Sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu của Iran đang được dự báo sẽ tăng lên gấp bội, khi chính phủ nước này đã chính thức hoàn tất đề án mở cửa ngành dầu lửa quốc gia.
Đề án này cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia như một tham vọng nhằm thúc đẩy sản lượng khai thác dầu của Iran lên cao hơn bao giờ hết.
“Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”, đó đang là tâm trạng của các quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới vào thời điểm hiện tại như Ả Rập Saudi hay Nga.
Sau một khoảng thời gian ngắn ngủi chạm mốc 50 USD/thùng, giá dầu trên thị trường thế giới đã nhanh chóng sụt xuống mức 40 USD/thùng một lần nữa, báo hiệu rằng 50 USD sẽ là mức giá cao nhất của một thùng dầu ít nhất là đến hết năm 2016.
Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là tin xấu nhất, giá dầu trong khoảng thời gian còn lại của năm 2016 thậm chí sẽ còn giảm sâu hơn nữa, khi mà Iran đang quay trở lại chiếm lĩnh thị phần trên thị trường dầu một cách mạnh mẽ nhất: sản lượng xuất khẩu dầu của Iran tại hầu hết các khách hàng lớn nhất châu Á đều tăng vọt, từ 20 - 60%.
Sản lượng khai thác và xuất khẩu của Iran được dự báo sẽ tăng lên gấp bội, khi chính phủ nước này đã chính thức thông qua đề án mở cửa ngành dầu lửa quốc gia.
Đề án này cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia như một tham vọng nhằm thúc đẩy sản lượng khai thác dầu của Iran lên cao hơn bao giờ hết.
Một tin tức được xem là gây chấn động trong OPEC nói riêng và các quốc gia xuất khẩu dầu lửa trên toàn cầu nói chung, là việc chính phủ Iran đã chấp thuận các điều khoản chung để hoàn tất một dự luật cho phép nước này mở cửa ngành khai thác dầu lửa với các nhà đầu tư và công ty nước ngoài.
Dù dự luật này vẫn cần phải được Quốc hội Iran thông qua trước khi chính thức có hiệu lực, thì đây vẫn được xem là một quả bom với các quốc gia xuất khẩu dầu lửa trên thế giới, nhất là với Ả Rập Saudi – quốc gia cũng đang nỗ lực tái cấu trúc ngành năng lượng dầu lửa của mình bằng cách IPO tập đoàn năng lượng quốc gia lớn nhất của mình là Saudi Aramco.
Một khi dự luật mở cửa ngành dầu lửa được thông qua, Iran có thể nhanh chóng nâng sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu của mình lên gấp nhiều lần.
Điều này có thể khiến giá dầu thế giới tiếp tục sụt giảm – vốn là điều mà Ả Rập Saudi không hề mong muốn.
Cụ thể, dự luật mở cửa ngành dầu lửa của Iran sẽ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia trong 3 lĩnh vực chính yếu: thăm dò, khai thác dầu tại các giếng đã được phát hiện nhưng chưa đưa vào khai thác và ứng dụng công nghệ mới để nâng cao sản lượng khai thác.
Các hợp đồng mà Iran sẽ ký với các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có thời hạn lên tới 20 năm và có thể gia hạn thêm 5 năm sau đó.
Ngoài ra, Iran cũng sẵn sàng thanh toán với các nhà đầu tư nước ngoài bằng tiền mặt hoặc bằng một phần sản lượng dầu, tùy sự lựa chọn của các nhà đầu tư này.
Đây được xem là những điều kiện thuận lợi và có tính ưu đãi cao, cho thấy quyết tâm và tham vọng của chính phủ Iran bằng mọi giá thúc đẩy sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu của mình.
