Tuy nhiên, thị trường đang không khỏi lo lắng về khả năng dự trữ dầu thô sẽ tăng trong những tuần tới.
Phiên giao dịch ngày thứ Tư, giá dầu hồi phục sau khi số liệu từ chính phủ Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô trong tuần qua tăng thấp hơn hơn so với dự báo của giới chuyên gia.
Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI kỳ hạn tháng 3/2018 tăng 1,41USD/thùng tương đương 2,4% lên mức 60,60USD/thùng và như vậy có mức tăng tính theo ngày cao nhất tính từ ngày 26/12/2017.
Thị trường London, giá dầu Brent cùng kỳ hạn tăng 1,64USD/thùng tương đương 2,6% lên mức 64,36USD/thùng.
Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) công bố dự trữ dầu thô tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 9/2/2018 tăng 1,8 triệu thùng. Theo kết quả khảo sát giới chuyên gia được thực hiện bởi Wall Street Journal, các chuyên gia đã kỳ vọng về mức tăng đạt 2,6 triệu thùng.
Trong khi đó, số liệu từ Viện xăng dầu Mỹ (API) cho thấy dự trữ tại đây tăng 3,9 triệu thùng.
Trong phiên hôm qua, giá dầu biến động khá mạnh. Vào đầu phiên, đã có lúc giá dầu rớt xuống mức 58,20USD/thùng sau đó hồi phục khi số liệu của EIA được công bố.
Tuy nhiên, thị trường đang không khỏi lo lắng về khả năng dự trữ dầu thô sẽ tăng trong những tuần tới. Chuyên gia phân tích tại PVM Oil Associates, ông Stephen Brennock, nhận xét: “Giờ đây ngày một nhiều người lo ngại về khả năng dự trữ dầu sẽ tăng mạnh trong những tuần tới khi mà hàng loạt công ty năng lượng Mỹ khôi phục hoạt động.”
Cùng lúc đó, nhà đầu tư không khỏi lo lắng khi sản lượng dầu đá phiến tại Mỹ tăng cao, yếu tố này chắc chắn tác động đến thị trường.
Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) trong ngày thứ Ba tuyên bố sản lượng dầu thô từ nhiều nước ngoài Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ tăng vượt quá nhu cầu trong năm nay, chính vì vậy giá dầu chắc chắn chịu nhiều áp lực.
Trong năm ngoái, sản lượng dầu thô tại Mỹ vượt mức 10 triệu thùng, cao hơn Saudi Arabia và với tốc độ tăng như vậy, nhiều khả năng không còn lâu nữa sản lượng dầu của Mỹ sẽ tương đương với Nga. Saudi Arabia và Nga hiện là hai nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
Trong nửa sau năm 2017, giá dầu thô trên thị trường thế giới đã tăng hơn 50% nhờ các sáng kiến giảm sản lượng của OPEC cũng như nhiều yếu tố bất ổn địa chính trị tác động đến giá dầu.
Tuần trước, tuy nhiên, giá dầu giảm gần 10% và cho đến nay vẫn chưa phục hồi lại mức cũ trước đợt sụt giảm mạnh. Ban đầu, giá dầu giảm do những tác động tiêu cực từ phía thị trường chứng khoán Mỹ và sau đó có nguyên nhân từ việc nguồn cung tại Mỹ tăng.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia trong ngày thứ Tư tuyên bố chính phủ Saudi Arabia và các nước thành viên còn lại thuộc OPEC cam kết sẽ vẫn thực hiện các chính sách giảm sản lượng dầu trong suốt khoảng thời gian còn lại của năm 2018 dù có thể khiến thị trường mất cân bằng.
Phiên giao dịch ngày thứ Tư, giá dầu hồi phục sau khi số liệu từ chính phủ Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô trong tuần qua tăng thấp hơn hơn so với dự báo của giới chuyên gia.
Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI kỳ hạn tháng 3/2018 tăng 1,41USD/thùng tương đương 2,4% lên mức 60,60USD/thùng và như vậy có mức tăng tính theo ngày cao nhất tính từ ngày 26/12/2017.
Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) công bố dự trữ dầu thô tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 9/2/2018 tăng 1,8 triệu thùng. Theo kết quả khảo sát giới chuyên gia được thực hiện bởi Wall Street Journal, các chuyên gia đã kỳ vọng về mức tăng đạt 2,6 triệu thùng.
Trong khi đó, số liệu từ Viện xăng dầu Mỹ (API) cho thấy dự trữ tại đây tăng 3,9 triệu thùng.
Trong phiên hôm qua, giá dầu biến động khá mạnh. Vào đầu phiên, đã có lúc giá dầu rớt xuống mức 58,20USD/thùng sau đó hồi phục khi số liệu của EIA được công bố.
Tuy nhiên, thị trường đang không khỏi lo lắng về khả năng dự trữ dầu thô sẽ tăng trong những tuần tới. Chuyên gia phân tích tại PVM Oil Associates, ông Stephen Brennock, nhận xét: “Giờ đây ngày một nhiều người lo ngại về khả năng dự trữ dầu sẽ tăng mạnh trong những tuần tới khi mà hàng loạt công ty năng lượng Mỹ khôi phục hoạt động.”
Cùng lúc đó, nhà đầu tư không khỏi lo lắng khi sản lượng dầu đá phiến tại Mỹ tăng cao, yếu tố này chắc chắn tác động đến thị trường.
Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) trong ngày thứ Ba tuyên bố sản lượng dầu thô từ nhiều nước ngoài Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ tăng vượt quá nhu cầu trong năm nay, chính vì vậy giá dầu chắc chắn chịu nhiều áp lực.
Trong năm ngoái, sản lượng dầu thô tại Mỹ vượt mức 10 triệu thùng, cao hơn Saudi Arabia và với tốc độ tăng như vậy, nhiều khả năng không còn lâu nữa sản lượng dầu của Mỹ sẽ tương đương với Nga. Saudi Arabia và Nga hiện là hai nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
Trong nửa sau năm 2017, giá dầu thô trên thị trường thế giới đã tăng hơn 50% nhờ các sáng kiến giảm sản lượng của OPEC cũng như nhiều yếu tố bất ổn địa chính trị tác động đến giá dầu.
Tuần trước, tuy nhiên, giá dầu giảm gần 10% và cho đến nay vẫn chưa phục hồi lại mức cũ trước đợt sụt giảm mạnh. Ban đầu, giá dầu giảm do những tác động tiêu cực từ phía thị trường chứng khoán Mỹ và sau đó có nguyên nhân từ việc nguồn cung tại Mỹ tăng.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia trong ngày thứ Tư tuyên bố chính phủ Saudi Arabia và các nước thành viên còn lại thuộc OPEC cam kết sẽ vẫn thực hiện các chính sách giảm sản lượng dầu trong suốt khoảng thời gian còn lại của năm 2018 dù có thể khiến thị trường mất cân bằng.
TRUNG MẾN
Bizlive.vn
Bizlive.vn
Relate Threads