Kể từ khi lệnh cấm xuất khẩu dầu thô của Mỹ chính thức được bãi bỏ vào cuối năm 2015, nước này tăng cường bơm dầu sang các thị trường khác, giúp ngành công nghiệp năng lượng nội địa vượt qua cơn ác mộng gây ra bởi tình trạng thừa dầu.
Sự trở lại của ngành công nghiệp dầu khí Mỹ bắt đầu từ tháng 12/2015. Tại thời điểm đó, lệnh cấm xuất khẩu dầu thô của Mỹ kéo dài trong 40 năm chính thức được bãi bỏ. Dầu thô từ khu vực Texas, Oklahoma và Bắc Dakota được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Tình trạng thừa dầu thô trở thành cơn ác mộng đối với ngành công nghiệp năng lượng của nền kinh tế lớn nhất thế giới khi giá giảm xuống còn 26 USD/thùng. Tuy nhiên, lượng dầu thừa cuối cùng cũng được giải quyết khi Mỹ tăng cường xuất khẩu sang các thị trường châu Âu, Mỹ Latin, thậm chí cả Trung Quốc.
Theo số liệu mới nhất từ Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ, lượng dầu thô xuất khẩu trong tháng 10/2017 đạt ngưỡng kỷ lục 1,7 triệu thùng/ngày- gấp 4 lần so với công suất trong năm 2015- thời điểm chính phủ cấm xuất khẩu dầu mỏ sang thị trường nước ngoài trừ Canada.
Trữ lượng dầu thô Mỹ giảm 15% trong năm 2017. Tính đến thời điểm hiện tại, trữ lượng dầu giảm liên tiếp trong vòng 10 tuần và đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 2/2015.
Nhờ Mỹ tăng cường xuất khẩu nên lượng dầu thô thừa đã được rút xuống và giá dầu bắt đầu phục hồi trở lại. Tính từ đầu năm nay, giá dầu tăng 9% và chạm ngưỡng kỷ lục trong vòng 3 năm đạt 66,66 USD/thùng vào hôm thứ năm tuần trước.
Việc gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu chỉ là một nhân tố hỗ trợ thị trường năng lượng. Bên cạnh đó OPEC và 10 nước ngoài tổ chức dẫn đầu là Nga thắt chặt sản lượng cũng góp phần lớn đẩy giá dầu lên cao. Ngoài ra, thị trường dầu thô cũng được hưởng lợi từ kinh tế toàn cầu phục hồi khiến nhu cầu tăng lên trong khi đồng USD yếu giúp giá dầu rẻ hơn so với các đồng tiền khác.
Thế nhưng giá dầu càng tăng cao càng kích thích Mỹ tăng sản lượng, đặc biệt là các nhà khai thác dầu đá phiến khu vực phía tây Texas và New Mexico.
Sau Canada còn rất nhiều thị trường khác là điểm đến của dầu thô Mỹ trong đó có Trung Quốc (16,5%), Anh (11,3%) và Hà Lan (8.4%), theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu năng lượng ClipperData.
Sản lượng dầu thô tăng mạnh khiến Mỹ giảm nhập khẩu dầu đặc biệt từ các nguồn cung ổn định như Venezuela và Trung Đông. Tuy nhiên, nước này vẫn nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu nhưng khoảng cách này đang dần thu hẹp. "Sự bùng nổ ngành công nghiệp dầu khí giúp Mỹ tự chủ dầu nhiều hơn", Matt Smith- giám đốc nghiên cứu mảng hàng hóa của ClipperData cho biết.
Nhiều chuyên gia thậm chí dự báo rằng sản lượng của Mỹ thậm chí có thể vượt Nga và Ả-rập Xê-út để trở thành quốc gia khai thác dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Tom Kloza, chuyên gia phân tích tại công ty Oil Price Information Service cho rằng Mỹ có thể lọt vào top 4 các quốc gia xuất khẩu dầu khí, vượt một số quốc gia thành viên OPEC như Iran, Iraq...
"Không một quốc gia nào muốn để mất thị phần về tay Mỹ", ông Kloza nói.
Trong khi đó, Nga và Ả-rập Xê-út tỏ ra không quá lo lắng trước "cỗ máy" khai thác dầu mỏ Mỹ.
"Nhu cầu dầu thô đang tăng và chúng ta không nên quá lo lắng", Bộ trưởng năng lượng Ả-rập Xê-út Khalid al-Falih phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Giá dầu thô Mỹ đang được giao dịch ở dưới mức giá sàn của thế giới do nhiều yếu tố trong đó có sự bùng nổ dầu đá phiến và OPEC cắt giảm sản lượng. Nếu khoảng cách giá đó biến mất, nhu cầu dầu thô Mỹ có thể sẽ giảm.
Hiện tại, việc tăng cường xuất khẩu và khai thác cho phép ngành công nghiệp năng lượng Mỹ phục hồi từ cơn khủng hoảng 2 năm trước. Điều này đồng nghĩa ngày càng có nhiều việc làm được tạo ra và tăng trưởng kinh tế vững hơn. Thế nhưng khi giá dầu thô tăng kéo theo giá xăng cũng tăng khiến lái xe của Mỹ phải bực mình khi phải chứng kiến dầu thô xuất khẩu sang nước ngoài mỗi ngày. Ngoài dầu thô, Mỹ còn xuất khẩu khoảng 2 triệu thùng xăng và dầu diesel mỗi ngày.
Giá xăng hôm thứ sáu tuần trước ở mức 2,57 USD/gallon. Ông Kloza dự đoán, giá xăng sẽ còn tăng hơn nữa.
Sự trở lại của ngành công nghiệp dầu khí Mỹ bắt đầu từ tháng 12/2015. Tại thời điểm đó, lệnh cấm xuất khẩu dầu thô của Mỹ kéo dài trong 40 năm chính thức được bãi bỏ. Dầu thô từ khu vực Texas, Oklahoma và Bắc Dakota được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Tình trạng thừa dầu thô trở thành cơn ác mộng đối với ngành công nghiệp năng lượng của nền kinh tế lớn nhất thế giới khi giá giảm xuống còn 26 USD/thùng. Tuy nhiên, lượng dầu thừa cuối cùng cũng được giải quyết khi Mỹ tăng cường xuất khẩu sang các thị trường châu Âu, Mỹ Latin, thậm chí cả Trung Quốc.
Theo số liệu mới nhất từ Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ, lượng dầu thô xuất khẩu trong tháng 10/2017 đạt ngưỡng kỷ lục 1,7 triệu thùng/ngày- gấp 4 lần so với công suất trong năm 2015- thời điểm chính phủ cấm xuất khẩu dầu mỏ sang thị trường nước ngoài trừ Canada.
Việc gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu chỉ là một nhân tố hỗ trợ thị trường năng lượng. Bên cạnh đó OPEC và 10 nước ngoài tổ chức dẫn đầu là Nga thắt chặt sản lượng cũng góp phần lớn đẩy giá dầu lên cao. Ngoài ra, thị trường dầu thô cũng được hưởng lợi từ kinh tế toàn cầu phục hồi khiến nhu cầu tăng lên trong khi đồng USD yếu giúp giá dầu rẻ hơn so với các đồng tiền khác.
Thế nhưng giá dầu càng tăng cao càng kích thích Mỹ tăng sản lượng, đặc biệt là các nhà khai thác dầu đá phiến khu vực phía tây Texas và New Mexico.
Sau Canada còn rất nhiều thị trường khác là điểm đến của dầu thô Mỹ trong đó có Trung Quốc (16,5%), Anh (11,3%) và Hà Lan (8.4%), theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu năng lượng ClipperData.
Sản lượng dầu thô tăng mạnh khiến Mỹ giảm nhập khẩu dầu đặc biệt từ các nguồn cung ổn định như Venezuela và Trung Đông. Tuy nhiên, nước này vẫn nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu nhưng khoảng cách này đang dần thu hẹp. "Sự bùng nổ ngành công nghiệp dầu khí giúp Mỹ tự chủ dầu nhiều hơn", Matt Smith- giám đốc nghiên cứu mảng hàng hóa của ClipperData cho biết.
Nhiều chuyên gia thậm chí dự báo rằng sản lượng của Mỹ thậm chí có thể vượt Nga và Ả-rập Xê-út để trở thành quốc gia khai thác dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Tom Kloza, chuyên gia phân tích tại công ty Oil Price Information Service cho rằng Mỹ có thể lọt vào top 4 các quốc gia xuất khẩu dầu khí, vượt một số quốc gia thành viên OPEC như Iran, Iraq...
"Không một quốc gia nào muốn để mất thị phần về tay Mỹ", ông Kloza nói.
Trong khi đó, Nga và Ả-rập Xê-út tỏ ra không quá lo lắng trước "cỗ máy" khai thác dầu mỏ Mỹ.
"Nhu cầu dầu thô đang tăng và chúng ta không nên quá lo lắng", Bộ trưởng năng lượng Ả-rập Xê-út Khalid al-Falih phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Giá dầu thô Mỹ đang được giao dịch ở dưới mức giá sàn của thế giới do nhiều yếu tố trong đó có sự bùng nổ dầu đá phiến và OPEC cắt giảm sản lượng. Nếu khoảng cách giá đó biến mất, nhu cầu dầu thô Mỹ có thể sẽ giảm.
Hiện tại, việc tăng cường xuất khẩu và khai thác cho phép ngành công nghiệp năng lượng Mỹ phục hồi từ cơn khủng hoảng 2 năm trước. Điều này đồng nghĩa ngày càng có nhiều việc làm được tạo ra và tăng trưởng kinh tế vững hơn. Thế nhưng khi giá dầu thô tăng kéo theo giá xăng cũng tăng khiến lái xe của Mỹ phải bực mình khi phải chứng kiến dầu thô xuất khẩu sang nước ngoài mỗi ngày. Ngoài dầu thô, Mỹ còn xuất khẩu khoảng 2 triệu thùng xăng và dầu diesel mỗi ngày.
Giá xăng hôm thứ sáu tuần trước ở mức 2,57 USD/gallon. Ông Kloza dự đoán, giá xăng sẽ còn tăng hơn nữa.
Đức Quỳnh
NDH.vn
NDH.vn
Relate Threads