Xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ tinh chế của Cuba giảm mạnh khoảng 97% trong các năm 2013-2016 cho thấy tình trạng nguồn cung nhiên liệu từ Venezuela cho đảo quốc Caribe này sụt giảm.
Theo báo cáo thường niên về dữ liệu thương mại (Comtrade) của Liên hợp quốc (LHQ), kim ngạch xuất khẩu nhiên liệu của Cuba trong năm 2016 chỉ đạt 15,4 triệu USD, thấp hơn rất nhiều so với mức 500 triệu USD năm 2013. Trong hai năm 2015 và 2014, giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Cuba chỉ đạt lần lượt 163,5 triệu USD và 336,8 triệu USD.
Những con số trên dựa vào số liệu được các nước nhập khẩu thông báo nên có thể không đầy đủ. Trong khi đó, Chính phủ Cuba cũng không công bố thông tin về việc xuất khẩu liên quan tới dầu mỏ.
Năm 2015, Chính phủ Cuba thông báo về việc xuất khẩu một số hàng hóa như dầu khí, niken, đường, xì gà và dược phẩm giảm và chỉ đạt 1,5 tỷ USD do giá giảm và sản xuất thấp.
Ngoài ra, cũng trong năm 2015, xuất khẩu dịch vụ của Cuba như y tế và các ngành hay lĩnh vực khác sang các nước sản xuất dầu mỏ như Venezuela, Angola và Algeria cũng giảm xuống 1,3 tỷ USD, đẩy nền kinh tế Cuba rơi vào suy thoái trong năm 2016.
Theo số liệu do Reuters ghi nhận từ Tập đoàn dầu khí nhà nước Venezuela (PDVSA), Cuba tiếp nhận mỗi ngày 87.550 thùng dầu thô và nhiên liệu từ Venezuela trong năm 2016, giảm 27% so với năm 2015. Dự kiến, con số này thậm chí sẽ còn thấp hơn trong năm 2017.
Kể từ đầu thập niên 1990, Venezuela là quốc gia đã cung cấp 70% nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu cho Cuba . Tuy vậy nguồn cung cấp này đã bị cắt giảm xuống chỉ còn 40% từ năm 2014 do sản xuất dầu của Venezuela lao đao.
Bắt đầu từ năm 2016, việc khan hiếm năng lượng buộc Chính phủ Cuba phải bắt đầu thực hiện các chính sách cắt giảm cấp điện và nhiên liệu cho các doanh nghiệp và đảo quốc này gần đây bắt đầu đối mặt với tình trạng thiếu xăng dầu.
Những con số trên dựa vào số liệu được các nước nhập khẩu thông báo nên có thể không đầy đủ. Trong khi đó, Chính phủ Cuba cũng không công bố thông tin về việc xuất khẩu liên quan tới dầu mỏ.
Năm 2015, Chính phủ Cuba thông báo về việc xuất khẩu một số hàng hóa như dầu khí, niken, đường, xì gà và dược phẩm giảm và chỉ đạt 1,5 tỷ USD do giá giảm và sản xuất thấp.
Ngoài ra, cũng trong năm 2015, xuất khẩu dịch vụ của Cuba như y tế và các ngành hay lĩnh vực khác sang các nước sản xuất dầu mỏ như Venezuela, Angola và Algeria cũng giảm xuống 1,3 tỷ USD, đẩy nền kinh tế Cuba rơi vào suy thoái trong năm 2016.
Theo số liệu do Reuters ghi nhận từ Tập đoàn dầu khí nhà nước Venezuela (PDVSA), Cuba tiếp nhận mỗi ngày 87.550 thùng dầu thô và nhiên liệu từ Venezuela trong năm 2016, giảm 27% so với năm 2015. Dự kiến, con số này thậm chí sẽ còn thấp hơn trong năm 2017.
Kể từ đầu thập niên 1990, Venezuela là quốc gia đã cung cấp 70% nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu cho Cuba . Tuy vậy nguồn cung cấp này đã bị cắt giảm xuống chỉ còn 40% từ năm 2014 do sản xuất dầu của Venezuela lao đao.
Bắt đầu từ năm 2016, việc khan hiếm năng lượng buộc Chính phủ Cuba phải bắt đầu thực hiện các chính sách cắt giảm cấp điện và nhiên liệu cho các doanh nghiệp và đảo quốc này gần đây bắt đầu đối mặt với tình trạng thiếu xăng dầu.
Lê Hiền (P/v TTXVN tại La Habana)
Relate Threads