Bắc Cực trong khu vực Mỹ có quyền khai thác có trữ lượng lên đến 27 tỉ thùng dầu và khoảng 132.000 tỉ mét khối khí đốt tự nhiên. Nếu Tổng thống Donald Trump cho phép các doanh nghiệp thăm dò và khai thác ở khu vực này, Mỹ hoàn toàn có thể trở thành một cường quốc xuất khẩu dầu trên thế giới.
Sau những thất bại chính sách trong giai đoạn đầu nhậm chức và sự gia tăng sức ép cần đưa ra những biện pháp cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, có vẻ như Tổng thống Donald Trump đang hướng đến một trong những lĩnh vực chủ chốt nhất của nền kinh tế Mỹ là ngành năng lượng. Theo đó, vị tân tổng thống chuẩn bị ban hành một sắc lệnh trong đó cho phép các tập đoàn và công ty dầu lửa mở rộng phạm vi thăm dò và khai thác ở ngoài khơi nước Mỹ với quy mô lớn chưa từng thấy. Nó vừa là một sự đảo ngược chính sách hạn chế thăm dò và khai thác ngoài khơi của cựu Tổng thống Barack Obama trong những năm qua, vừa là một bước đi cần thiết để Mỹ có thể trở thành một cường quốc xuất khẩu dầu trên toàn cầu.
Phát biểu tại hội nghị của ngành công nghiệp vào ngày 6.4 vừa qua tại Washington, Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Ryan Zinke cho biết, Tổng thống Donald Trump đang xem xét các yêu cầu của đại diện ngành công nghiệp cho phép các tập đoàn và doanh nghiệp dầu khí Mỹ mở rộng việc thăm dò và khai thác ở ngoài khơi, chủ yếu ở hai vùng biển là Nam Đại Tây Dương và Bắc Cực. Điều này đồng nghĩa với việc chính sách hạn chế thăm dò và khai thác ngoài khơi đối với các công ty dầu khí của cựu Tổng thống Obama sẽ bị bãi bỏ. Động thái này của Tổng thống Trump được đánh giá có thể đem lại lợi ích lớn cho các công ty năng lượng hiện đang tập trung vào các chương trình khoan và khai thác dầu ở ngoài khơi nước Mỹ, chủ yếu là ở khu vực vịnh Mexico như Royal Dutch Shell, Chevron, Exxon Mobil và Statoil.
Tiềm năng về dầu và khí đốt của khu vực Nam Đại Tây Dương và đặc biệt là của Bắc Cực đã được đề cập đến từ lâu. Đây là hai khu vực có trữ lượng dầu và khí đốt được đánh giá là thuộc diện lớn nhất trên thế giới, tuy nhiên mới chỉ có khu vực Nam Đại Tây Dương chủ yếu tập trung ở quanh vịnh Mexico được các công ty dầu Mỹ tập trung khai thác trong nhiều năm qua. Bắc Cực vẫn được xem là một địa điểm khai thác có độ khó cao, chủ yếu tập trung ở việc chi phí thăm dò ở đây quá lớn đồng thời cơ sở hạ tầng hỗ trợ việc khai thác còn quá ít ỏi.
Theo tính toán, Bắc Cực trong khu vực Mỹ có quyền khai thác có trữ lượng lên đến 27 tỉ thùng dầu và khoảng 132.000 tỉ mét khối khí đốt tự nhiên. Với sự tiến bộ vượt trội của công nghệ khai thác dầu đá phiến trong vài năm trở lại đây giúp giảm chi phí khai thác và giá thành đáng kể, giờ đây các tập đoàn và doanh nghiệp dầu khí Mỹ bắt đầu nhìn sang các mỏ dầu tiềm năng ở khu vực Bắc Cực lạnh giá.
