Một trong những yếu tố bí ẩn nhất có tác động thị trường dầu mỏ là lượng dầu tồn trữ trong các kho, bể chứa ở các quốc gia, đặc biệt là các nước lớn như Trung Quốc… Khoa học công nghệ tiến bộ hiện nay đã làm sáng tỏ được những bí mật này chưa?
Mỹ là quốc gia được cho là minh bạch trong các thông tin về tồn kho dầu thô qua các báo cáo công khai của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA). Nhưng không phải quốc gia nào cũng như vậy. Việc công bố các thông tin về lượng dầu thô tồn trữ trong các kho trữ với các quốc gia là hiếm khi xảy ra, thậm chí đó còn là thông tin tuyệt mật. Không ai thực sự biết các nước trên thế giới đang lưu trữ bao nhiêu dầu thô, tạo ra sự không chắc chắn ở phía cung của thị trường dầu mỏ. Điều này là một trở ngại không nhỏ không chỉ với giới phân tích khi dự đoán thị trường, mà còn gây “rối” cho các nhà hoạch định chính sách của các thế lực dầu mỏ lớn trên thế giới, chẳng hạn như Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Một trong những biện pháp truyền thống để nắm được phần nào những thông tin về lượng cung cấp, lưu trữ dầu thô cũng như xuất khẩu dầu thô của các quốc gia là thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau, khảo sát ở các công ty, tính toán tiêu thụ trong nước và theo dõi các tàu chở dầu. Nhưng những thông tin này dễ bị sai lệch và đôi khi không được hồi tố xem xét trong trường hợp một số công ty không báo cáo trong cuộc khảo sát.
Tuy nhiên, đã có một công nghệ mới nhất, hiện đại nhất mà thế giới phát kiến ra giờ đã có thể giúp làm sáng tỏ thêm về lưu trữ dầu thô trên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang quyết giữ bí mật về số liệu tồn kho dầu thô. Công nghệ đó là Trí thông minh nhân tạo (AI).
Công ty Phân tích địa lý không gian Orbital Insight của Mỹ đang sử dụng một hình thức của AI - mạng lưới thần kinh xoắn (CNN) - để phân tích các hình ảnh vệ tinh và xác định số lượng bể chứa và lượng hóa dầu thô trong các bể chứa. Các bể chứa có mái nổi, vì vậy khối lượng dầu là có thể đo được. Orbital Insight cho hay, họ không chỉ đếm số bồn chứa mà còn sử dụng công nghệ nhận diện bóng (shadow-detection technology) để tính toán trong những bể chứa có bao nhiều dầu. Cơ sở cho cách tính này rất đơn giản, mái bể vốn cao hay thấp tùy theo lượng dầu chứa bên trong và khi bể dự trữ đầy hay lưng, chúng ta có thể thấy được qua cái bóng in trên thành bể, trông như mặt trăng lưỡi liềm.
Nhờ công nghệ này mà Orbital Insight có thể ước tính khả năng lưu trữ dầu và khối lượng dầu đang được các nước lưu trữ hoặc dự định lưu trữ. Orbital Insight từng áp dụng kỹ thuật này đối với khoảng 6.000 bồn chứa ở Mỹ, rồi so sánh với con số do Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cung cấp.
Năm ngoái, Orbital Insight cũng từng gây chấn động khi tiết lộ về lượng dầu mà Trung Quốc - một quốc gia hiếm khi chia sẻ số liệu lưu trữ, nhưng tiêu thụ dầu và các sản phẩm dầu mỏ lớn thứ hai thế giới có thể đang lưu trữ. Orbital Insight cho biết, họ dựa theo hình ảnh vệ tinh chụp trong các năm từ 2010 đến 2014 và biết được tổng số bể dự trữ xăng dầu thương mại và chiến lược trên toàn Trung Quốc là 2.100, với khả năng lưu trữ 900 triệu thùng dầu. Con số đó lớn hơn 4 lần so với dữ kiện 500 bể chứa được TankTerminal.com đã báo cáo. Ước tính của Orbital Insight cũng cho thấy Trung Quốc có khoảng 600 triệu thùng dầu cung cấp trên lãnh thổ của nước này vào tháng 5-2016 - đó là chưa kể tới các bể chứa ngầm dưới lòng đất.
Theo trang mạng Oilprice.com, Orbital Insight cho đến nay vẫn đang theo dõi lưu trữ dầu của Mỹ và Trung Quốc và hiện đang phân tích các dữ liệu này cho thế giới. Kế hoạch của công ty là sẽ tìm hiểu và ước tính dự trữ dầu của các nước như Nga, Brazil, Ấn Độ, Venezuela, Angola, Nigeria và Iran.
Nếu trí tuệ nhân tạo phân tích các hình ảnh vệ tinh có thể tiết lộ số lượng các bể chứa dầu, ít nhất là các bể chứa nổi mà các nước đang có, cũng như khả năng lưu trữ của chúng, thì có thể giúp làm sáng tỏ thêm về nguồn cung dầu trên thế giới.
