Cuba đã bắt đầu tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc tuyệt đối vào đồng minh chiến lược Venezuela và đã mua lại 49% phần sở hữu của Venezuela tại nhà máy lọc dầu lớn nhất đất nước, nằm tại miền Trung Cuba.
Theo nhận định của trang AmericaEconomia, kể từ sau khi đạt mức đỉnh lịch sử 956.000 thùng/ngày, lượng dầu khí xuất khẩu của Venezuela nhìn chung theo đà đi xuống dần đều tới mức 312.400 thùng/ngày vào năm 2014 và thậm chí xuống còn 262.500 thùng/ngày vào năm 2016.
Đây kết quả của một loạt yếu tố, nhưng quan trọng nhất là việc dầu thô thế giới giảm giá, đặc biệt là loại dầu thô siêu nặng của Venezuela. Từng xuống mức đáy 40 USD/thùng năm 2016, hiện giá của loại mặt hàng này đang ở mức 63 USD/thùng, vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức 118 USD/thùng mà Caracas cần để cân bằng tài chính.
Hệ lụy từ sự sụt giảm này là rất lớn và Cuba là một trong những nước phải gánh chịu nhiều nhất. Những chuyến tàu chở dầu mà Venezuela gửi cho Cuba trong khuôn khổ hiệp định trao đổi lấy dịch vụ y tế và giáo dục (được coi là nền tảng của quan hệ kinh tế giữa hai nước), đạt đỉnh vào năm 2008, khi lượng dầu từ Venezuela tới Cuba đạt mức 115.000 thùng/ngày.
Từ năm 2009, khối lượng chuyển giao này đã bắt đầu suy yếu, tới năm 2011 thì có mức giảm đột ngột, từ 113.000 thùng/ngày xuống còn 102.000 thùng/ngày, và trong giai đoạn 2013 – 2016, lượng dầu thô từ Venezuela sang Cuba giảm từ 105.000 thùng/ngày xuống chỉ còn 87.550 thùng/ngày.
Cách đây vài ngày, Chủ tịch PDVSA Manuel Quevedo tuyên bố 2018 sẽ là “năm phục hồi” cho Tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela này theo cả hai hướng, đó là khôi phục dần sản lượng và đa dạng hóa thị trường quốc tế.
Nhưng về phần mình, Cuba đã bắt đầu tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc tuyệt đối vào đồng minh chiến lược Venezuela và thậm chí đã mua lại 49% phần sở hữu của Venezuela tại nhà máy lọc dầu lớn nhất đất nước mang tên Camilo Cienfuegos, nằm tại miền Trung Cuba và chuyên lọc dầu thô do Venezuela cung cấp. Bên cạnh đó, La Habana cũng săn tìm những thị trường cung cấp mới.
Một trong số này dĩ nhiên là Nga, nhưng quốc gia có quan hệ truyền thống này không phải là đối tác mới duy nhất. Từ giữa năm ngoái, trung tâm nghiên cứu Stratfor của Mỹ cho biết Mexico cũng đang cân nhắc trở thành nhà cung cấp dầu thô mới cho Cuba (tuy nhiên Bộ Ngoại giao Mexico chưa bao giờ khẳng định hay phủ nhận báo cáo này).
Cuba nỗ lực giảm phụ thuộc dầu khí vào Venezuela. Ảnh: AP/TTXVN
Vào cuối tháng 1/2018, La Habana đã ký kết một hợp đồng đổi dầu lấy dịch vụ y tế mới, nhưng lần này điểm đến của các bác sĩ Cuba không phải nước láng giềng Venezuela mà là đất nước Algeria xa xôi.
Quốc gia châu Phi thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) là một nhân tố khá năng động trên thị trường quốc tế: từ mức chỉ xuất khẩu khoảng 280.000 thùng/ngày những năm 1990, chỉ số này đã tăng lên mức 1,253 triệu thùng/ngày vào năm 2007, và cho dù có sụt giảm theo xu hướng chung của thế giới trong những năm qua thì hiện tại vẫn duy trì ở mức 668.000 thùng/ngày.
