Đây là một trong những lĩnh vực nhằm hướng đến bình thường hóa quan hệ ngoại giao và thương mại giữa hai nước.
Trong tuyên bố lịch sử ngày 17/12/2014 của mình, ông Obama nêu rõ Mỹ sẽ làm việc với Cuba về các vấn đề cùng quan tâm và có lợi cho cả hai bên, trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường và thương lượng phân định vùng lãnh hải chồng lấn giữa 2 nước này và Mexico tại phía Đông Vịnh Mexico.
Khả năng về một thỏa thuận ba bên giữa Mỹ, Mexico và Cuba về phân định ranh giới trên phần thềm lục địa này sẽ mở ra cho Cuba cơ hội khai thác các khu vực nhiều tiềm năng dầu khí và đây có thể là vấn đề then chốt của quá trình phát triển kinh tế dài hạn của Cuba cũng như an ninh năng lượng trong tương lai của đảo quốc này. Hơn nữa, đó cũng là nhiệm vụ bảo vệ môi trường chung tại Vịnh Mexico, một hệ sinh thái biển có diện tích 1,5 triệu km2 chủ yếu do 3 nước quản lý.
Các đa giác tại Vịnh Mexico
Vịnh Mexico có 2 đa giác địa lý trải dài từ các vùng lãnh hải của Mexico, Mỹ và Cuba đến các vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Ranh giới của Đa giác phía Tây, với tổng diện tích 17.467 km2 và độ sâu trung bình 4000 m, đã được phân định bằng 2 thỏa thuận giữa Mexico và Mỹ ký ngày 4/5/1978 và 9/6/2000, theo đó Mexico chiếm 62% diện tích (10.619 km2) và Mỹ chiếm 38% (6568 km2).
Ngày 31/7/1976, Mexico và Cuba đã phân định các vùng đặc quyền kinh tế trong Vịnh Mexico và Kênh Yucatan; và ngày 16/12/1977 Mỹ và Cuba đã ký thỏa thuận phân định ranh giới lãnh hải tại Eo biển Florida và tại Vịnh Mexico.
Hiện tại, 3 nước còn phải thương lượng việc phân định Đa giác phía Đông với tổng diện tích khoảng 20.000 km2. Môt thỏa thuận tiềm năng 3 bên sẽ mở ra vô số cơ hội cho cả Mexico, Mỹ và Cuba trong việc nghiên cứu khu vực vẫn còn chưa được biết tới nhiều này và chưa có hoạt động thăm dò nào trong hơn 30 năm qua do vẫn thiếu hụt công nghệ tiên tiến đủ để đánh giá tiềm năng địa chất các vùng nước rất sâu.
Tiềm năng dầu khí
Cục Địa chất Mỹ (USGS) mới đây đã xem xét lại các kết quả của một nghiên cứu công bố năm 2004, trong đó bằng phương pháp đánh giá địa chất đã ước lượng trữ lượng khoảng 4,6 tỷ thùng dầu, 9800 tỷ m3 khí đốt và 0,9 tỷ thùng khí đốt hóa lỏng còn có thể khám phá tại vùng bồn bể phía Bắc của Cuba. Nhưng nghiên cứu của USGS tại bồn bể phía Bắc của Cuba không đồng nghĩa với toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế của nước này và không tính được các trữ lượng tiềm năng tại phần còn lại của Vịnh Mexico.
Phần Vịnh Mexico do Mỹ quản lý hiện chiếm 17% tổng sản lượng dầu thô và 14% trữ lượng dầu đã kiểm chứng của nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Khoảng 2.350 giàn khoan cùng khoảng 40.000km đường ống ngầm dưới biển đang sản xuất và vận tải khoảng 1,6 triệu thùng dầu thô mỗi ngày tại phía Tây Vịnh Mexico thuộc Mỹ.
Việc Mexico gần đây đã mở cửa cho tư nhân được tham gia các hoạt động dầu khí cũng đã mở ra cơ hội khai thác nguồn “vàng đen” nằm tại các vùng nước rất sâu vẫn chưa được thăm dò nằm trong 575.000 km2 phần Vịnh Mexico do nước này quản lý, nơi được ước tính có thể tìm được khoảng 29 tỷ thùng dầu.
Từ những kết quả của một số nghiên cứu địa chất của USGS tại vùng nước rất sâu tại phía Đông Vịnh Mexico, có thể dự đoán có hàng tỷ thùng dầu đang nằm trong vùng biển nước sâu phía Bắc Cuba trong Vịnh Mexico, tiếp giáp với vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ và Đa giác phía Đông.
Tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa có bất cứ thông tin khoa học nào về thăm dò dầu khí đáp ứng được những tiêu chuẩn khoa học-kỹ thuật cao, bao gồm cả việc kiểm tra khắt khe và minh bạch, để có thể định vị chi tiết các khu vực có thể tiến hành khoan thăm dò tại vùng nước sâu giao thoa giữa 3 nước.
