Cuộc họp các bộ trưởng dầu mỏ kết thúc không như mong đợi, gánh nặng chồng chất lên OPEC

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
OPEC đang phải đối diện với thách thức lớn khi tổ chức này tìm cách duy trì thỏa thuận cắt giảm thêm 8 tháng nữa, các nhà phân tích cho biết trong cuộc họp hôm thứ Hai tại St. Petersburg.

Trong khi các nhà sản xuất dầu khác đã tuân thủ thỏa thuận cắt giảm hơn so với trước nhưng thỏa thuận này vẫn phải chịu áp lực trong vài tháng tới.

"Rất nhiều nhà sản xuất dầu đã cố gắng tuân thủ thỏa thuận cắt giảm tuy nhiên tôi nghĩ rằng mức độ tuân thủ sẽ giảm so với nửa đầu năm 2017. Dường như OPEC đang đối mặt với nhiệm vụ bất khả thi ngay tại thời điểm này khi họ đang cố gắng thắt chặt thị trường dầu nhằm ổn định giá", Victor Shum giám đốc thị trường dầu tại IHS Markit, cho hay.

Nhìn chung OPEC vẫn còn đang rất lạc quan về hiệu quả của thỏa thuận tuy nhiên trong một tuyên bố mới đây tổ chức này cho hay một số nước thành viên đã chưa làm tròn trách nhiệm của mình. OPEC cho biết họ đã đàm phán nghiêm túc với những nước này.

14 nước thành viên của tổ chức và một số quốc gia xuất khẩu dầu khí khác trong đó có Nga đã cố gắng rút lượng dầu thừa trên thị trường bằng việc duy trì thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác 1,8 triệu thùng/ngày đến tháng 3/2018. Tại cuộc hopk, bộ trưởng năng lượng các nước không đề cập đến vấn đề cắt giảm sâu hơn mặc dù một số chuyên gia cho rằng điều này là rất cần thiết. Tuy nhiên, các thành viên OPEC thực hiện các giải pháp khác duy trì thỏa thuận.

Ả-rập Saudi cam kết sẽ hạn chế xuất khẩu ở mức 6,6 triệu thùng/ngày trong tháng 8, tương đương giảm 1 triệu thùng so với năm ngoái. Ngay sau khi tuyên bố này được đưa ra, giá dầu tăng.

Giá dầu Brent giao trong tháng 9 tăng 57 cent tương đương 1,2% lên mức 48,63 USD/thùng. Cùng lúc đó, giá dầu WTI tăng 57 cent tương đương 1,3% lên 46,34 USD/thùng.

Nigeria - 1 trong 2 quốc gia thành viên OPEC được miễn trừ ký thỏa thuận cắt giảm đã đồng ý hạn chế khai thác khi sản lượng nước này ổn định ở mức 1,8 triệu thùng/ngày.

Thỏa thuận ban đầu đã đẩy giá dầu lên trên 50 USD/thùng, đạt 58 USD/thùng hồi tháng 1. Tuy nhiên sau đó giảm xuống còn 45-50 USD/thùng thậm chí còn thấp hơn do nỗ lực tái cân bằng thị trường của các nước thành viên ký thỏa thuận cắt giảm bị phá vỡ bởi sản lượng khai thác của 3 nước Mỹ, Libya và Nigeria tăng.

Tuần trước, Bộ trưởng Năng lượng Ecuador Carlos Perez cho biết nước này chuẩn bị rút khỏi thỏa thuận cắt giảm.

c6f0f3bb4c6577ed9682eb21d24dce24.jpg

Thế nhưng, ông Greg Pridd, Giám đốc bộ phận năng lượng toàn cầu và nguồn tài nguyên thiên nhiên tại Eurasia Group cho biết sản lượng của nước này chỉ như "một hạt cát trên sa mạc" nên cũng không ảnh hưởng nhiều đến thỏa thuận. Ông cũng dự đoán một số quốc gia sẽ gian lận nhưng ông kỳ vọng thỏa thuận sẽ kéo dài hơn.

Ông cho biết OPEC dường như không muốn nâng hạn mức cắt giảm trong khi điều này có tác dụng rất tốt trong việc đẩy giá dầu lên cao. Thế nhưng giải pháp cắt giảm sản lượng chỉ có tác dụng ngắn hạn do Mỹ lợi dụng giá dầu phục hồi để tăng cường khai thác. Như vậy OPEC sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất thị phần.

Theo báo cáo của EIA dự báo hoạt động khai thác ở các mỏ dầu đá phiến của Mỹ sẽ tăng khoảng 113.000 thùng trong tháng 8. Đây là lần thứ 5 liên tiếp EIA dự báo sản lượng khai thác của Mỹ sẽ tăng hơn 100.000 thùng/ngày. Dự báo của EIA là dấu hiệu đầu tiên cho thấy các nhà khai thác dầu thô của Mỹ sẽ không ngừng khai thác dầu thô ngay cả khi giá dầu WTI kỳ hạn vẫn mắc kẹt bên dưới mức 50 USD/thùng.

Tuy nhiên, nếu OPEC quyết định rút khỏi thỏa thuận cắt giảm và tăng sản lượng, giá dầu thậm chí sẽ còn trượt dốc thảm hại hơn nữa đồng thời kinh tế của các nước thành viên cũng sẽ bị tổn hại nghiêm trọng.

Như vậy OPEC sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro và lâm vào tình thế "Tiến thoái lưỡng nan".

Bên cạnh đó, sẽ rất khó để thuyết phục Libya và Nigeria tham gia thảo thuận cắt giảm khi sản lượng của 2 nước này tăng sau một quãng thời gian dài sản lượng bị gián đoạn.

Helima Croft, Trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa toàn cầu tại RBC Capital Markets nhận xét "Nếu đặt trong trường hợp của Libya và Nigeria, quốc gia trải qua hàng loạt vấn đề về an ninh và chính trị thì có lẽ bạn cũng sẽ không đồng ý cắt giảm sản lượng khai thác".

Một câu hỏi được đặt ra liệu rằng lượng cắt giảm của Ả-rập Saudi có thể bù lại sản lượng tăng của Libya và Nigeria nếu OPEC không thể thuyết phục 2 quốc gia này tham gia thỏa thuận cắt giảm?

Ả-rập Saudi đang gấp rút chuẩn bị chào bán một phần nhỏ cổ phần của công ty dầu khí quốc gia Saudi Aramco vào năm tới, vì vậy giá dầu tăng sẽ càng làm giá trị của công ty tăng thêm. Trong bối cảnh đó, quôc gia này buộc phải có những giải phảp và nỗ lực hơn nữa, ông Croft nhận định.

NDH.vn​
 

Việc làm nổi bật

Top