Tất nhiên, nguồn cung dầu từ Algeria chưa thể thay thế hay thậm chí bù đắp cho lượng dầu sụt giảm từ Venezuela. Trong cả năm 2017, Algeria chỉ xuất khẩu cho Cuba 2,1 triệu thùng dầu thô hay tương đương 5.700 thùng/ngày. Ngay cả khi thỏa thuận mới được ký kết, thì khối lượng này cũng sẽ duy trì ở mức trên trong cả năm nay (chỉ có điều La Habana sẽ thanh toán bằng dịch vụ y tế cho Algiers thay cho tiền).
Trong một diễn biến mới đây, ngày 7/2, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố Mỹ, Canada và Mexico sẽ hỗ trợ các nước Caribe trong trường hợp Nhà Trắng áp đặt lệnh trừng phạt ngành dầu khí Venezuela.
Phát biểu với báo giới trước khi tới Jamaica, chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du Mỹ Latinh, ông Tillerson tuyên bố bất cứ biện pháp trừng phạt nào của Washington đối với ngành dầu khí Venezuela sẽ ảnh hưởng tới các nước Caribe bởi rất nhiều quốc gia được hưởng lợi trong thời gian khá dài vì được trợ giá dầu nhập khẩu từ nước Nam Mỹ.
Theo ông Tillerson, các nhà máy lọc dầu của Mỹ tại Vịnh Mexico cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu Mỹ cấm vận ngành dầu khí nước Nam Mỹ. Trong chuyến thăm Argentina mới đây, Ngoại trưởng Tillerson tuyên bố Nhà Trắng đang xem xét cắt giảm nhập khẩu dầu thô Venezuela và hạn chế xuất khẩu các sản phẩm đã được tinh chế sang nước Nam Mỹ nhằm gây sức ép với Chính phủ Tổng thống Maduro.
Venezuela, một trong những quốc gia có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, là nhà cung cấp dầu lớn thứ ba của Mỹ, chỉ sau Canada và Saudi Arabia. Bất chấp những bất đồng chính trị và ngoại giao, hiện Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu dầu mỏ quan trọng nhất của Venezuela. 1/3 trong tổng sản lượng 1,9 triệu thùng/ngày của Tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA được xuất khẩu sang Mỹ.
Dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Venezuela, chiếm tới 96% nguồn thu ngoại tệ của nước này. Giá dầu giảm đã trở thành một thách thức lớn với đối với nền kinh tế của quốc gia Nam Mỹ này.
Theo nhận định của trang AmericaEconomia, kể từ sau khi đạt mức đỉnh lịch sử 956.000 thùng/ngày, lượng dầu khí xuất khẩu của Venezuela nhìn chung theo đà đi xuống dần đều tới mức 312.400 thùng/ngày vào năm 2014 và thậm chí xuống còn 262.500 thùng/ngày vào năm 2016.
Đây kết quả của một loạt yếu tố, nhưng quan trọng nhất là việc dầu thô thế giới giảm giá, đặc biệt là loại dầu thô siêu nặng của Venezuela. Từng xuống mức đáy 40 USD/thùng năm 2016, hiện giá của loại mặt hàng này đang ở mức 63 USD/thùng, vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức 118 USD/thùng mà Caracas cần để cân bằng tài chính.
Hệ lụy từ sự sụt giảm này là rất lớn và Cuba là một trong những nước phải gánh chịu nhiều nhất. Những chuyến tàu chở dầu mà Venezuela gửi cho Cuba trong khuôn khổ hiệp định trao đổi lấy dịch vụ y tế và giáo dục (được coi là nền tảng của quan hệ kinh tế giữa hai nước), đạt đỉnh vào năm 2008, khi lượng dầu từ Venezuela tới Cuba đạt mức 115.000 thùng/ngày.
Từ năm 2009, khối lượng chuyển giao này đã bắt đầu suy yếu, tới năm 2011 thì có mức giảm đột ngột, từ 113.000 thùng/ngày xuống còn 102.000 thùng/ngày, và trong giai đoạn 2013 – 2016, lượng dầu thô từ Venezuela sang Cuba giảm từ 105.000 thùng/ngày xuống chỉ còn 87.550 thùng/ngày.
