Trong lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, từng có một binh đoàn mang tên Dầu khí. Năm 1976, Chính phủ đã bổ nhiệm Thiếu tướng Đinh Đức Thiện, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần làm Bộ trưởng phụ trách công tác dầu khí.
Sau đó, Tổng cục Dầu khí được giao nhiệm vụ tiếp quản các cơ sở vật chất và tài liệu của các công ty dầu khí tại miền Nam Việt Nam. Ngày 11-7-1980, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký quyết định thành lập Binh đoàn 318 Dầu khí. Nhiệm vụ chính của binh đoàn là xây dựng các công trình dầu khí ở tỉnh Vũng Tàu (nay là tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Bộ Quốc phòng quản lý quân số còn Tổng cục Dầu khí chỉ đạo nghiệp vụ, kỹ thuật. Nhắc lại chuyện này để thấy, ngành dầu khí có quan hệ và gắn bó mật thiết với các quân, binh chủng của Bộ Quốc phòng trong việc kết hợp giữa quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, ngành dầu khí đã cùng với các lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng xây dựng thế trận bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Ngoài sự phối hợp tuần tra, bảo đảm an ninh, an toàn các công trình dầu khí và các hoạt động dầu khí trên biển, ngành dầu khí cùng với Quân chủng Hải quân sát cánh xây dựng công trình trên Biển Đông. Năm 2012, Nhà nước đầu tư nâng cấp, sửa chữa 2 nhà giàn là DK1/14 và DK1/15; chỉ một thời gian ngắn sau đó, 8 nhà giàn tiếp theo ở các cụm: Tư Chính, Ba Kè, Huyền Trân, Phúc Tần, Quế Đường cũng được nâng cấp, sửa chữa. Tất cả nhà giàn này đều do ngành dầu khí thiết kế và xây dựng theo công nghệ mới nhất. Thế hệ nhà giàn này có khả năng chịu được sóng to, gió lớn, bão tố dông lốc; thể hiện tính ưu việt khi khai thác tối đa năng lượng mặt trời, có khả năng tích lũy năng lượng phục vụ cho sinh hoạt và huấn luyện của bộ đội liên tục từ 3 đến 5 ngày trong điều kiện mưa bão.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng là đơn vị tiên phong đầu tư xây dựng hệ thống điện chiếu sáng cho quân dân các xã đảo thuộc huyện đảo Trường Sa. Có thể nói, với sự đầu tư hiệu quả, đến nay không chỉ các đảo nổi ở quần đảo Trường Sa được cấp điện, mà 24 điểm đảo chìm và 15 nhà giàn DK với tổng số 21 nhà trạm đều đã được cấp điện, không chỉ bảo đảm điện sinh hoạt cho quân dân trên đảo mà còn góp phần hướng dẫn các phương tiện quốc tế lưu thông trên khu vực biển của nước ta; góp phần vào sự phát triển kinh tế, nhất là cho ngư dân khai thác hải sản ở vùng biển này. Với số lượng thiết bị đã được lắp đặt, toàn bộ hệ thống đã cung cấp 5.166,7kWh/ngày (khoảng 155.000kWh/tháng) cho quần đảo Trường Sa và các nhà giàn DK.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Bộ Quốc phòng còn phối hợp chặt chẽ trên lĩnh vực kinh tế, nhất là lĩnh vực cảng biển. Tháng 3-2016, hai bên đã tổ chức khánh thành Cảng Quốc tế Cam Ranh. Đây là một trong các cảng lớn nhất Việt Nam với tổng chiều dài bến cập tàu là 2.147m; có thể tiếp nhận 40 tàu cùng một lúc, trong đó tàu có tải trọng tối đa lên đến 110.000DWT và là cảng đầu tiên ở Việt Nam thiết kế cho phép neo đậu tàu trong điều kiện gió bão cấp 8. Mới đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức sơ kết kết quả thực hiện quy chế phối hợp giai đoạn 2014-2016. Có thể nói, việc ký kết quy chế phối hợp đã tạo ra mối liên kết chặt chẽ trong việc phối hợp giữa ngành dầu khí, Bộ đội Biên phòng và chính quyền các địa phương trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ các công trình dầu khí trên biển, góp phần to lớn vào việc hoàn thành nhiệm vụ của ngành dầu khí.
Ngành dầu khí tự hào là một “binh chủng” của Quân đội nhân dân Việt Nam. Mỗi công trình dầu khí trên biển là một cột mốc chủ quyền quốc gia. Người lao động dầu khí là chiến sĩ trên mặt trận kinh tế, luôn nỗ lực đóng góp để Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xứng đáng là một trong những tập đoàn trụ cột của nền kinh tế đất nước.
Từ mốc khai thác mét khối khí đầu tiên ở mỏ khí Tiền Hải (Thái Bình) năm 1981 và khai thác tấn dầu thô đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ năm 1986, đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang khai thác 32 mỏ dầu khí ở trong nước và 9 mỏ ở nước ngoài. Tổng doanh thu của tập đoàn tính đến nay đạt hơn 310 tỷ USD; đóng góp 20-25% tổng thu ngân sách Nhà nước. Khoảng 55.000 lao động, trong đó hơn 5.500 người có trình độ trên đại học, hơn 25.000 người có trình độ đại học và cao đẳng và hơn 25.000 công nhân lành nghề đang làm việc trong ngành dầu khí. Tập đoàn là hạt nhân trong việc hình thành nên các khu công nghiệp tập trung tại Bà Rịa-Vũng Tàu; Nhơn Trạch (Đồng Nai); CàMau; Dung Quất (Quảng Ngãi); Nghi Sơn (Thanh Hóa); Tiền Hải (Thái Bình)...
