Năm dự án thua lỗ thuộc Tập đoàn Dầu khí (PVN) đã có từng phương án xử lý khó khăn song các phương án cuối cùng vẫn chưa được chốt.
Lãnh đạo Bộ Công Thương và Tập đoàn Dầu khí đã có cuộc làm việc về hướng xử lý 5 dự án thua lỗ thuộc PVN, trong số 12 dự án thua lỗ của ngành công thương.
Công bằng mà nói, chỉ có 4 dự án thua lỗ thuộc trách nhiệm của Tập đoàn Dầu khí giai đoạn 2008 - 2012. Các dự án này bao gồm 3 dự án nhiên liệu sinh học (Ethanol Dung Quất, Ethanol Phú Thọ và Ethanol Bình Phước) cùng với dự án sản xuất sơ xợi Đình Vũ.
Dự án nhà máy đóng tàu Dung Quất là PVN buộc phải nhận chuyển giao từ Tập đoàn Vinashin tại thời điểm năm 2010 để tái cơ cấu cho dù ngành nghề chính của PVN không phải là đóng tàu.
Dự án sản xuất xơ sợi Đình Vũ, một trong những dự án yếu kém của ngành công thương - Ảnh: PV Tex
Do Chính phủ đốc thúc xử lý các dự án thua lỗ và chỉ đích danh PVN thiếu các động thái tích cực trong việc xử lý nội bộ chuỗi công việc này nên Bộ Công Thương và PVN tiếp tục phải ngồi lại để bàn hướng xử lý.
Chính Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, trong cuộc họp cũng nêu rõ là đã lên phương án xử lý từng dự án nhưng để thực hiện được phương án mà Ban chỉ đạo cấp nhà nước về xử lý 12 dự án thua lỗ nêu ra thì phải tính toán từng khó khăn tồn tại giải quyết thế nào, đề xuất ra sao rồi trên cơ sở đó mới triển khai được. Còn thực chất từ đó đến nay mới lên phương án mà chưa thể bắt tay thực hiện được việc gì.
Liên quan đến hướng xử lý, báo điện tử Chính phủ dẫn lời ông Vượng nói rằng, trong 3 dự án nhà máy nhiên liệu sinh học, quan điểm xử lý là muốn dự án Ethanol Dung Quất và Ethanol Bình Phước khởi động lại sau đó mới thoái vốn, chuyển nhượng. Hai dự án đã dừng sản xuất từ lâu còn dự án Ethanol Phú Thọ thì chờ phá sản. PVN sẽ phải làm việc với cổ đông để thực hiện lộ trình phá sản này.
Bộ Công Thương cũng muốn khởi động lại dự án sản xuất xơ sợi Đình Vũ thông qua cách gọi đối tác nước ngoài hợp tác sản xuất sau đó chuyển nhượng, thoái vốn. Còn dự án đóng tàu Dung Quất, chỉ có cách duy nhất là phá sản.
Bộ Công Thương yêu cầu PVN xây dựng hai phương án. Trong đó, phương án một là phương án như Ban chỉ đạo đã quyết định ở trên với điều kiện cho phép cổ đông bỏ vốn xử lý khó khăn. Phương án thứ hai là nếu không được cổ đông chấp nhận thì tiến hành đàm phán hoặc phá sản ngay từ đầu, không chỉ với các dự án đã lên phương án phá sản.
Tính đến hết năm 2016, tổng số lỗ lũy kế của 12 dự án, trong đó có 5 dự án trên, là 16.126 tỉ đồng. Tổng nợ phải trả của các dự án là khoảng 55.063 tỉ đồng, cũng gần bằng tổng tài sản của tất cả các nhà máy (57.679 tỉ đồng).
Lãnh đạo Bộ Công Thương và Tập đoàn Dầu khí đã có cuộc làm việc về hướng xử lý 5 dự án thua lỗ thuộc PVN, trong số 12 dự án thua lỗ của ngành công thương.
Công bằng mà nói, chỉ có 4 dự án thua lỗ thuộc trách nhiệm của Tập đoàn Dầu khí giai đoạn 2008 - 2012. Các dự án này bao gồm 3 dự án nhiên liệu sinh học (Ethanol Dung Quất, Ethanol Phú Thọ và Ethanol Bình Phước) cùng với dự án sản xuất sơ xợi Đình Vũ.
Dự án nhà máy đóng tàu Dung Quất là PVN buộc phải nhận chuyển giao từ Tập đoàn Vinashin tại thời điểm năm 2010 để tái cơ cấu cho dù ngành nghề chính của PVN không phải là đóng tàu.
Dự án sản xuất xơ sợi Đình Vũ, một trong những dự án yếu kém của ngành công thương - Ảnh: PV Tex
Chính Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, trong cuộc họp cũng nêu rõ là đã lên phương án xử lý từng dự án nhưng để thực hiện được phương án mà Ban chỉ đạo cấp nhà nước về xử lý 12 dự án thua lỗ nêu ra thì phải tính toán từng khó khăn tồn tại giải quyết thế nào, đề xuất ra sao rồi trên cơ sở đó mới triển khai được. Còn thực chất từ đó đến nay mới lên phương án mà chưa thể bắt tay thực hiện được việc gì.
Liên quan đến hướng xử lý, báo điện tử Chính phủ dẫn lời ông Vượng nói rằng, trong 3 dự án nhà máy nhiên liệu sinh học, quan điểm xử lý là muốn dự án Ethanol Dung Quất và Ethanol Bình Phước khởi động lại sau đó mới thoái vốn, chuyển nhượng. Hai dự án đã dừng sản xuất từ lâu còn dự án Ethanol Phú Thọ thì chờ phá sản. PVN sẽ phải làm việc với cổ đông để thực hiện lộ trình phá sản này.
Bộ Công Thương cũng muốn khởi động lại dự án sản xuất xơ sợi Đình Vũ thông qua cách gọi đối tác nước ngoài hợp tác sản xuất sau đó chuyển nhượng, thoái vốn. Còn dự án đóng tàu Dung Quất, chỉ có cách duy nhất là phá sản.
Bộ Công Thương yêu cầu PVN xây dựng hai phương án. Trong đó, phương án một là phương án như Ban chỉ đạo đã quyết định ở trên với điều kiện cho phép cổ đông bỏ vốn xử lý khó khăn. Phương án thứ hai là nếu không được cổ đông chấp nhận thì tiến hành đàm phán hoặc phá sản ngay từ đầu, không chỉ với các dự án đã lên phương án phá sản.
Tính đến hết năm 2016, tổng số lỗ lũy kế của 12 dự án, trong đó có 5 dự án trên, là 16.126 tỉ đồng. Tổng nợ phải trả của các dự án là khoảng 55.063 tỉ đồng, cũng gần bằng tổng tài sản của tất cả các nhà máy (57.679 tỉ đồng).
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads