Giá dầu giảm và liên tiếp duy trì ở mức thấp làm dấy lên nhiều quan ngại về một cơn sốt giá dầu trong tương lai, khi các nhà khai thác chẳng mặn mà cho các hạng mục đầu tư dài hạn.
Dù được OPEC hỗ trợ nhưng giá dầu thô thế giới vẫn đang trong tình trạng ảm đạm. Ban đầu, người ta kỳ vọng giá dầu thô năm nay sẽ trên 50 USD/thùng nhưng thực tế, nó vẫn đang lẹt đẹt ở mức 40 USD. Nguyên nhân bắt nguồn từ nhu cầu ít trong khi nguồn cung tăng vọt nhờ sản lượng vượt trội của dầu đá phiến và các nhà khai thác tại Libya và Nigeria, những quốc gia không bị ảnh hưởng bởi yêu cầu cắt giảm của OPEC.
Có thể khẳng định rằng, giá dầu càng ở mức thấp thì nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng dầu trong tương lai càng cao. Theo các chuyên gia lý giải, khi giá dầu thấp, các nhà sản xuất chẳng còn mặn mà tới đầu tư dài hạn. Các khoản đầu tư khoảng 2.000 tỷ USD đã bị đình trệ vì giá dầu quá thấp, làm dấy lên nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung vào đầu năm 2020.
Đầu năm nay, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã đưa ra bản dự báo thị trường dầu mỏ trong 5 năm tới. Theo đó, nguồn cung toàn cầu có thể phải vật lộn để theo kịp nhu cầu sau năm 2020, kéo theo nguy cơ giá dầu tăng mạnh. Tình trạng này chỉ có thể được giải quyết khi các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ đầu tư mạnh mẽ hơn cho các dự án cơ sở hạ tầng mới.
Ông Mark Richard, quản lý cấp cao trong lĩnh vực dịch vụ dầu khí của Halliburton, nhấn mạnh tại Hội nghị Dầu khí Toàn cầu: “Cầu sẽ sớm đuổi kịp cung trong thị trường dầu mỏ thế giới. Khi đó, giá dầu chắc chắn sẽ tăng. Có lẽ nó xảy ra vào đâu đó trong giai đoạn 2020-2021 nhưng dù sớm hay muộn, cầu sẽ đuổi kịp và vượt cung”.
Có hai yếu tố để chứng minh cho mối quan ngại này. Thứ nhất, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tiếp tục tăng lên. Trên thực tế, sau khi quý đầu của năm 2017 đạt mức tăng 1 triệu thùng/ngày, IEA đã nhận thấy mức tăng trong quý 2 đạt 1,5 triệu thùng/ngày. Sự tăng trưởng này khiến IEA nhận định tổng mức tăng của cả năm 2017 sẽ là 100.000 tới 1,4 triệu thùng/ngày. Cơ quan này cũng dự đoán nhu cầu sử dụng dầu mỏ sẽ tiếp tục tăng đến năm 2040 dù tăng trưởng trong tương lai có thể chậm hơn.
Trong khi đó, nguồn cung dầu thô từ các mỏ tiếp tục giảm. Theo nghiên cứu của Bank of America Merrill Lynch, sản lượng dầu mỏ trung bình ngoài OPEC giảm 5% mỗi năm. Do đó, ngành công nghiệp cần thêm 2,8 triệu thùng/ngày để bù đắp vào phần đã mất. Song hành cùng sự tăng trưởng, con số này cũng sẽ được mở rộng thêm.
Dù sản lượng khai thác dầu đá phiến Mỹ tăng lên có thể lấp đầy khoảng trống đó nhưng chỉ riêng nó là chưa đủ. IEA nhấn mạnh, nếu dầu có giá 60 USD/thùng, các nhà khai thác dầu đá phiến có thể bổ sung 1,4 triệu thùng/ngày tới năm 2022. Nếu mức giá là 80 USD/thùng, ngành này có thể tạo ra tới 7 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, với nhu cầu dự kiến khoảng 104 triệu thùng/ngày vào năm 2022, ngành công nghiệp dầu mỏ cần nhiều hơn là dầu đá phiến. Trên thực tế, các dự án khai mỏ cần nhiều thời gian để triển khai, nhất là các dự án trên biển. Nếu không có sự chuẩn bị từ lúc này, các nhà khai thác sẽ không đáp ứng kịp nhu cầu sử dụng dầu vào năm 2022.
