Khi mà giá dầu đã chạm mức cao gấp đôi so với mức đáy được thiết lập vào năm ngoái, những nước sản xuất dầu lớn sẽ không còn muốn tiếp tục giảm sản lượng.
Phiên giao dịch ngày thứ Hai, giá dầu giảm bởi nỗi lo nguồn cung dầu dư thừa lại tăng cao khi khu vực khai thác dầu lớn nhất Libya hoạt động trở lại. Ngoài ra nhà đầu tư hoài nghi về khả năng cam kết giảm sản lượng dầu của nhiều nước sản xuất dầu lớn trên thế giới sẽ được duy trì lâu dài.
Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao kỳ hạn tháng Năm giảm 36 cent tương đương 0,7% xuống 50,27USD/thùng. Chuỗi 4 phiên tăng giá liên tiếp của dầu chấm dứt. Trong tuần trước, giá dầu có tuần tăng mạnh nhất tính từ đầu năm 2017.
Thị trường London, giá dầu Brent kỳ hạn tháng Sáu giảm 41 cent tức 0,8% xuống 53,12USD/thùng.
Trong cuối tuần qua, sản lượng dầu của Libya lại tăng nhanh lên mức 700 nghìn thùng/ngày. Khu vực khai thác dầu Shahara đã được vận hành trở lại. Cùng lúc đó, sản lượng dầu tại Mỹ cũng tăng lên.
Sản lượng dầu tại Libya và Mỹ tăng cùng một lúc khiến giới đầu tư trở nên kém tin tưởng vào khả năng nhóm nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và một số nước khác sẽ tiếp tục kéo dài thỏa thuận giảm sản lượng dầu.
Trong tuần trước, thông tin nhu cầu nhiên liệu tại Mỹ tăng, dự trữ giảm và kỳ vọng OPEC tiếp tục giảm sản lượng đã mang đến nhiều phiên tăng cho giá dầu. Thế nhưng tâm lý nhà đầu tư bắt đầu trở nên bi quan khi vào cuối ngày thứ Sáu, Baker Hughes công bố số lượng giàn khoan dầu tăng trở lại.
Vào cuối năm ngoái, OPEC và một số nước sản xuất dầu lớn của thế giới trong đó có Nga đã đồng ý giảm sản lượng 1,8 triệu thùng dầu/ngày. Thỏa thuận giảm sản lượng này dự kiến sẽ kết thúc vào cuối tháng Năm. Cho đến nay, nhóm nước trên đã thực hiện được 94% mức cam kết mà họ đã đưa ra.
Những tuần gần đây, một số tuyên bố được đưa ra bởi Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia và Kuwait khiến thị trường không khỏi hy vọng vào việc thỏa thuận giảm sản lượng dầu sẽ được duy trì trong nửa sau năm nay.
Tuy nhiên theo nhận định của giới chuyên gia, khi mà giá dầu đã chạm mức cao gấp đôi so với mức đáy được thiết lập vào năm ngoái, những nước sản xuất dầu lớn sẽ không còn muốn tiếp tục giảm sản lượng.
Nhu cầu dầu của thế giới được dự báo sẽ tiếp tục cải thiện. Trong tháng Ba, sản xuất của nhiều nước lớn tại châu Á tiếp tục tăng trưởng mạnh. Sản xuất Trung Quốc tăng trưởng 9 tháng liên tiếp.
Ngoài ra, kinh tế thế giới cũng được dự báo sẽ tăng trưởng ổn định trong năm nay, nhờ vậy nhu cầu dầu cũng sẽ vẫn ở mức cao.
Phiên giao dịch ngày thứ Hai, giá dầu giảm bởi nỗi lo nguồn cung dầu dư thừa lại tăng cao khi khu vực khai thác dầu lớn nhất Libya hoạt động trở lại. Ngoài ra nhà đầu tư hoài nghi về khả năng cam kết giảm sản lượng dầu của nhiều nước sản xuất dầu lớn trên thế giới sẽ được duy trì lâu dài.
Thị trường London, giá dầu Brent kỳ hạn tháng Sáu giảm 41 cent tức 0,8% xuống 53,12USD/thùng.
Trong cuối tuần qua, sản lượng dầu của Libya lại tăng nhanh lên mức 700 nghìn thùng/ngày. Khu vực khai thác dầu Shahara đã được vận hành trở lại. Cùng lúc đó, sản lượng dầu tại Mỹ cũng tăng lên.
Sản lượng dầu tại Libya và Mỹ tăng cùng một lúc khiến giới đầu tư trở nên kém tin tưởng vào khả năng nhóm nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và một số nước khác sẽ tiếp tục kéo dài thỏa thuận giảm sản lượng dầu.
Trong tuần trước, thông tin nhu cầu nhiên liệu tại Mỹ tăng, dự trữ giảm và kỳ vọng OPEC tiếp tục giảm sản lượng đã mang đến nhiều phiên tăng cho giá dầu. Thế nhưng tâm lý nhà đầu tư bắt đầu trở nên bi quan khi vào cuối ngày thứ Sáu, Baker Hughes công bố số lượng giàn khoan dầu tăng trở lại.
Vào cuối năm ngoái, OPEC và một số nước sản xuất dầu lớn của thế giới trong đó có Nga đã đồng ý giảm sản lượng 1,8 triệu thùng dầu/ngày. Thỏa thuận giảm sản lượng này dự kiến sẽ kết thúc vào cuối tháng Năm. Cho đến nay, nhóm nước trên đã thực hiện được 94% mức cam kết mà họ đã đưa ra.
Những tuần gần đây, một số tuyên bố được đưa ra bởi Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia và Kuwait khiến thị trường không khỏi hy vọng vào việc thỏa thuận giảm sản lượng dầu sẽ được duy trì trong nửa sau năm nay.
Tuy nhiên theo nhận định của giới chuyên gia, khi mà giá dầu đã chạm mức cao gấp đôi so với mức đáy được thiết lập vào năm ngoái, những nước sản xuất dầu lớn sẽ không còn muốn tiếp tục giảm sản lượng.
Nhu cầu dầu của thế giới được dự báo sẽ tiếp tục cải thiện. Trong tháng Ba, sản xuất của nhiều nước lớn tại châu Á tiếp tục tăng trưởng mạnh. Sản xuất Trung Quốc tăng trưởng 9 tháng liên tiếp.
Ngoài ra, kinh tế thế giới cũng được dự báo sẽ tăng trưởng ổn định trong năm nay, nhờ vậy nhu cầu dầu cũng sẽ vẫn ở mức cao.
TRUNG MẾN - Bizlive.vn
Relate Threads