Ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý vận hành Nhà máy Lọc hóa dầu Dung Quất khẳng định, nguy cơ đóng cửa Nhà máy là có thật nếu còn sự chênh lệch mức thuế xăng dầu nhập khẩu và xăng dầu nội.
Vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã có văn bản gửi liên bộ Công thương - Tài chính và Văn phòng Chính phủ về vấn đề tiêu thụ sản phẩm của BSR. Ông có thể nói rõ hơn về việc này?
Như báo chí đã thông tin, ngày 16/12/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 201/2015/TT-BTC về Biểu thế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2015-2018. Theo đó, biểu thuế áp đối với các sản phẩm xăng, dầu được nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam lần lượt có mức thuế 10% và 0%, trong khi các sản phẩm xăng, dầu do chúng ta sản xuất vẫn phải chịu mức thuế lần lượt là 20% và 10%.
Việc chênh lệch thuế nhập khẩu đối với 2 sản phẩm này sẽ gây thêm áp lực tiêu thụ và làm xáo trộn tình hình sản xuất của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Với mức thuế đó, Nhà máy đang đứng trước nguy cơ phải tạm dừng sản xuất.
Ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR)
Phản ứng của các khách hàng của BSR như thế nào sau khi có Thông tư 201, thưa ông?
Ngay khi Thông tư 201 được ban hành, Petrolimex - khách hàng lớn nhất của BSR đã đề nghị Công ty có phương án giảm giá xăng bán bổ sung và giá dài hạn cho 6 tháng cuối năm để ngang bằng với giá xăng nhập từ Hàn Quốc.
Trong cơ cấu sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, xăng dầu chiếm hơn 90% tổng lượng sản phẩm. Việc không tiêu thụ được sản phẩm xăng, dầu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận hành an toàn của Nhà máy và hiệu quả sản xuất - kinh danh của BSR.
Mặt khác, mức chênh lệch thuế suất quá lớn như hiện nay sẽ khiến các khách hàng đầu mối tập trung nhập khẩu và sản phẩm của BSR, dù đã giảm mức phụ phí, cũng không thể cạnh tranh được. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất - kinh doanh của BSR, gây ra rủi ro tiềm tàng do việc tồn kho của Nhà máy tăng cao, mà còn ảnh hưởng tới lợi ích chung của Việt Nam.
Nhiều ý kiến cho rằng, BSR đang được hưởng phần ưu đãi 3-7% giá bán từ hoạt động. Vậy việc chấp nhận giảm lợi nhuận có thực sự dẫn đến nguy cơ BSR phải dừng sản xuất?
BSR được hưởng chính sách ưu đãi nói trên là từ chủ trương, chính sách kêu gọi thu hút đầu tư của Đảng và Nhà nước vào địa phương còn nhiều khó khăn như Quảng Ngãi, đồng thời xây dựng Dung Quất để đảm bảo an ninh năng lượng, xây dựng xương sống cho ngành công nghiệp cả nước. Đó là chưa kể, nếu so sánh hiệu quả kinh tế thì đầu tư ở đây không bằng các địa điểm khác khi khảo sát dự án.
Trong khi đó, nguy cơ đóng cửa Nhà máy là thực sự cấp bách, bởi xăng, dầu là chất lỏng chứa trong các bồn bể, nếu tồn kho lớn sẽ dẫn đến ùn ứ, hết chỗ chứa thì phải dừng sản xuất, ảnh hưởng tới cuộc sống của 1.400 lao động.
Hơn nữa, việc chúng tôi lên tiếng về mức thuế chênh lệch này không phải để xin ưu đãi, mà là mong muốn có một chính sách thuế công bằng, nhất là khi chúng ta đang có chủ trương kêu gọi “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Chủ trương khuyến khích dùng hàng sản xuất trong nước, nhưng hàng nhập khẩu có thuế suất 0%, còn hàng nội lên tới 10% thì ai sẽ dùng hàng nội? Do vậy, chúng tôi cho rằng, đây là một kiến nghị chính đáng.
Như báo chí đã thông tin, ngày 16/12/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 201/2015/TT-BTC về Biểu thế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2015-2018. Theo đó, biểu thuế áp đối với các sản phẩm xăng, dầu được nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam lần lượt có mức thuế 10% và 0%, trong khi các sản phẩm xăng, dầu do chúng ta sản xuất vẫn phải chịu mức thuế lần lượt là 20% và 10%.
Việc chênh lệch thuế nhập khẩu đối với 2 sản phẩm này sẽ gây thêm áp lực tiêu thụ và làm xáo trộn tình hình sản xuất của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Với mức thuế đó, Nhà máy đang đứng trước nguy cơ phải tạm dừng sản xuất.
Ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR)
Ngay khi Thông tư 201 được ban hành, Petrolimex - khách hàng lớn nhất của BSR đã đề nghị Công ty có phương án giảm giá xăng bán bổ sung và giá dài hạn cho 6 tháng cuối năm để ngang bằng với giá xăng nhập từ Hàn Quốc.
Trong cơ cấu sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, xăng dầu chiếm hơn 90% tổng lượng sản phẩm. Việc không tiêu thụ được sản phẩm xăng, dầu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận hành an toàn của Nhà máy và hiệu quả sản xuất - kinh danh của BSR.
Mặt khác, mức chênh lệch thuế suất quá lớn như hiện nay sẽ khiến các khách hàng đầu mối tập trung nhập khẩu và sản phẩm của BSR, dù đã giảm mức phụ phí, cũng không thể cạnh tranh được. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất - kinh doanh của BSR, gây ra rủi ro tiềm tàng do việc tồn kho của Nhà máy tăng cao, mà còn ảnh hưởng tới lợi ích chung của Việt Nam.
Nhiều ý kiến cho rằng, BSR đang được hưởng phần ưu đãi 3-7% giá bán từ hoạt động. Vậy việc chấp nhận giảm lợi nhuận có thực sự dẫn đến nguy cơ BSR phải dừng sản xuất?
BSR được hưởng chính sách ưu đãi nói trên là từ chủ trương, chính sách kêu gọi thu hút đầu tư của Đảng và Nhà nước vào địa phương còn nhiều khó khăn như Quảng Ngãi, đồng thời xây dựng Dung Quất để đảm bảo an ninh năng lượng, xây dựng xương sống cho ngành công nghiệp cả nước. Đó là chưa kể, nếu so sánh hiệu quả kinh tế thì đầu tư ở đây không bằng các địa điểm khác khi khảo sát dự án.
Trong khi đó, nguy cơ đóng cửa Nhà máy là thực sự cấp bách, bởi xăng, dầu là chất lỏng chứa trong các bồn bể, nếu tồn kho lớn sẽ dẫn đến ùn ứ, hết chỗ chứa thì phải dừng sản xuất, ảnh hưởng tới cuộc sống của 1.400 lao động.
Hơn nữa, việc chúng tôi lên tiếng về mức thuế chênh lệch này không phải để xin ưu đãi, mà là mong muốn có một chính sách thuế công bằng, nhất là khi chúng ta đang có chủ trương kêu gọi “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Chủ trương khuyến khích dùng hàng sản xuất trong nước, nhưng hàng nhập khẩu có thuế suất 0%, còn hàng nội lên tới 10% thì ai sẽ dùng hàng nội? Do vậy, chúng tôi cho rằng, đây là một kiến nghị chính đáng.
Thu Hà - Báo Đầu Tư
Relate Threads