Để ước lượng tương đối chính xác tốc độ tăng sản lượng khai thác của Iran nếu như dự luật này được thông qua, có thể đối chiếu với trường hợp của quốc gia láng giềng là Iraq. Chính phủ Iraq cũng mở cửa ngành dầu lửa của mình vào năm 2007. Nó giúp cho ngành khai thác dầu nước này tăng sản lượng thêm 80% (khoảng 2 triệu thùng/ngày) trong vòng 6 năm.
ran hiện cũng đang kỳ vọng một tốc độ tăng trưởng tương tự, thậm chí là cao hơn, khi mà các điều kiện về cơ sở hạ tầng và ổn định kinh tế - chính trị tại Iran hiện tại tốt hơn nhiều so với Iraq hồi năm 2007 – thời điểm chỉ 4 năm sau cuộc chiến của Mỹ với Saddam Hussein khiến cho nền kinh tế Iraq bị tàn phá nặng nề.
Ở thời điểm hiện tại, sản lượng khai thác của Iran đang đạt mức 3,8 triệu thùng/ngày, và có thể tăng lên mức 4 triệu thùng/ngày vào cuối năm.
Điều này đồng nghĩa với việc sản lượng của Iran có thể đạt mức hơn 7 triệu thùng/ngày sau 6 năm nữa – một mức sản lượng có thể đưa Iran trở thành một cường quốc xuất khẩu dầu lửa trên toàn cầu, khi mà hiện nay hai quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới là Ả Rập Saudi và Nga cũng mới chỉ đạt sản lượng trên 10 triệu thùng/ngày.
Tham vọng của chính phủ Iran nhằm đẩy cao sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu, xuất phát từ việc nước này đang giành lại được thị phần trên thị trường nhanh hơn nhiều so với dự đoán.
Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi các lệnh cấm vận bị bãi bỏ, Iran đã tăng gấp rưỡi sản lượng xuất khẩu của mình, hiện đạt mức 2 triệu thùng/ngày, trong đó với những tỷ lệ tăng trưởng rất cao: sản lượng xuất khẩu của Iran vào thị trường Nhật Bản tăng 28%, ở Ấn Độ là 63% và ở Hàn Quốc là 123%.
Tuy đạt mức tăng trưởng xuất khẩu cao như vậy tại các thị trường lớn nhất châu Á, nhưng thực tế tiềm năng cho xuất khẩu dầu của Iran vào các quốc gia này vẫn còn rất lớn, vì mức nhập khẩu dầu từ Iran tại các nước này mới chỉ dao động từ trong khoảng 200.000 - 600.000 thùng/ngày.
Và nhu cầu nhập khẩu dầu từ Iran để đa dạng hóa nguồn cung của các quốc gia châu Á này vẫn còn rất lớn.
Việc Iran hoàn tất dự luật mở cửa ngành dầu lửa của mình có thể coi như một cơn ác mộng với các quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới như Nga và Ả Rập Saudi.
Không chỉ vì điều này đang đe dọa thị phần của các quốc gia này trên toàn cầu và có thể khiến giá dầu thế giới sụt giảm mạnh, mà nó còn đang cho thấy Iran đang đi trước Nga và Ả Rập Saudi một bước khá dài.
Hiện cả Nga và Ả Rập Saudi đều vẫn chưa dứt khoát mở cửa ngành dầu lửa của mình một cách hoàn toàn.
Ả Rập Saudi dù đã lên kế hoạch IPO tập đoàn dầu khí quốc gia lớn nhất của mình là Saudi Aramco thì nó vẫn chưa chính thức diễn ra.
Còn Nga dù đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các tập đoàn năng lượng quốc gia hàng đầu của mình, thì vẫn có sự hạn chế đáng kể khi chính phủ vẫn nắm cổ phần chi phối tại các tập đoàn này.
Cả Nga lẫn Saudi đều chưa sẵn sàng cho phép các nhà đầu tư nước ngoài vào thăm dò, khai thác tại các giếng dầu của mình một cách độc lập như Iran, mà chủ yếu diễn ra chỉ khi có sự hợp tác cấp quốc gia, chẳng hạn như việc Nga cho phép tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc thăm dò và khai thác một số giếng dầu ở Siberi mà thôi.
