Cuộc chiến lọc dầu: Trung Quốc, Ấn Độ thắng; Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore thua

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Rõ ràng xuất khẩu nhiên liệu của Trung Quốc tăng vọt đã làm giảm lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu châu Á, nhưng nỗi đau dường như không được chia sẻ đồng đều khắp các nhà xuất khẩu sản phẩm dầu của khu vực này.

Do khan hiếm số liệu chi tiết chính thức về nhập khẩu và xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ ở nhiều nước châu Á, gần như không thể xây dựng một bức tranh hoàn toàn chính xác của những người thắng và kẻ thua.

Tuy nhiên số liệu chi tiết được Trung Quốc cung cấp về các thị trường nhập khẩu sản phẩm của họ và Australia, nhà nhập khẩu nhiên liệu lớn nhất của khu vực này, đồng thời cũng đưa ra sự phân tích từng quốc gia nhập khẩu.

Bức tranh tổng thể đối với các nhà máy lọc dầu châu Á là lợi nhuận đã chuyển thành thấp hơn do kết quả xuất khẩu dầu diesel và xăng với khối lượng lớn của Trung Quốc.

Xuất khẩu của Trung Quốc với 370.000 thùng/ngày dầu diesel trong tháng 7 là cao hơn 181,8% so với tháng 7/2015, và tính đến nay xuất khẩu đã tăng sửng sốt 223%.

Xuất khẩu xăng của nước này cũng tăng mạnh, tăng 84,3% trong 7 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước.

Số liệu hải quan Trung Quốc đưa ra các manh mối nơi xuất khẩu nhiên liệu đang hướng tới, với xuất khẩu xăng sang Malaysia tăng 490% trong 7 tháng đầu năm nay là một ví dụ.

Đối với dầu diesel, xuất khẩu của Trung Quốc sang Philippines đang tăng đáng kinh ngạc 2.084% thành tương đương khoảng 45.000 thùng/ngày và sang Australia tăng 1.049%.

Nhưng những số liệu phải được điều chỉnh với một số thận trọng do chúng chỉ phản ánh hướng xuất khẩu sang những nước này và không phải sang nước khác.

Số liệu hải quan Trung Quốc cho thấy xuất khẩu dầu diesel tăng 134,7% sang Singapore trong 7 tháng đầu năm và xuất khẩu xăng tăng 119%.

Singapore là cảng giao dịch chính của khu vực này và xuất khẩu của Trung Quốc sang quốc đảo này gần như chắc chắn được tái xuất khẩu sang những nước khác.

Nhìn vào thống kê của Australia là hữu ích do nó phân nhỏ nhập khẩu nhiên liệu của nước xuất xứ.

Horizon_terminal.gif

Australia báo cáo số liệu dưới dạng triệu lít và chuyển đổi thành thùng/ngày sử dụng các yếu tố chuyển đổi của BP cho thấy Trung Quốc đã xuất khẩu khoảng 54.000 thùng sản phẩm dầu đã lọc trong tháng 6, theo số liệu thống kê mới nhất.

Số liệu này cao hơn gần 50% so với mức trung bình 37.800 thùng/ngày Australia đã nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm nay tính đến hết tháng 6.

Do xuất khẩu của Trung Quốc sang Australia tăng, các nước khác đã thấy sụt giảm của họ.
Tổng sản phẩm của Hàn Quốc xuất khẩu sang Australia là khoảng 135.800 thùng/ngày trong tháng 6, giảm từ mức trung bình 167.800 thùng/ngày trong năm 2015/16, trong khi của Singapore giảm xuống 86.795 thùng/ngày từ 135.700 thùng/ngày và của Nhật Bản từ 121.700 thùng/ngày xuống 86.000 thùng/ngày.

Nhìn cụ thể vào số liệu dầu diesel, sản phẩm chủ yếu mà Australia nhập khẩu do sự phụ thuộc của họ với nhiên liệu này để cung cấp cho ngành công nghiệp khai khoáng của đất nước. Australia đã mua 37.608 thùng dầu diesel/ngày từ Trung Quốc chỉ tính riêng trong tháng 6, so với trung bình 10.511 thùng/ngày trong 6 tháng đầu năm nay.

Xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Australia giảm xuống 46.963 thùng/ngày trong tháng 6 so với trung bình 71.496 thùng/ngày năm 2015/16, Singapore sụt giảm xuống 52.731 thùng/ngày từ 80.444 thùng/ngày và Nhật Bản xuống 64.707 thùng/ngày từ 68.000 thùng/ngày.

Trong khi ba nhà cung cấp truyền thống của Australia về sản phẩm dầu tất cả đang mất thị phần, chỉ riêng Trung Quốc đang tăng.

Australia đã mua 47.900 thùng dầu diesel/ngày từ Ấn Độ trong tháng 6, tăng từ mức trung bình 30.000 thùng/ngày năm 2015/16.

Với cả Trung Quốc và Ấn Độ đang tăng thị phần vào thị trường nhiên liệu đã lọc cạnh tranh và mở của Australia, đây sẽ được xem như chỉ số của những nước này có nhiều cạnh tranh hơn các nhà máy lọc dầu tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore.

Dựa vào cả Ấn Độ và Trung Quốc có các nhà máy lọc dầu hiện đại nhất và chi phí hiệu quả nhất trong khu vực này, làm họ có thể cạnh tranh hơn.

Trung Quốc đang xây dựng quá nhiều nhà máy lọc dầu tiếp tục hoạt động gây rối các thị trường nhiên liệu châu Á, làm lợi nhuận khó đạt được và buộc các nhà máy lọc dầu tập trung cắt giảm chi phí và linh động trong việc tiếp thị để phát triển.

Nguồn: VITIC/Reuters​
 

Việc làm nổi bật

Top