Một khó khăn nữa cho quá trình thăm dò trong khu vực do Mỹ quản lý tại Đa giác phía Đông là lệnh cấm thăm dò và khai thác dầu theo đạo luật về an ninh năng lượng trong Vịnh Mexico (GOMESA) ban hành năm 2006. Lệnh cấm này bao trùm một khu vực rộng 260.000 km2 và ấn định khoảng cách từ 100-125 hải lý từ bờ biển Florida không được phép tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí tới năm 2022. Mục đích của đạo luật này là bảo vệ nền kinh tế bang Đông Nam nước Mỹ này khỏi bất cứ nguy cơ tràn dầu trên biển nào.
Xét tới yếu tố này, một thỏa thuận 3 bên cuối cùng có thể sẽ bao gồm điều khoản có thể sử dụng vùng đặc quyền kinh tế của Cuba làm cơ sở để nhận dạng và đánh giá tiềm năng địa chất vùng phía Đông Vịnh Mexico thuộc Mỹ. Nói cách khác văn bản trong tương lai này có thể sẽ cho phép các công ty quốc tế thăm dò và khai thác các mỏ dầu vắt qua ranh giới hai nước từ các dàn khoan lắp đặt trên phần biển do Cuba quản lý.
Bảo vệ môi trường
Sau tai nạn của giàn khoan Deepwater Horizon tại Vịnh Mexico vào tháng 4/2010, các chính phủ và công ty dầu khí trong khu vực đã xác định lại và củng cố những quy định và thực hành về an toàn như rà soát và quản lý các tác động và rủi ro môi trường của các hoạt động thăm dò và khai thác.
Đại diện của các chính phủ Mỹ, Mexico và Cuba đã nhiều lần gặp nhau trong khuôn khổ Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) và Công ước về Bảo vệ và Phát triển Môi trường biển tại vùng Caribean mở rộng, để xác lập những nguyên tắc cơ sở cho hợp tác song phương và đa phương trong việc ngăn chặn và giải quyết những tai nạn tràn dầu có thể xảy ra trong quá trình thăm dò và khai thác.
Từ năm 1980, Mexico và Mỹ đã ký Kế hoạch chung về những sự cố ngẫu nhiên gây ô nhiễm môi trường biển do tràn dầu và các chất độc hại khác (MEXUS), trong đó cung cấp quy trình xử lý trong trường hợp sự cố ô nhiễm gây ra đe dọa với nước biển, các khu vực gần bờ hay tại môi trường biển tại vùng nước giáp ranh.
Hiện tại Cuba và Mỹ cũng cần ký kết một thỏa thuận tương tự để xây dựng một cấu trúc chiến lược để phòng ngừa, dự đoán và phản ứng trước các tình huống môi trường khẩn cấp, đặc biệt là các vùng nước giáp ranh trên Vịnh Mexico và Eo biển Florida.
Văn bản này cần xác định dây chuyền điều hành và các khu vực trách nhiệm, chu trình ghi nhớ, cảnh báo, thiết lập tương tác giữa các kế hoạch và chu trình làm việc của hai nước và các cơ quan hữu quan có liên quan tới lĩnh vực này, phối hợp trong đào tạo, huấn luyện nhân sự, kể cả diễn tập chống thảm họa chung, cũng như những điều khoản cho phép Cuba tiếp cận công nghệ, chuyên gia và dịch vụ như ngoại lệ của lệnh cấm vận mà Mỹ chống đảo quốc Caribean này.
Mặc dù trong ngắn hạn vẫn chưa có triển vọng rõ ràng về hoạt động thăm dò dầu khí trong vùng lãnh hải Cuba do giá dầu thô trên trường quốc tế đang ở mức thấp, nhưng các cuộc thương lượng ba bên tiếp tục được tiến hành, thậm chí với sự góp mặt của các tổ chức quốc tế và phi chính phủ, là điều rất cần thiết lúc này.
Các chuyên gia trong ngành cũng cho rằng các thỏa thuận liên quan tới hoạt động dầu khí tại Vịnh Mexico phải cụ thể, mang tính ràng buộc và bao gồm các cơ chế giải quyết xung đột quyền lợi trong trường hợp phát sinh mâu thuẫn giữa các bên.
Thách thức chủ yếu trong việc khai thác nguồn tài nguyên dầu khí tại Vịnh Mexico, trải rộng 1,5 triệu km2 và tiếp giáp 3 quốc gia Mexico, Mỹ và Cuba, là sự cân bằng giữa hiệu quả kinh tế và bảo vê môi trường, nói cách khác là đảm bảo an ninh năng lượng lẫn an toàn sinh thái. Hợp tác chính là con đường khả quan nhất để cả 3 nước cùng duy trì thế cân bằng ngày càng mong manh ấy.