Đề án này cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia như một tham vọng nhằm thúc đẩy sản lượng khai thác dầu của Iran lên cao hơn bao giờ hết.
“Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”, đó đang là tâm trạng của các quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới vào thời điểm hiện tại như Ả Rập Saudi hay Nga.
Sau một khoảng thời gian ngắn ngủi chạm mốc 50 USD/thùng, giá dầu trên thị trường thế giới đã nhanh chóng sụt xuống mức 40 USD/thùng một lần nữa, báo hiệu rằng 50 USD sẽ là mức giá cao nhất của một thùng dầu ít nhất là đến hết năm 2016.
Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là tin xấu nhất, giá dầu trong khoảng thời gian còn lại của năm 2016 thậm chí sẽ còn giảm sâu hơn nữa, khi mà Iran đang quay trở lại chiếm lĩnh thị phần trên thị trường dầu một cách mạnh mẽ nhất: sản lượng xuất khẩu dầu của Iran tại hầu hết các khách hàng lớn nhất châu Á đều tăng vọt, từ 20 - 60%.
Sản lượng khai thác và xuất khẩu của Iran được dự báo sẽ tăng lên gấp bội, khi chính phủ nước này đã chính thức thông qua đề án mở cửa ngành dầu lửa quốc gia.
Đề án này cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia như một tham vọng nhằm thúc đẩy sản lượng khai thác dầu của Iran lên cao hơn bao giờ hết.
Một tin tức được xem là gây chấn động trong OPEC nói riêng và các quốc gia xuất khẩu dầu lửa trên toàn cầu nói chung, là việc chính phủ Iran đã chấp thuận các điều khoản chung để hoàn tất một dự luật cho phép nước này mở cửa ngành khai thác dầu lửa với các nhà đầu tư và công ty nước ngoài.
Dù dự luật này vẫn cần phải được Quốc hội Iran thông qua trước khi chính thức có hiệu lực, thì đây vẫn được xem là một quả bom với các quốc gia xuất khẩu dầu lửa trên thế giới, nhất là với Ả Rập Saudi – quốc gia cũng đang nỗ lực tái cấu trúc ngành năng lượng dầu lửa của mình bằng cách IPO tập đoàn năng lượng quốc gia lớn nhất của mình là Saudi Aramco.
Một khi dự luật mở cửa ngành dầu lửa được thông qua, Iran có thể nhanh chóng nâng sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu của mình lên gấp nhiều lần.
Điều này có thể khiến giá dầu thế giới tiếp tục sụt giảm – vốn là điều mà Ả Rập Saudi không hề mong muốn.
Cụ thể, dự luật mở cửa ngành dầu lửa của Iran sẽ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia trong 3 lĩnh vực chính yếu: thăm dò, khai thác dầu tại các giếng đã được phát hiện nhưng chưa đưa vào khai thác và ứng dụng công nghệ mới để nâng cao sản lượng khai thác.
Các hợp đồng mà Iran sẽ ký với các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có thời hạn lên tới 20 năm và có thể gia hạn thêm 5 năm sau đó.
Ngoài ra, Iran cũng sẵn sàng thanh toán với các nhà đầu tư nước ngoài bằng tiền mặt hoặc bằng một phần sản lượng dầu, tùy sự lựa chọn của các nhà đầu tư này.
Đây được xem là những điều kiện thuận lợi và có tính ưu đãi cao, cho thấy quyết tâm và tham vọng của chính phủ Iran bằng mọi giá thúc đẩy sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu của mình.