Giá dầu hiện nay đang ở mức thấp nhưng rõ ràng, nó sẽ không mãi như vậy. Tình trạng thiếu nguồn cung có thể kéo dài vài năm, khiến giá dầu tăng theo cấp số nhân. Do các nhà khai thác không mặn mà với việc phát triển các dự án mới nên dầu mỏ có thể trở thành kênh đầu tư hợp lý mà các nhà đầu tư nên cân nhắc trong vài năm tới.
Dù được OPEC hỗ trợ nhưng giá dầu thô thế giới vẫn đang trong tình trạng ảm đạm. Ban đầu, người ta kỳ vọng giá dầu thô năm nay sẽ trên 50 USD/thùng nhưng thực tế, nó vẫn đang lẹt đẹt ở mức 40 USD. Nguyên nhân bắt nguồn từ nhu cầu ít trong khi nguồn cung tăng vọt nhờ sản lượng vượt trội của dầu đá phiến và các nhà khai thác tại Libya và Nigeria, những quốc gia không bị ảnh hưởng bởi yêu cầu cắt giảm của OPEC.
Đầu năm nay, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã đưa ra bản dự báo thị trường dầu mỏ trong 5 năm tới. Theo đó, nguồn cung toàn cầu có thể phải vật lộn để theo kịp nhu cầu sau năm 2020, kéo theo nguy cơ giá dầu tăng mạnh. Tình trạng này chỉ có thể được giải quyết khi các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ đầu tư mạnh mẽ hơn cho các dự án cơ sở hạ tầng mới.
Ông Mark Richard, quản lý cấp cao trong lĩnh vực dịch vụ dầu khí của Halliburton, nhấn mạnh tại Hội nghị Dầu khí Toàn cầu: “Cầu sẽ sớm đuổi kịp cung trong thị trường dầu mỏ thế giới. Khi đó, giá dầu chắc chắn sẽ tăng. Có lẽ nó xảy ra vào đâu đó trong giai đoạn 2020-2021 nhưng dù sớm hay muộn, cầu sẽ đuổi kịp và vượt cung”.
Có hai yếu tố để chứng minh cho mối quan ngại này. Thứ nhất, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tiếp tục tăng lên. Trên thực tế, sau khi quý đầu của năm 2017 đạt mức tăng 1 triệu thùng/ngày, IEA đã nhận thấy mức tăng trong quý 2 đạt 1,5 triệu thùng/ngày. Sự tăng trưởng này khiến IEA nhận định tổng mức tăng của cả năm 2017 sẽ là 100.000 tới 1,4 triệu thùng/ngày. Cơ quan này cũng dự đoán nhu cầu sử dụng dầu mỏ sẽ tiếp tục tăng đến năm 2040 dù tăng trưởng trong tương lai có thể chậm hơn.
Trong khi đó, nguồn cung dầu thô từ các mỏ tiếp tục giảm. Theo nghiên cứu của Bank of America Merrill Lynch, sản lượng dầu mỏ trung bình ngoài OPEC giảm 5% mỗi năm. Do đó, ngành công nghiệp cần thêm 2,8 triệu thùng/ngày để bù đắp vào phần đã mất. Song hành cùng sự tăng trưởng, con số này cũng sẽ được mở rộng thêm.
Dù sản lượng khai thác dầu đá phiến Mỹ tăng lên có thể lấp đầy khoảng trống đó nhưng chỉ riêng nó là chưa đủ. IEA nhấn mạnh, nếu dầu có giá 60 USD/thùng, các nhà khai thác dầu đá phiến có thể bổ sung 1,4 triệu thùng/ngày tới năm 2022. Nếu mức giá là 80 USD/thùng, ngành này có thể tạo ra tới 7 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, với nhu cầu dự kiến khoảng 104 triệu thùng/ngày vào năm 2022, ngành công nghiệp dầu mỏ cần nhiều hơn là dầu đá phiến. Trên thực tế, các dự án khai mỏ cần nhiều thời gian để triển khai, nhất là các dự án trên biển. Nếu không có sự chuẩn bị từ lúc này, các nhà khai thác sẽ không đáp ứng kịp nhu cầu sử dụng dầu vào năm 2022.
Giá dầu hiện nay đang ở mức thấp nhưng rõ ràng, nó sẽ không mãi như vậy. Tình trạng thiếu nguồn cung có thể kéo dài vài năm, khiến giá dầu tăng theo cấp số nhân. Do các nhà khai thác không mặn mà với việc phát triển các dự án mới nên dầu mỏ có thể trở thành kênh đầu tư hợp lý mà các nhà đầu tư nên cân nhắc trong vài năm tới.
Linh Anh
Theo Trí thức trẻ/Business Insider
Theo Trí thức trẻ/Business Insider
Relate Threads