Chỉ trong trường hợp giá dầu năm 2016 được xuất bán với giá trên 45USD/thùng thì tập đoàn Dầu khí Việt Nam mới có lãi.
Đó là nội dung trong báo cáo gửi Chính phủ và Bộ Công Thương về các giải pháp ứng phó với giá dầu suy giảm trong năm 2016 của PVN.
Báo cáo này cho biết, giá dầu thời gian tới tiếp tục giảm sâu vì cung vượt quá cầu. Các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC tuyên bố không cắt giảm sản lượng để giữ vững thị phần và canh tranh với các nguồn dầu khác. Nguồn cung ra thị trường tăng do được bổ sung thêm nguồn dầu đá phiến của Mỹ.
Mỹ chính thức tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu từ Iran, và do vậy nguồn cung từ nước này tăng do lệnh trừng phạt của các nước phương Tây được gỡ bỏ…
PVN dẫn nguồn các tổ chức có uy tín dự báo giá dầu năm 2016 dao động trong khoảng 30 đến 60 đô la Mỹ/thùng. Cơ quan năng lượng Hoa Kỳ dự báo giá dầu trung bình cả năm 2016 là 50 đô la Mỹ/thùng; Bộ Tài chính Nga dự báo giá dầu năm 2016 là 40 đô la Mỹ/thùng và khó giảm xuống mức 30 đô la Mỹ/thùng.
Tham khảo những dự báo trên, PVN nhận định năm 2016 tiếp tục là năm rất khó khăn do giá dầu bán ra dự báo thấp hơn giá dầu kế hoạch (60 đô la Mỹ/thùng). Tập đoàn tính nếu giá dầu giảm 1USD Mỹ/thùng thì doanh thu toàn tập đoàn giảm 5.400 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước giảm 1.500 tỉ đồng.
Dự kiến giá thành khai thác dầu trung bình tại các mỏ trong nước năm 2016 là 27,4 đô la Mỹ/thùng. Với giá thành của các mỏ nêu trên, nếu xuất bán Nhà nước có nguồn thu ngân sách từ 18 đến 20 đô la/thùng.
Trong trường hợp giá dầu xuất bán trên 45 đô la/thùng thì khai thác dầu tại các mỏ sẽ đạt hiệu quả. Tuy nhiên, nếu giá dầu bán dưới 45 đô la/thùng thì một số mỏ khai thác của tập đoàn sẽ gặp khó khăn. Nếu dừng khai thác thì Nhà nước không có nguồn thu, PVN lỗ phần chi phí bảo dưỡng.
Thế nhưng, GS.TSKH Nguyễn Quang Thái - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học kinh tế VN cho rằng, thời gian gần đây nhiều phương tiện truyền thông dẫn lời các chuyên gia kinh tế cho rằng kinh tế VN thiệt hại vì giá dầu giảm. Điều này cần phải có những đánh giá tổng thể, toàn diện và sâu sắc hơn.
Bởi trên thực tế, VN giảm thu từ xuất khẩu thì lại được lợi do vẫn nhập khẩu một lượng lớn sản phẩm xăng, dầu phục vụ nền kinh tế.
Chắc chắn mức hụt thu từ xuất khẩu dầu không lớn bằng lượng ngoại tệ giảm do giá sản phẩm xăng, dầu giảm. Giá này là đầu vào của nền kinh tế sẽ kéo theo giá hàng hoá, dịch vụ khác giảm theo. Hiện nay, cùng với xu thế giá dầu giảm, nhiều sản phẩm hàng hoá không dầu cũng giảm mạnh (như sắt thép, các loại quặng, kim loại, phân bón... giảm), kéo theo chi phí sản xuất giảm.
Từ đó, áp lực giá sẽ không đè nặng lên người tiêu dùng. Đồng tình với quan điểm này, TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế VN khẳng định: "Dù giá dầu giảm sâu và VN sẽ bị giảm nguồn thu, nhưng bù lại giá cả đầu vào sẽ giảm hơn do giá xăng, dầu nhập khẩu giảm, khiến áp lực nhập siêu giảm.
Trong một diễn biến liên quan khác, giá dầu thế giới vẫn đang trên đà giảm mạnh, tại phiên giao dịch ngày 30/12, sau khi số liệu cho thấy lượng dầu lưu kho của Mỹ bất ngờ tăng và Arab Saudi cho biết tiếp tục tăng sản lượng.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 2/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1,27 USD, tương đương 3,5%, xuống 36,60 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 2/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,33 USD, tương ứng 3,5%, xuống 36,46 USD/thùng.
Dự báo về giá dầu thế giới, ông Steve Grasso, giám đốc kinh doanh Stuart Frankel, cho rằng, không loại trừ khả năng giá dầu chạm mức 20 USD/thùng.