Để ước lượng tương đối chính xác tốc độ tăng sản lượng khai thác của Iran nếu như dự luật này được thông qua, có thể đối chiếu với trường hợp của quốc gia láng giềng là Iraq. Chính phủ Iraq cũng mở cửa ngành dầu lửa của mình vào năm 2007. Nó giúp cho ngành khai thác dầu nước này tăng sản lượng thêm 80% (khoảng 2 triệu thùng/ngày) trong vòng 6 năm.
ran hiện cũng đang kỳ vọng một tốc độ tăng trưởng tương tự, thậm chí là cao hơn, khi mà các điều kiện về cơ sở hạ tầng và ổn định kinh tế - chính trị tại Iran hiện tại tốt hơn nhiều so với Iraq hồi năm 2007 – thời điểm chỉ 4 năm sau cuộc chiến của Mỹ với Saddam Hussein khiến cho nền kinh tế Iraq bị tàn phá nặng nề.
Ở thời điểm hiện tại, sản lượng khai thác của Iran đang đạt mức 3,8 triệu thùng/ngày, và có thể tăng lên mức 4 triệu thùng/ngày vào cuối năm.
Điều này đồng nghĩa với việc sản lượng của Iran có thể đạt mức hơn 7 triệu thùng/ngày sau 6 năm nữa – một mức sản lượng có thể đưa Iran trở thành một cường quốc xuất khẩu dầu lửa trên toàn cầu, khi mà hiện nay hai quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới là Ả Rập Saudi và Nga cũng mới chỉ đạt sản lượng trên 10 triệu thùng/ngày.
Tham vọng của chính phủ Iran nhằm đẩy cao sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu, xuất phát từ việc nước này đang giành lại được thị phần trên thị trường nhanh hơn nhiều so với dự đoán.
Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi các lệnh cấm vận bị bãi bỏ, Iran đã tăng gấp rưỡi sản lượng xuất khẩu của mình, hiện đạt mức 2 triệu thùng/ngày, trong đó với những tỷ lệ tăng trưởng rất cao: sản lượng xuất khẩu của Iran vào thị trường Nhật Bản tăng 28%, ở Ấn Độ là 63% và ở Hàn Quốc là 123%.
Tuy đạt mức tăng trưởng xuất khẩu cao như vậy tại các thị trường lớn nhất châu Á, nhưng thực tế tiềm năng cho xuất khẩu dầu của Iran vào các quốc gia này vẫn còn rất lớn, vì mức nhập khẩu dầu từ Iran tại các nước này mới chỉ dao động từ trong khoảng 200.000 - 600.000 thùng/ngày.
Và nhu cầu nhập khẩu dầu từ Iran để đa dạng hóa nguồn cung của các quốc gia châu Á này vẫn còn rất lớn.
Không chỉ vì điều này đang đe dọa thị phần của các quốc gia này trên toàn cầu và có thể khiến giá dầu thế giới sụt giảm mạnh, mà nó còn đang cho thấy Iran đang đi trước Nga và Ả Rập Saudi một bước khá dài.
Hiện cả Nga và Ả Rập Saudi đều vẫn chưa dứt khoát mở cửa ngành dầu lửa của mình một cách hoàn toàn.
Ả Rập Saudi dù đã lên kế hoạch IPO tập đoàn dầu khí quốc gia lớn nhất của mình là Saudi Aramco thì nó vẫn chưa chính thức diễn ra.
Còn Nga dù đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các tập đoàn năng lượng quốc gia hàng đầu của mình, thì vẫn có sự hạn chế đáng kể khi chính phủ vẫn nắm cổ phần chi phối tại các tập đoàn này.
Cả Nga lẫn Saudi đều chưa sẵn sàng cho phép các nhà đầu tư nước ngoài vào thăm dò, khai thác tại các giếng dầu của mình một cách độc lập như Iran, mà chủ yếu diễn ra chỉ khi có sự hợp tác cấp quốc gia, chẳng hạn như việc Nga cho phép tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc thăm dò và khai thác một số giếng dầu ở Siberi mà thôi.
theo Một thế giới
Relate Threads