Nếu điều này trở thành sự thực, thì đây có thể xem là bước đi đầu tiên của chính quyền Donald Trump trong việc đưa Mỹ trở thành một cường quốc xuất khẩu dầu trên thế giới, đủ sức thách thức cả Nga lẫn OPEC. Trên thực tế, đã có những dấu hiệu đầu tiên cho việc chuyển đổi chiến lược trong lĩnh vực dầu khí của Mỹ sau khi Donald Trump lên nhậm chức tổng thống: Mỹ ngày càng chiếm một vai trò quan trọng hơn trong việc cung cấp dầu cho thị trường châu Á – thị trường cạnh tranh dữ dội nhất giữa Nga và OPEC ở thời điểm hiện tại.
Trong tháng 2.2017, lượng dầu xuất khẩu của Mỹ tới Trung Quốc đạt khoảng hơn 8 triệu thùng, và đưa Trung Quốc qua mặt Canada để trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của dầu Mỹ. Jonathan Lee, CEO của Tankers International LLC có trụ sở ở London, cho biết: “Xuất khẩu dầu của Mỹ hiện tại gần như một cơn lũ quét qua thị trường châu Á. Liệu Mỹ có thể trở thành một nước sản xuất và xuất khẩu dầu giữ vai trò chi phối đến giá dầu trên thị trường thế giới? Chúng tôi nghĩ là có thể”.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dầu của Mỹ trong 3 tháng đầu năm 2017 đang thuộc diện nhanh nhất trên thế giới: con số 8,08 triệu thùng xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 2 vừa qua đã cao gấp 4 lần so với mức xuất khẩu vào thị trường này trong tháng 1. Tổng cộng, tổng sản lượng xuất khẩu dầu của Mỹ trong tháng 2.2017 đã lên tới mức kỷ lục là 31,2 triệu thùng. Những số liệu cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng cao không tưởng này sẽ tiếp tục được duy trì trong thời gian tới.
Theo đó, sản lượng xuất khẩu dầu của Mỹ sang Trung Quốc trong thời gian tới có thể tăng thêm khoảng 4 triệu thùng/tháng và đến Singapore là thêm khoảng 7 triệu thùng/tháng. So với Nga và các nước OPEC, Mỹ có lợi đáng kể trong cuộc cạnh tranh giá dầu ở thị trường châu Á, khi khoảng cách vận chuyển từ bờ Tây nước Mỹ đến các nước châu Á ngắn hơn so với Nga (từ biển Đen) và OPEC (từ vùng Vịnh). Ngoài ra, giá vận tải của các hãng tàu chở dầu Mỹ rẻ hơn cũng là một lợi thế không nhỏ.
Dĩ nhiên, dù có mức tăng trưởng ấn tượng trong thời gian qua thì thị phần xuất khẩu của dầu Mỹ vẫn còn khá hạn chế. Mức xuất khẩu kỷ lục khoảng 31,2 triệu thùng trong tháng 2 của Mỹ đồng nghĩa với việc nước này cũng mới chỉ xuất khẩu được khoảng hơn 1 triệu thùng/ngày, vẫn thua kém khá xa so với Nga hay Ả Rập Saudi. Tuy nhiên, đây là một sự khởi đầu không tồi nếu Mỹ có ý định bắt đầu một cuộc chiến dầu lửa với Nga và OPEC. Sự đột phá về công nghệ khai thác đang giúp dầu Mỹ có giá thành ngày càng rẻ và cạnh tranh hơn, đặc biệt là khi các tập đoàn dầu Mỹ được chính phủ cho phép mở rộng phạm vi thăm dò và khai thác ở Nam Đại Tây Dương và Bắc Cực.
Kế hoạch này tất nhiên là có lợi cho Tổng thống Donald Trump. Năng lượng là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất trong nền kinh tế Mỹ, với đặc điểm là sử dụng nhiều lao động và mức lương rất cao. Sự hồi phục của kinh tế Mỹ giai đoạn 2012-2014 có tác động rất lớn từ ngành dầu khí, khi cuộc cách mạng dầu đá phiến bắt đầu và giá dầu thế giới ở mức trên 100 USD/thùng. Và sự suy giảm của kinh tế Mỹ trong giai đoạn sau năm 2014 cũng phần lớn là do sự sụt giảm của giá dầu trên thị trường. Thúc đẩy ngành dầu khí ở thời điểm hiện tại sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn và tăng thu nhập của người lao động nhiều hơn, và đó là những gì mà Tổng thống Donald Trump đang cần.
