều. Kỉ nguyên của độc quyền đã qua.
Dù các mối quan hệ cung cấp truyền thống vẫn có thể duy trì nhưng cơ hội tiếp cận nguồn khí hóa lỏng đã quá nhiều. Cơ sở hình thành quan hệ hai bên trong ngắn hạn mang lại lợi ích khí hóa lỏng là hoàn toàn khả thi.
Những đầu tư quy mô lớn và dài hạn vẫn đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên xét về công nghệ nén khí đang có nhiều bước tiến, nước nhập khẩu đứng trước nhiều lựa chọn hơn so với trước đây.
Trong quá khứ, Nga thường dùng khí đốt làm công cụ cho chính sách ngoại giao của mình và giờ đây, Moscow gặp phải khó khăn khi thị trường thay đổi. Thực tế, tính độc quyền của Nga đang giảm sút, kéo theo sự sụt giảm về kiểm soát chính trị tại châu Âu. Điều này khiến các tập đoàn như Gazprom chấp nhận bán giá thấp hơn hoặc chuyển địa bàn kinh doanh.
Nước Nga hiện nay vẫn khiến châu Âu và Mỹ phải dè chừng ở nhiều điểm. Nhiều người sẽ coi đường ống Turk Stream và Nord Stream II là “át chủ bài” để Nga làm chủ nguồn cung khí đốt ở châu Âu. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế Nga ảm đạm và nguồn nhiên liệu mới từ dầu đá phiến tại Mỹ, có thể thấy ông Putin đang gặp khó khăn hơn trước rất nhiều.
Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tìm cách củng cố vị thế của Nga trong vai trò siêu cường bằng sức mạnh hạt nhân và các chiến dịch quân sự quy mô ở Ukraine và Syria, tổng thống Mỹ sắp tới chắc chắn sẽ có nhiều việc phải làm.
Ông Putin gặp gỡ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ để xây dựng đường ống dẫn dầu mới.
Tất nhiên, Nga không dễ gì buông xuôi thị trường khí đốt ở châu Âu. Ngày 25.10 vừa qua, EU đã đồng ý cho tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga vào thị trường Đức nhờ hệ thống ống dẫn Opal. Hệ thống nhiên liệu này giúp kết nối liền mạch giữa Đông Âu và Trung Âu.
Moscow đang lên kế hoạch xây dựng đường ống mới ở Biển Đen và biển Baltic. Trong chuyến thăm tới Ankara gần đây, Tổng thống Putin đã kí thỏa thuận với người đồng cấp Tayyip Erdogan nhằm cho phép Moscow gia tăng ảnh hưởng ở thị trường châu Âu.
Hiện nay, các quốc gia thành viên EU như Ba Lan, Hungary, Séc và Slovakia đều phản đối gay gắt dự án Nord Stream II sẽ chạy qua Ukraine để đưa khí đốt tới Đức. Dù hệ thống này được xây dựng thì nền chính trị khí đốt của Nga đang bước nhanh tới chặng cuối con đường.
Kể từ năm 2000 đến nay khi ngành công nghiệp khí hóa lỏng thế giới chứng kiến sự tăng đột biến về sản lượng dầu đá phiến ở Mỹ, thị trường này đã thay đổi chóng mặt. Những đột phá về công nghệ khoan thăm dầu khí và ép dầu từ đá phiến khiến viễn cảnh ngành khí đốt ở Mỹ thay đổi nhanh chóng.
Mỹ hiện nay là nhà sản xuất khí đốt hàng đầu thế giới và xuất khẩu tới rất nhiều thị trường chủ lực như Ấn Độ, Trung Quốc, Anh, UAE, Bồ Đào Nha… Hiện trạng này gây ra áp lực với ngành khí hóa lỏng của Nga ở trong và ngoài thị trường truyền thống tại châu Âu.
Ngoài sản lượng dầu đá phiến tăng mạnh, việc buôn bán khí hóa lỏng và sự mở rộng cơ sở hạ tầng lưu chuyển khí đốt cũng khiến thị trường tiềm năng này thay đổi cấu trúc. Cuối năm 2015, giao dịch khí hóa lỏng toàn cầu lên tới 244,8 triệu tấn, vượt mức kỉ lục 241 triệu tấn năm 2011.
Quan trọng hơn, sự thay đổi công nghệ hóa dầu khiến các quy tắc địa chính trị thay đổi. Trong kỉ nguyên mới này, tất cả các nhà cung cấp đều đối mặt áp lực cạnh tranh lớn hơn nhiều. Kỉ nguyên của độc quyền đã qua.
Dù các mối quan hệ cung cấp truyền thống vẫn có thể duy trì nhưng cơ hội tiếp cận nguồn khí hóa lỏng đã quá nhiều. Cơ sở hình thành quan hệ hai bên trong ngắn hạn mang lại lợi ích khí hóa lỏng là hoàn toàn khả thi.
Những đầu tư quy mô lớn và dài hạn vẫn đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên xét về công nghệ nén khí đang có nhiều bước tiến, nước nhập khẩu đứng trước nhiều lựa chọn hơn so với trước đây.
Trong quá khứ, Nga thường dùng khí đốt làm công cụ cho chính sách ngoại giao của mình và giờ đây, Moscow gặp phải khó khăn khi thị trường thay đổi. Thực tế, tính độc quyền của Nga đang giảm sút, kéo theo sự sụt giảm về kiểm soát chính trị tại châu Âu. Điều này khiến các tập đoàn như Gazprom chấp nhận bán giá thấp hơn hoặc chuyển địa bàn kinh doanh.
Nước Nga hiện nay vẫn khiến châu Âu và Mỹ phải dè chừng ở nhiều điểm. Nhiều người sẽ coi đường ống Turk Stream và Nord Stream II là “át chủ bài” để Nga làm chủ nguồn cung khí đốt ở châu Âu. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế Nga ảm đạm và nguồn nhiên liệu mới từ dầu đá phiến tại Mỹ, có thể thấy ông Putin đang gặp khó khăn hơn trước rất nhiều.
Theo Quang Minh - Reuters (Dân Việt)
Relate Threads