Cách đây vài ngày, Chủ tịch PDVSA Manuel Quevedo tuyên bố 2018 sẽ là “năm phục hồi” cho Tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela này theo cả hai hướng, đó là khôi phục dần sản lượng và đa dạng hóa thị trường quốc tế.
Nhưng về phần mình, Cuba đã bắt đầu tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc tuyệt đối vào đồng minh chiến lược Venezuela và thậm chí đã mua lại 49% phần sở hữu của Venezuela tại nhà máy lọc dầu lớn nhất đất nước mang tên Camilo Cienfuegos, nằm tại miền Trung Cuba và chuyên lọc dầu thô do Venezuela cung cấp. Bên cạnh đó, La Habana cũng săn tìm những thị trường cung cấp mới.
Một trong số này dĩ nhiên là Nga, nhưng quốc gia có quan hệ truyền thống này không phải là đối tác mới duy nhất. Từ giữa năm ngoái, trung tâm nghiên cứu Stratfor của Mỹ cho biết Mexico cũng đang cân nhắc trở thành nhà cung cấp dầu thô mới cho Cuba (tuy nhiên Bộ Ngoại giao Mexico chưa bao giờ khẳng định hay phủ nhận báo cáo này).
Cuba nỗ lực giảm phụ thuộc dầu khí vào Venezuela. Ảnh: AP/TTXVN
Quốc gia châu Phi thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) là một nhân tố khá năng động trên thị trường quốc tế: từ mức chỉ xuất khẩu khoảng 280.000 thùng/ngày những năm 1990, chỉ số này đã tăng lên mức 1,253 triệu thùng/ngày vào năm 2007, và cho dù có sụt giảm theo xu hướng chung của thế giới trong những năm qua thì hiện tại vẫn duy trì ở mức 668.000 thùng/ngày.
Tất nhiên, nguồn cung dầu từ Algeria chưa thể thay thế hay thậm chí bù đắp cho lượng dầu sụt giảm từ Venezuela. Trong cả năm 2017, Algeria chỉ xuất khẩu cho Cuba 2,1 triệu thùng dầu thô hay tương đương 5.700 thùng/ngày. Ngay cả khi thỏa thuận mới được ký kết, thì khối lượng này cũng sẽ duy trì ở mức trên trong cả năm nay (chỉ có điều La Habana sẽ thanh toán bằng dịch vụ y tế cho Algiers thay cho tiền).
Trong một diễn biến mới đây, ngày 7/2, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố Mỹ, Canada và Mexico sẽ hỗ trợ các nước Caribe trong trường hợp Nhà Trắng áp đặt lệnh trừng phạt ngành dầu khí Venezuela.
Phát biểu với báo giới trước khi tới Jamaica, chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du Mỹ Latinh, ông Tillerson tuyên bố bất cứ biện pháp trừng phạt nào của Washington đối với ngành dầu khí Venezuela sẽ ảnh hưởng tới các nước Caribe bởi rất nhiều quốc gia được hưởng lợi trong thời gian khá dài vì được trợ giá dầu nhập khẩu từ nước Nam Mỹ.
Theo ông Tillerson, các nhà máy lọc dầu của Mỹ tại Vịnh Mexico cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu Mỹ cấm vận ngành dầu khí nước Nam Mỹ. Trong chuyến thăm Argentina mới đây, Ngoại trưởng Tillerson tuyên bố Nhà Trắng đang xem xét cắt giảm nhập khẩu dầu thô Venezuela và hạn chế xuất khẩu các sản phẩm đã được tinh chế sang nước Nam Mỹ nhằm gây sức ép với Chính phủ Tổng thống Maduro.
Venezuela, một trong những quốc gia có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, là nhà cung cấp dầu lớn thứ ba của Mỹ, chỉ sau Canada và Saudi Arabia. Bất chấp những bất đồng chính trị và ngoại giao, hiện Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu dầu mỏ quan trọng nhất của Venezuela. 1/3 trong tổng sản lượng 1,9 triệu thùng/ngày của Tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA được xuất khẩu sang Mỹ.
Dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Venezuela, chiếm tới 96% nguồn thu ngoại tệ của nước này. Giá dầu giảm đã trở thành một thách thức lớn với đối với nền kinh tế của quốc gia Nam Mỹ này.
TTXVN
Relate Threads