Sau những thất bại chính sách trong giai đoạn đầu nhậm chức và sự gia tăng sức ép cần đưa ra những biện pháp cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, có vẻ như Tổng thống Donald Trump đang hướng đến một trong những lĩnh vực chủ chốt nhất của nền kinh tế Mỹ là ngành năng lượng. Theo đó, vị tân tổng thống chuẩn bị ban hành một sắc lệnh trong đó cho phép các tập đoàn và công ty dầu lửa mở rộng phạm vi thăm dò và khai thác ở ngoài khơi nước Mỹ với quy mô lớn chưa từng thấy. Nó vừa là một sự đảo ngược chính sách hạn chế thăm dò và khai thác ngoài khơi của cựu Tổng thống Barack Obama trong những năm qua, vừa là một bước đi cần thiết để Mỹ có thể trở thành một cường quốc xuất khẩu dầu trên toàn cầu.
Phát biểu tại hội nghị của ngành công nghiệp vào ngày 6.4 vừa qua tại Washington, Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Ryan Zinke cho biết, Tổng thống Donald Trump đang xem xét các yêu cầu của đại diện ngành công nghiệp cho phép các tập đoàn và doanh nghiệp dầu khí Mỹ mở rộng việc thăm dò và khai thác ở ngoài khơi, chủ yếu ở hai vùng biển là Nam Đại Tây Dương và Bắc Cực. Điều này đồng nghĩa với việc chính sách hạn chế thăm dò và khai thác ngoài khơi đối với các công ty dầu khí của cựu Tổng thống Obama sẽ bị bãi bỏ. Động thái này của Tổng thống Trump được đánh giá có thể đem lại lợi ích lớn cho các công ty năng lượng hiện đang tập trung vào các chương trình khoan và khai thác dầu ở ngoài khơi nước Mỹ, chủ yếu là ở khu vực vịnh Mexico như Royal Dutch Shell, Chevron, Exxon Mobil và Statoil.
Tiềm năng về dầu và khí đốt của khu vực Nam Đại Tây Dương và đặc biệt là của Bắc Cực đã được đề cập đến từ lâu. Đây là hai khu vực có trữ lượng dầu và khí đốt được đánh giá là thuộc diện lớn nhất trên thế giới, tuy nhiên mới chỉ có khu vực Nam Đại Tây Dương chủ yếu tập trung ở quanh vịnh Mexico được các công ty dầu Mỹ tập trung khai thác trong nhiều năm qua. Bắc Cực vẫn được xem là một địa điểm khai thác có độ khó cao, chủ yếu tập trung ở việc chi phí thăm dò ở đây quá lớn đồng thời cơ sở hạ tầng hỗ trợ việc khai thác còn quá ít ỏi.
Theo tính toán, Bắc Cực trong khu vực Mỹ có quyền khai thác có trữ lượng lên đến 27 tỉ thùng dầu và khoảng 132.000 tỉ mét khối khí đốt tự nhiên. Với sự tiến bộ vượt trội của công nghệ khai thác dầu đá phiến trong vài năm trở lại đây giúp giảm chi phí khai thác và giá thành đáng kể, giờ đây các tập đoàn và doanh nghiệp dầu khí Mỹ bắt đầu nhìn sang các mỏ dầu tiềm năng ở khu vực Bắc Cực lạnh giá.
Nếu điều này trở thành sự thực, thì đây có thể xem là bước đi đầu tiên của chính quyền Donald Trump trong việc đưa Mỹ trở thành một cường quốc xuất khẩu dầu trên thế giới, đủ sức thách thức cả Nga lẫn OPEC. Trên thực tế, đã có những dấu hiệu đầu tiên cho việc chuyển đổi chiến lược trong lĩnh vực dầu khí của Mỹ sau khi Donald Trump lên nhậm chức tổng thống: Mỹ ngày càng chiếm một vai trò quan trọng hơn trong việc cung cấp dầu cho thị trường châu Á – thị trường cạnh tranh dữ dội nhất giữa Nga và OPEC ở thời điểm hiện tại.