Ngoài sự phối hợp tuần tra, bảo đảm an ninh, an toàn các công trình dầu khí và các hoạt động dầu khí trên biển, ngành dầu khí cùng với Quân chủng Hải quân sát cánh xây dựng công trình trên Biển Đông. Năm 2012, Nhà nước đầu tư nâng cấp, sửa chữa 2 nhà giàn là DK1/14 và DK1/15; chỉ một thời gian ngắn sau đó, 8 nhà giàn tiếp theo ở các cụm: Tư Chính, Ba Kè, Huyền Trân, Phúc Tần, Quế Đường cũng được nâng cấp, sửa chữa. Tất cả nhà giàn này đều do ngành dầu khí thiết kế và xây dựng theo công nghệ mới nhất. Thế hệ nhà giàn này có khả năng chịu được sóng to, gió lớn, bão tố dông lốc; thể hiện tính ưu việt khi khai thác tối đa năng lượng mặt trời, có khả năng tích lũy năng lượng phục vụ cho sinh hoạt và huấn luyện của bộ đội liên tục từ 3 đến 5 ngày trong điều kiện mưa bão.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng là đơn vị tiên phong đầu tư xây dựng hệ thống điện chiếu sáng cho quân dân các xã đảo thuộc huyện đảo Trường Sa. Có thể nói, với sự đầu tư hiệu quả, đến nay không chỉ các đảo nổi ở quần đảo Trường Sa được cấp điện, mà 24 điểm đảo chìm và 15 nhà giàn DK với tổng số 21 nhà trạm đều đã được cấp điện, không chỉ bảo đảm điện sinh hoạt cho quân dân trên đảo mà còn góp phần hướng dẫn các phương tiện quốc tế lưu thông trên khu vực biển của nước ta; góp phần vào sự phát triển kinh tế, nhất là cho ngư dân khai thác hải sản ở vùng biển này. Với số lượng thiết bị đã được lắp đặt, toàn bộ hệ thống đã cung cấp 5.166,7kWh/ngày (khoảng 155.000kWh/tháng) cho quần đảo Trường Sa và các nhà giàn DK.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Bộ Quốc phòng còn phối hợp chặt chẽ trên lĩnh vực kinh tế, nhất là lĩnh vực cảng biển. Tháng 3-2016, hai bên đã tổ chức khánh thành Cảng Quốc tế Cam Ranh. Đây là một trong các cảng lớn nhất Việt Nam với tổng chiều dài bến cập tàu là 2.147m; có thể tiếp nhận 40 tàu cùng một lúc, trong đó tàu có tải trọng tối đa lên đến 110.000DWT và là cảng đầu tiên ở Việt Nam thiết kế cho phép neo đậu tàu trong điều kiện gió bão cấp 8. Mới đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức sơ kết kết quả thực hiện quy chế phối hợp giai đoạn 2014-2016. Có thể nói, việc ký kết quy chế phối hợp đã tạo ra mối liên kết chặt chẽ trong việc phối hợp giữa ngành dầu khí, Bộ đội Biên phòng và chính quyền các địa phương trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ các công trình dầu khí trên biển, góp phần to lớn vào việc hoàn thành nhiệm vụ của ngành dầu khí.
Ngành dầu khí tự hào là một “binh chủng” của Quân đội nhân dân Việt Nam. Mỗi công trình dầu khí trên biển là một cột mốc chủ quyền quốc gia. Người lao động dầu khí là chiến sĩ trên mặt trận kinh tế, luôn nỗ lực đóng góp để Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xứng đáng là một trong những tập đoàn trụ cột của nền kinh tế đất nước.
Từ mốc khai thác mét khối khí đầu tiên ở mỏ khí Tiền Hải (Thái Bình) năm 1981 và khai thác tấn dầu thô đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ năm 1986, đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang khai thác 32 mỏ dầu khí ở trong nước và 9 mỏ ở nước ngoài. Tổng doanh thu của tập đoàn tính đến nay đạt hơn 310 tỷ USD; đóng góp 20-25% tổng thu ngân sách Nhà nước. Khoảng 55.000 lao động, trong đó hơn 5.500 người có trình độ trên đại học, hơn 25.000 người có trình độ đại học và cao đẳng và hơn 25.000 công nhân lành nghề đang làm việc trong ngành dầu khí. Tập đoàn là hạt nhân trong việc hình thành nên các khu công nghiệp tập trung tại Bà Rịa-Vũng Tàu; Nhơn Trạch (Đồng Nai); CàMau; Dung Quất (Quảng Ngãi); Nghi Sơn (Thanh Hóa); Tiền Hải (Thái Bình)...
Bài và ảnh: VĂN HÙNG - NAM THẮNG
Quân đội Nhân dân
Quân đội Nhân dân
Relate Threads