Vụ đổ bể dự án Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Bulgaria cho thấy “cuộc chiến” năng lượng ở châu Âu vẫn chưa chấm dứt.
Một tòa án quốc tế ở Geneva (Thụy Sĩ) vừa ra phán quyết buộc Tập đoàn năng lượng quốc doanh NEK của Bulgaria phải đền bù 550 triệu euro cho công ty Atomstroyexport của Nga vì hủy bỏ một dự án điện hạt nhân. Theo Thủ tướng Bulgaria B. Borisov, phán quyết trên có nghĩa NEK vẫn sẽ phải trả tiền cho một lò phản ứng hạt nhân và hãng này sẽ đàm phán với Atomstroyexport để thực hiện phán quyết của tòa án.
Trước đó, năm 2006, Bulgaria đã ký hợp đồng với Công ty kỹ thuật công trình Atomstroyexport về xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân công suất 1.000 megawatt tại Belene trên bờ sông Danube. Tuy nhiên, sau đó 6 năm, dự án trị giá 10 tỷ euro này đã bị hủy bỏ, dẫn đến việc Atomstroyexport phát đơn kiện, đòi Tập đoàn NEK phải bồi thường 1 tỷ euro.
Phán quyết của tòa án quốc tế ở Geneva (Thụy Sĩ) nêu rõ rằng, Bulgaria phải đền bù 500 triệu euro cho Nga và đây được cho là động thái giúp tháo ngòi nổ, làm hài lòng cả Matxcơva và Sofia. Có điều, nó làm khơi lại mâu thuẫn đang tiềm ẩn giữa châu Âu và Nga liên quan đến vấn đề năng lượng.
Liên minh châu Âu (EU) trong thâm sâu đã muốn giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga. Từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra, mong muốn này càng lớn thêm. Đây là lý do chính khiến EU tìm mọi cách ngăn cản các dự án năng lượng của các nước thành viên khối này với Nga, chẳng hạn như dự án “Dòng chảy phương Nam” trị giá 40 tỷ USD đưa khí đốt từ Nga sang châu Âu không qua lãnh thổ Ukraine.
Theo thiết kế, “Dòng chảy phương Nam” gồm 2 nhánh: Nhánh thứ nhất sẽ đi qua Bulgaria, Serbia, Hungary, Slovania, Áo, Italia và Croatia; còn Macedonia, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ thì ở nhánh thứ hai. Đương nhiên, EU lo ngại dự án này sẽ tạo cho Nga vừa có vai trò là nhà cung cấp khí đốt, vừa là chủ của hệ thống đường ống dẫn khí đốt.
Vì thế, EU đã biến cuộc tranh cãi về vấn đề pháp lý đối với dự án “Dòng chảy phương Nam” thành một vấn đề chính trị. Thế là Ủy ban châu Âu đã gây sức ép buộc các nước thành viên, yêu cầu phải rút khỏi dự án “Dòng chảy phương Nam” của Nga.
Là nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU), Bulgaria không có sự lựa chọn nào khác, đành phải quyết định đình hoãn việc xây dựng tuyến đường ống thuộc dự án “Dòng chảy phương Nam”. Đến nay, việc Bulgaria tiếp tục phải hủy bỏ dự án điện hạt nhân với Nga và chấp nhận chịu phạt cho thấy cuộc “đuổi bắt” kiềm chế nhau giữa Nga và EU vẫn chưa có hồi kết.
Vào thời điểm mà Nga dư dả tiền bạc, EU khó có thể làm tổn thương nước Nga. Nhưng hiện nay, khi giá dầu sụt giảm, những dự án năng lượng lớn của Nga như với Bulgaria bị hủy bỏ chắc chắn sẽ làm Matxcơva phải “đau đầu” trong bối cảnh tài chính còn khó khăn.
Tuy nhiên, châu Âu nói chung và Bulgaria nói riêng cũng không sung sướng gì. Chẳng hạn như với Bulgaria, việc dự án “Dòng chảy phương Nam” bị hủy bỏ khiến nước này mất đi 400 triệu euro/năm từ phí trung chuyển khí đốt có thể thu được.