“Tôi cho rằng bất kỳ ai theo dõi giá dầu hiện nay nên xem xét đến khả năng giá dầu chạm mức 20 USD/thùng. Vào thời điểm giá dầu ở mức 110 USD/thùng thì không ai ngờ rằng giá cả có thể giảm xuống 80 USD/thùng, và cũng không ai nghĩ giá dầu có thể tiếp tục giảm xuống mức 65 USD/thùng”, Steve Grasso nói.
Đó là nội dung trong báo cáo gửi Chính phủ và Bộ Công Thương về các giải pháp ứng phó với giá dầu suy giảm trong năm 2016 của PVN.
Báo cáo này cho biết, giá dầu thời gian tới tiếp tục giảm sâu vì cung vượt quá cầu. Các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC tuyên bố không cắt giảm sản lượng để giữ vững thị phần và canh tranh với các nguồn dầu khác. Nguồn cung ra thị trường tăng do được bổ sung thêm nguồn dầu đá phiến của Mỹ.
Mỹ chính thức tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu từ Iran, và do vậy nguồn cung từ nước này tăng do lệnh trừng phạt của các nước phương Tây được gỡ bỏ…
PVN dẫn nguồn các tổ chức có uy tín dự báo giá dầu năm 2016 dao động trong khoảng 30 đến 60 đô la Mỹ/thùng. Cơ quan năng lượng Hoa Kỳ dự báo giá dầu trung bình cả năm 2016 là 50 đô la Mỹ/thùng; Bộ Tài chính Nga dự báo giá dầu năm 2016 là 40 đô la Mỹ/thùng và khó giảm xuống mức 30 đô la Mỹ/thùng.
Dự kiến giá thành khai thác dầu trung bình tại các mỏ trong nước năm 2016 là 27,4 đô la Mỹ/thùng. Với giá thành của các mỏ nêu trên, nếu xuất bán Nhà nước có nguồn thu ngân sách từ 18 đến 20 đô la/thùng.
Trong trường hợp giá dầu xuất bán trên 45 đô la/thùng thì khai thác dầu tại các mỏ sẽ đạt hiệu quả. Tuy nhiên, nếu giá dầu bán dưới 45 đô la/thùng thì một số mỏ khai thác của tập đoàn sẽ gặp khó khăn. Nếu dừng khai thác thì Nhà nước không có nguồn thu, PVN lỗ phần chi phí bảo dưỡng.
Thế nhưng, GS.TSKH Nguyễn Quang Thái - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học kinh tế VN cho rằng, thời gian gần đây nhiều phương tiện truyền thông dẫn lời các chuyên gia kinh tế cho rằng kinh tế VN thiệt hại vì giá dầu giảm. Điều này cần phải có những đánh giá tổng thể, toàn diện và sâu sắc hơn.
Bởi trên thực tế, VN giảm thu từ xuất khẩu thì lại được lợi do vẫn nhập khẩu một lượng lớn sản phẩm xăng, dầu phục vụ nền kinh tế.
Chắc chắn mức hụt thu từ xuất khẩu dầu không lớn bằng lượng ngoại tệ giảm do giá sản phẩm xăng, dầu giảm. Giá này là đầu vào của nền kinh tế sẽ kéo theo giá hàng hoá, dịch vụ khác giảm theo. Hiện nay, cùng với xu thế giá dầu giảm, nhiều sản phẩm hàng hoá không dầu cũng giảm mạnh (như sắt thép, các loại quặng, kim loại, phân bón... giảm), kéo theo chi phí sản xuất giảm.
Từ đó, áp lực giá sẽ không đè nặng lên người tiêu dùng. Đồng tình với quan điểm này, TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế VN khẳng định: "Dù giá dầu giảm sâu và VN sẽ bị giảm nguồn thu, nhưng bù lại giá cả đầu vào sẽ giảm hơn do giá xăng, dầu nhập khẩu giảm, khiến áp lực nhập siêu giảm.
Trong một diễn biến liên quan khác, giá dầu thế giới vẫn đang trên đà giảm mạnh, tại phiên giao dịch ngày 30/12, sau khi số liệu cho thấy lượng dầu lưu kho của Mỹ bất ngờ tăng và Arab Saudi cho biết tiếp tục tăng sản lượng.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 2/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1,27 USD, tương đương 3,5%, xuống 36,60 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 2/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,33 USD, tương ứng 3,5%, xuống 36,46 USD/thùng.
Dự báo về giá dầu thế giới, ông Steve Grasso, giám đốc kinh doanh Stuart Frankel, cho rằng, không loại trừ khả năng giá dầu chạm mức 20 USD/thùng.
“Tôi cho rằng bất kỳ ai theo dõi giá dầu hiện nay nên xem xét đến khả năng giá dầu chạm mức 20 USD/thùng. Vào thời điểm giá dầu ở mức 110 USD/thùng thì không ai ngờ rằng giá cả có thể giảm xuống 80 USD/thùng, và cũng không ai nghĩ giá dầu có thể tiếp tục giảm xuống mức 65 USD/thùng”, Steve Grasso nói.
Báo Đất Việt (Tổng hợp)
Relate Threads