Tuy nhiên, Giám đốc Nghiên cứu hàng hóa và năng lượng tại Morningstar Sandy Fielden, “công nghệ vệ tinh có thể cho bạn biết rất nhiều, nhưng không phải tất cả mọi thứ”, bởi với một ngành công nghiệp nhạy cảm như dầu mỏ, sẽ luôn có những quốc gia không chia sẻ số liệu tồn kho dầu minh bạch và độc lập. Hơn nữa, công nghệ của Orbital Insight vẫn không thể phân biệt được có cơ sở nào chứa dầu ngầm dưới mặt đất hay không.
Mỹ là quốc gia được cho là minh bạch trong các thông tin về tồn kho dầu thô qua các báo cáo công khai của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA). Nhưng không phải quốc gia nào cũng như vậy. Việc công bố các thông tin về lượng dầu thô tồn trữ trong các kho trữ với các quốc gia là hiếm khi xảy ra, thậm chí đó còn là thông tin tuyệt mật. Không ai thực sự biết các nước trên thế giới đang lưu trữ bao nhiêu dầu thô, tạo ra sự không chắc chắn ở phía cung của thị trường dầu mỏ. Điều này là một trở ngại không nhỏ không chỉ với giới phân tích khi dự đoán thị trường, mà còn gây “rối” cho các nhà hoạch định chính sách của các thế lực dầu mỏ lớn trên thế giới, chẳng hạn như Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Một trong những biện pháp truyền thống để nắm được phần nào những thông tin về lượng cung cấp, lưu trữ dầu thô cũng như xuất khẩu dầu thô của các quốc gia là thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau, khảo sát ở các công ty, tính toán tiêu thụ trong nước và theo dõi các tàu chở dầu. Nhưng những thông tin này dễ bị sai lệch và đôi khi không được hồi tố xem xét trong trường hợp một số công ty không báo cáo trong cuộc khảo sát.
Tuy nhiên, đã có một công nghệ mới nhất, hiện đại nhất mà thế giới phát kiến ra giờ đã có thể giúp làm sáng tỏ thêm về lưu trữ dầu thô trên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang quyết giữ bí mật về số liệu tồn kho dầu thô. Công nghệ đó là Trí thông minh nhân tạo (AI).
Nhờ công nghệ này mà Orbital Insight có thể ước tính khả năng lưu trữ dầu và khối lượng dầu đang được các nước lưu trữ hoặc dự định lưu trữ. Orbital Insight từng áp dụng kỹ thuật này đối với khoảng 6.000 bồn chứa ở Mỹ, rồi so sánh với con số do Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cung cấp.
Năm ngoái, Orbital Insight cũng từng gây chấn động khi tiết lộ về lượng dầu mà Trung Quốc - một quốc gia hiếm khi chia sẻ số liệu lưu trữ, nhưng tiêu thụ dầu và các sản phẩm dầu mỏ lớn thứ hai thế giới có thể đang lưu trữ. Orbital Insight cho biết, họ dựa theo hình ảnh vệ tinh chụp trong các năm từ 2010 đến 2014 và biết được tổng số bể dự trữ xăng dầu thương mại và chiến lược trên toàn Trung Quốc là 2.100, với khả năng lưu trữ 900 triệu thùng dầu. Con số đó lớn hơn 4 lần so với dữ kiện 500 bể chứa được TankTerminal.com đã báo cáo. Ước tính của Orbital Insight cũng cho thấy Trung Quốc có khoảng 600 triệu thùng dầu cung cấp trên lãnh thổ của nước này vào tháng 5-2016 - đó là chưa kể tới các bể chứa ngầm dưới lòng đất.
Theo trang mạng Oilprice.com, Orbital Insight cho đến nay vẫn đang theo dõi lưu trữ dầu của Mỹ và Trung Quốc và hiện đang phân tích các dữ liệu này cho thế giới. Kế hoạch của công ty là sẽ tìm hiểu và ước tính dự trữ dầu của các nước như Nga, Brazil, Ấn Độ, Venezuela, Angola, Nigeria và Iran.
Nếu trí tuệ nhân tạo phân tích các hình ảnh vệ tinh có thể tiết lộ số lượng các bể chứa dầu, ít nhất là các bể chứa nổi mà các nước đang có, cũng như khả năng lưu trữ của chúng, thì có thể giúp làm sáng tỏ thêm về nguồn cung dầu trên thế giới.
Tuy nhiên, Giám đốc Nghiên cứu hàng hóa và năng lượng tại Morningstar Sandy Fielden, “công nghệ vệ tinh có thể cho bạn biết rất nhiều, nhưng không phải tất cả mọi thứ”, bởi với một ngành công nghiệp nhạy cảm như dầu mỏ, sẽ luôn có những quốc gia không chia sẻ số liệu tồn kho dầu minh bạch và độc lập. Hơn nữa, công nghệ của Orbital Insight vẫn không thể phân biệt được có cơ sở nào chứa dầu ngầm dưới mặt đất hay không.
Linh Phương - Petrotimes.vn
Relate Threads