Với dự án điện hạt nhân, trong bối cảnh giá điện, nước và gas liên tục tăng cao, nay chẳng những không có thêm điện mà lại phải dốc tiền túi ra đền bù, Bulgaria chắc sẽ phải đối mặt với tâm lý bức xúc của dư luận người dân.
Một tòa án quốc tế ở Geneva (Thụy Sĩ) vừa ra phán quyết buộc Tập đoàn năng lượng quốc doanh NEK của Bulgaria phải đền bù 550 triệu euro cho công ty Atomstroyexport của Nga vì hủy bỏ một dự án điện hạt nhân. Theo Thủ tướng Bulgaria B. Borisov, phán quyết trên có nghĩa NEK vẫn sẽ phải trả tiền cho một lò phản ứng hạt nhân và hãng này sẽ đàm phán với Atomstroyexport để thực hiện phán quyết của tòa án.
Phán quyết của tòa án quốc tế ở Geneva (Thụy Sĩ) nêu rõ rằng, Bulgaria phải đền bù 500 triệu euro cho Nga và đây được cho là động thái giúp tháo ngòi nổ, làm hài lòng cả Matxcơva và Sofia. Có điều, nó làm khơi lại mâu thuẫn đang tiềm ẩn giữa châu Âu và Nga liên quan đến vấn đề năng lượng.
Liên minh châu Âu (EU) trong thâm sâu đã muốn giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga. Từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra, mong muốn này càng lớn thêm. Đây là lý do chính khiến EU tìm mọi cách ngăn cản các dự án năng lượng của các nước thành viên khối này với Nga, chẳng hạn như dự án “Dòng chảy phương Nam” trị giá 40 tỷ USD đưa khí đốt từ Nga sang châu Âu không qua lãnh thổ Ukraine.
Theo thiết kế, “Dòng chảy phương Nam” gồm 2 nhánh: Nhánh thứ nhất sẽ đi qua Bulgaria, Serbia, Hungary, Slovania, Áo, Italia và Croatia; còn Macedonia, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ thì ở nhánh thứ hai. Đương nhiên, EU lo ngại dự án này sẽ tạo cho Nga vừa có vai trò là nhà cung cấp khí đốt, vừa là chủ của hệ thống đường ống dẫn khí đốt.
Vì thế, EU đã biến cuộc tranh cãi về vấn đề pháp lý đối với dự án “Dòng chảy phương Nam” thành một vấn đề chính trị. Thế là Ủy ban châu Âu đã gây sức ép buộc các nước thành viên, yêu cầu phải rút khỏi dự án “Dòng chảy phương Nam” của Nga.
Là nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU), Bulgaria không có sự lựa chọn nào khác, đành phải quyết định đình hoãn việc xây dựng tuyến đường ống thuộc dự án “Dòng chảy phương Nam”. Đến nay, việc Bulgaria tiếp tục phải hủy bỏ dự án điện hạt nhân với Nga và chấp nhận chịu phạt cho thấy cuộc “đuổi bắt” kiềm chế nhau giữa Nga và EU vẫn chưa có hồi kết.
Vào thời điểm mà Nga dư dả tiền bạc, EU khó có thể làm tổn thương nước Nga. Nhưng hiện nay, khi giá dầu sụt giảm, những dự án năng lượng lớn của Nga như với Bulgaria bị hủy bỏ chắc chắn sẽ làm Matxcơva phải “đau đầu” trong bối cảnh tài chính còn khó khăn.
Tuy nhiên, châu Âu nói chung và Bulgaria nói riêng cũng không sung sướng gì. Chẳng hạn như với Bulgaria, việc dự án “Dòng chảy phương Nam” bị hủy bỏ khiến nước này mất đi 400 triệu euro/năm từ phí trung chuyển khí đốt có thể thu được.
Với dự án điện hạt nhân, trong bối cảnh giá điện, nước và gas liên tục tăng cao, nay chẳng những không có thêm điện mà lại phải dốc tiền túi ra đền bù, Bulgaria chắc sẽ phải đối mặt với tâm lý bức xúc của dư luận người dân.
anninhthudo.vn
Relate Threads