Trong tuyên bố lịch sử ngày 17/12/2014 của mình, ông Obama nêu rõ Mỹ sẽ làm việc với Cuba về các vấn đề cùng quan tâm và có lợi cho cả hai bên, trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường và thương lượng phân định vùng lãnh hải chồng lấn giữa 2 nước này và Mexico tại phía Đông Vịnh Mexico.
Khả năng về một thỏa thuận ba bên giữa Mỹ, Mexico và Cuba về phân định ranh giới trên phần thềm lục địa này sẽ mở ra cho Cuba cơ hội khai thác các khu vực nhiều tiềm năng dầu khí và đây có thể là vấn đề then chốt của quá trình phát triển kinh tế dài hạn của Cuba cũng như an ninh năng lượng trong tương lai của đảo quốc này. Hơn nữa, đó cũng là nhiệm vụ bảo vệ môi trường chung tại Vịnh Mexico, một hệ sinh thái biển có diện tích 1,5 triệu km2 chủ yếu do 3 nước quản lý.
Các đa giác tại Vịnh Mexico
Vịnh Mexico có 2 đa giác địa lý trải dài từ các vùng lãnh hải của Mexico, Mỹ và Cuba đến các vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Ranh giới của Đa giác phía Tây, với tổng diện tích 17.467 km2 và độ sâu trung bình 4000 m, đã được phân định bằng 2 thỏa thuận giữa Mexico và Mỹ ký ngày 4/5/1978 và 9/6/2000, theo đó Mexico chiếm 62% diện tích (10.619 km2) và Mỹ chiếm 38% (6568 km2).
Ngày 31/7/1976, Mexico và Cuba đã phân định các vùng đặc quyền kinh tế trong Vịnh Mexico và Kênh Yucatan; và ngày 16/12/1977 Mỹ và Cuba đã ký thỏa thuận phân định ranh giới lãnh hải tại Eo biển Florida và tại Vịnh Mexico.
Hiện tại, 3 nước còn phải thương lượng việc phân định Đa giác phía Đông với tổng diện tích khoảng 20.000 km2. Môt thỏa thuận tiềm năng 3 bên sẽ mở ra vô số cơ hội cho cả Mexico, Mỹ và Cuba trong việc nghiên cứu khu vực vẫn còn chưa được biết tới nhiều này và chưa có hoạt động thăm dò nào trong hơn 30 năm qua do vẫn thiếu hụt công nghệ tiên tiến đủ để đánh giá tiềm năng địa chất các vùng nước rất sâu.
Tiềm năng dầu khí
Cục Địa chất Mỹ (USGS) mới đây đã xem xét lại các kết quả của một nghiên cứu công bố năm 2004, trong đó bằng phương pháp đánh giá địa chất đã ước lượng trữ lượng khoảng 4,6 tỷ thùng dầu, 9800 tỷ m3 khí đốt và 0,9 tỷ thùng khí đốt hóa lỏng còn có thể khám phá tại vùng bồn bể phía Bắc của Cuba. Nhưng nghiên cứu của USGS tại bồn bể phía Bắc của Cuba không đồng nghĩa với toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế của nước này và không tính được các trữ lượng tiềm năng tại phần còn lại của Vịnh Mexico.
Phần Vịnh Mexico do Mỹ quản lý hiện chiếm 17% tổng sản lượng dầu thô và 14% trữ lượng dầu đã kiểm chứng của nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Khoảng 2.350 giàn khoan cùng khoảng 40.000km đường ống ngầm dưới biển đang sản xuất và vận tải khoảng 1,6 triệu thùng dầu thô mỗi ngày tại phía Tây Vịnh Mexico thuộc Mỹ.
Việc Mexico gần đây đã mở cửa cho tư nhân được tham gia các hoạt động dầu khí cũng đã mở ra cơ hội khai thác nguồn “vàng đen” nằm tại các vùng nước rất sâu vẫn chưa được thăm dò nằm trong 575.000 km2 phần Vịnh Mexico do nước này quản lý, nơi được ước tính có thể tìm được khoảng 29 tỷ thùng dầu.
Từ những kết quả của một số nghiên cứu địa chất của USGS tại vùng nước rất sâu tại phía Đông Vịnh Mexico, có thể dự đoán có hàng tỷ thùng dầu đang nằm trong vùng biển nước sâu phía Bắc Cuba trong Vịnh Mexico, tiếp giáp với vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ và Đa giác phía Đông.
Tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa có bất cứ thông tin khoa học nào về thăm dò dầu khí đáp ứng được những tiêu chuẩn khoa học-kỹ thuật cao, bao gồm cả việc kiểm tra khắt khe và minh bạch, để có thể định vị chi tiết các khu vực có thể tiến hành khoan thăm dò tại vùng nước sâu giao thoa giữa 3 nước.
Một khó khăn nữa cho quá trình thăm dò trong khu vực do Mỹ quản lý tại Đa giác phía Đông là lệnh cấm thăm dò và khai thác dầu theo đạo luật về an ninh năng lượng trong Vịnh Mexico (GOMESA) ban hành năm 2006. Lệnh cấm này bao trùm một khu vực rộng 260.000 km2 và ấn định khoảng cách từ 100-125 hải lý từ bờ biển Florida không được phép tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí tới năm 2022. Mục đích của đạo luật này là bảo vệ nền kinh tế bang Đông Nam nước Mỹ này khỏi bất cứ nguy cơ tràn dầu trên biển nào.
Xét tới yếu tố này, một thỏa thuận 3 bên cuối cùng có thể sẽ bao gồm điều khoản có thể sử dụng vùng đặc quyền kinh tế của Cuba làm cơ sở để nhận dạng và đánh giá tiềm năng địa chất vùng phía Đông Vịnh Mexico thuộc Mỹ. Nói cách khác văn bản trong tương lai này có thể sẽ cho phép các công ty quốc tế thăm dò và khai thác các mỏ dầu vắt qua ranh giới hai nước từ các dàn khoan lắp đặt trên phần biển do Cuba quản lý.
Bảo vệ môi trường
Sau tai nạn của giàn khoan Deepwater Horizon tại Vịnh Mexico vào tháng 4/2010, các chính phủ và công ty dầu khí trong khu vực đã xác định lại và củng cố những quy định và thực hành về an toàn như rà soát và quản lý các tác động và rủi ro môi trường của các hoạt động thăm dò và khai thác.
Đại diện của các chính phủ Mỹ, Mexico và Cuba đã nhiều lần gặp nhau trong khuôn khổ Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) và Công ước về Bảo vệ và Phát triển Môi trường biển tại vùng Caribean mở rộng, để xác lập những nguyên tắc cơ sở cho hợp tác song phương và đa phương trong việc ngăn chặn và giải quyết những tai nạn tràn dầu có thể xảy ra trong quá trình thăm dò và khai thác.
Từ năm 1980, Mexico và Mỹ đã ký Kế hoạch chung về những sự cố ngẫu nhiên gây ô nhiễm môi trường biển do tràn dầu và các chất độc hại khác (MEXUS), trong đó cung cấp quy trình xử lý trong trường hợp sự cố ô nhiễm gây ra đe dọa với nước biển, các khu vực gần bờ hay tại môi trường biển tại vùng nước giáp ranh.
Văn bản này cần xác định dây chuyền điều hành và các khu vực trách nhiệm, chu trình ghi nhớ, cảnh báo, thiết lập tương tác giữa các kế hoạch và chu trình làm việc của hai nước và các cơ quan hữu quan có liên quan tới lĩnh vực này, phối hợp trong đào tạo, huấn luyện nhân sự, kể cả diễn tập chống thảm họa chung, cũng như những điều khoản cho phép Cuba tiếp cận công nghệ, chuyên gia và dịch vụ như ngoại lệ của lệnh cấm vận mà Mỹ chống đảo quốc Caribean này.
Mặc dù trong ngắn hạn vẫn chưa có triển vọng rõ ràng về hoạt động thăm dò dầu khí trong vùng lãnh hải Cuba do giá dầu thô trên trường quốc tế đang ở mức thấp, nhưng các cuộc thương lượng ba bên tiếp tục được tiến hành, thậm chí với sự góp mặt của các tổ chức quốc tế và phi chính phủ, là điều rất cần thiết lúc này.
Các chuyên gia trong ngành cũng cho rằng các thỏa thuận liên quan tới hoạt động dầu khí tại Vịnh Mexico phải cụ thể, mang tính ràng buộc và bao gồm các cơ chế giải quyết xung đột quyền lợi trong trường hợp phát sinh mâu thuẫn giữa các bên.
Thách thức chủ yếu trong việc khai thác nguồn tài nguyên dầu khí tại Vịnh Mexico, trải rộng 1,5 triệu km2 và tiếp giáp 3 quốc gia Mexico, Mỹ và Cuba, là sự cân bằng giữa hiệu quả kinh tế và bảo vê môi trường, nói cách khác là đảm bảo an ninh năng lượng lẫn an toàn sinh thái. Hợp tác chính là con đường khả quan nhất để cả 3 nước cùng duy trì thế cân bằng ngày càng mong manh ấy.
Duy Phương - http://tgvn.com.vn/
(theo Jorge F.Piñón)
(theo Jorge F.Piñón)
Relate Threads