Trong tháng 2.2017, lượng dầu xuất khẩu của Mỹ tới Trung Quốc đạt khoảng hơn 8 triệu thùng, và đưa Trung Quốc qua mặt Canada để trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của dầu Mỹ. Jonathan Lee, CEO của Tankers International LLC có trụ sở ở London, cho biết: “Xuất khẩu dầu của Mỹ hiện tại gần như một cơn lũ quét qua thị trường châu Á. Liệu Mỹ có thể trở thành một nước sản xuất và xuất khẩu dầu giữ vai trò chi phối đến giá dầu trên thị trường thế giới? Chúng tôi nghĩ là có thể”.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dầu của Mỹ trong 3 tháng đầu năm 2017 đang thuộc diện nhanh nhất trên thế giới: con số 8,08 triệu thùng xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 2 vừa qua đã cao gấp 4 lần so với mức xuất khẩu vào thị trường này trong tháng 1. Tổng cộng, tổng sản lượng xuất khẩu dầu của Mỹ trong tháng 2.2017 đã lên tới mức kỷ lục là 31,2 triệu thùng. Những số liệu cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng cao không tưởng này sẽ tiếp tục được duy trì trong thời gian tới.
Theo đó, sản lượng xuất khẩu dầu của Mỹ sang Trung Quốc trong thời gian tới có thể tăng thêm khoảng 4 triệu thùng/tháng và đến Singapore là thêm khoảng 7 triệu thùng/tháng. So với Nga và các nước OPEC, Mỹ có lợi đáng kể trong cuộc cạnh tranh giá dầu ở thị trường châu Á, khi khoảng cách vận chuyển từ bờ Tây nước Mỹ đến các nước châu Á ngắn hơn so với Nga (từ biển Đen) và OPEC (từ vùng Vịnh). Ngoài ra, giá vận tải của các hãng tàu chở dầu Mỹ rẻ hơn cũng là một lợi thế không nhỏ.
Dĩ nhiên, dù có mức tăng trưởng ấn tượng trong thời gian qua thì thị phần xuất khẩu của dầu Mỹ vẫn còn khá hạn chế. Mức xuất khẩu kỷ lục khoảng 31,2 triệu thùng trong tháng 2 của Mỹ đồng nghĩa với việc nước này cũng mới chỉ xuất khẩu được khoảng hơn 1 triệu thùng/ngày, vẫn thua kém khá xa so với Nga hay Ả Rập Saudi. Tuy nhiên, đây là một sự khởi đầu không tồi nếu Mỹ có ý định bắt đầu một cuộc chiến dầu lửa với Nga và OPEC. Sự đột phá về công nghệ khai thác đang giúp dầu Mỹ có giá thành ngày càng rẻ và cạnh tranh hơn, đặc biệt là khi các tập đoàn dầu Mỹ được chính phủ cho phép mở rộng phạm vi thăm dò và khai thác ở Nam Đại Tây Dương và Bắc Cực.
Kế hoạch này tất nhiên là có lợi cho Tổng thống Donald Trump. Năng lượng là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất trong nền kinh tế Mỹ, với đặc điểm là sử dụng nhiều lao động và mức lương rất cao. Sự hồi phục của kinh tế Mỹ giai đoạn 2012-2014 có tác động rất lớn từ ngành dầu khí, khi cuộc cách mạng dầu đá phiến bắt đầu và giá dầu thế giới ở mức trên 100 USD/thùng. Và sự suy giảm của kinh tế Mỹ trong giai đoạn sau năm 2014 cũng phần lớn là do sự sụt giảm của giá dầu trên thị trường. Thúc đẩy ngành dầu khí ở thời điểm hiện tại sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn và tăng thu nhập của người lao động nhiều hơn, và đó là những gì mà Tổng thống Donald Trump đang cần.
Nhàn Đàm - Một Thế Giới (theo Bloomberg)
Relate Threads