Đại gia dầu khí và ác mộng khi giá dầu giảm liên tục

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Giá dầu giảm sâu và kéo dài đã tác động mạnh tới doanh số và lợi nhuận của các tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới.

Giá dầu giảm 2% trong phiên giao dịch biến động hôm thứ Năm (5/2), khi xuất hiện đồn đoán Venezuela đang “đi đêm” để các nước thành viên OPEC xét khả năng chung tay giảm sản lượng.
Tweet

Giá dầu thô Mỹ giao tháng Ba giảm 56 cent, tương ứng 1,7%, xuống 31,72USD/thùng trên sàn New York Mercantile Exchange.

Giá dầu Brent giao tháng Tư giảm 58 cent, tương đương 1,7%, xuống 34,46USD/thùng trên sàn ICE Futures Europe.

Đồng USD giảm giá phiên thứ hai liên tiếp, khiến các hàng hóa thanh toán bằng USD rẻ hơn so với nhà đầu tư sử dụng các đồng tiền khác.

Sau giờ chốt phiên, giá dầu hãm phanh giảm khi một báo cáo được công bố, trong đó cho biết Nhà Trắng đã tính đến việc thu phí 10USD/thùng mỗi thùng dầu trong dự thảo ngân sách 2017.

Thị trường dao động mạnh trước những đồn đoán về khả năng OPEC hợp tác giảm sản lượng. Một quan chức của Iran trả lời báo chí cho biết Tehran ủng hộ tổ chức một cuộc họp khẩn, làm gia tăng hy vọng của nhà đầu tư.

Về phần mình, Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela nói ông đã có một cuộc gặp hiệu quả với người đồng cấp đến từ Qatar – Chủ tịch của OPEC trong năm 2016.

Ông cũng gặp Bộ trưởng Dầu mỏ Oman, người nhiều lần biểu dương nỗ lực của Venezuela trong việc bình ổn thị trưởng.

Ông Del Pino sẽ gặp Bộ trưởng Dầu mỏ Arab Saudi vào thứ Hai tuần sau, một phần trong chuyến công du các nước sản xuất lớn để “đi đêm” cho một kế hoạch hành động để vực dậy giá dầu.

Tuy nhiên tính đến hiện tại, chưa thành viên vùng Vịnh nào của OPEC công khai kêu gọi họp khẩn.

Không những vậy, Arab Saudi đã hạ giá bán dầu cho khách hàng châu Âu và châu Á vào thứ Năm. Động thái này cho thấy nước này vẫn giữ nguyên chiến lược tối đa hóa thị phần thay vì cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá dầu.

gia-dau-62.jpg

Lợi nhuận của tập đoàn dầu khí lớn giảm sâu

Giá dầu giảm sâu và kéo dài đã tác động mạnh tới doanh số và lợi nhuận của các tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới. Hậu quả trước mắt là các tập đoàn này phải cắt giảm chi phí, giảm đầu tư vào các dự án thăm dò và khai thác dầu khí mới, cải tiến công nghệ…, do đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sản lượng và nguồn cung dầu trong tương lai.

Ngày 2/2, Tập đoàn dầu khí lớn nhất nước Mỹ Exxon Mobil công bố lợi nhuận quý 4 năm 2015 giảm đến 58% so với cùng kì năm ngoái, xuống còn 2,78 tỉ đô la Mỹ, tương đương 67 xu/cổ phiếu trong bối cảnh giá dầu thấp làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và thăm dò.

Tờ The Wall Street Journal cho biết đây là mức lợi nhuận hàng quý thấp nhất kể từ năm 2002. Tính chung cả năm 2015, lợi nhuận của Exxon Mobil đạt 16,2 tỉ đô la Mỹ, giảm 50% so với mức lợi nhuận 32,5 tỉ đô la Mỹ trong năm 2014.

Trong năm ngoái, Exxon Mobil đã cắt giảm chi phí đầu tư 19% so với năm 2014, xuống còn 31,1 tỉ đô la Mỹ. Năm nay, Exxon Mobil dự kiến cắt giảm chi phí đầu tư thêm 25% nữa, chỉ còn 23,2 tỉ đô la Mỹ. Tập đoàn này vẫn đang triển khai 10 dự án dầu khí lớn, trong đó có 6 dự án sẽ đi vào khai thác trong năm nay.

Cùng ngày, BBC đưa tin tập đoàn dầu khí BP thông báo lợi nhuận năm 2015 của tập đoàn này chỉ đạt 5,9 tỉ đô la Mỹ, giảm 51% so với mức 12,1 tỉ đô la Mỹ của năm 2014. BP cho biết đang lên kế hoạch cắt giảm 7.000 việc làm trong năm nay và năm 2017, tương đương 9% lực lượng nhân sự của tập đoàn này.

Nói chuyện với báo chí tại London, Giám đốc điều hành BP Bob Dudley dự báo nhu cung cầu dầu sẽ cân bằng trở lại khi sản lượng khai thác giảm xuống trong quý 2 tới.

Tuần trước, tập đoàn dầu khí lớn thứ hai Mỹ Chevron cũng đã ghi nhận mức lỗ 588 triệu đô la Mỹ trong quý 4-2015. Đây là quý thua lỗ đầu tiên của tập đoàn này kể từ năm 2002. Tính cả năm 2015, lợi nhuận của Chevron đạt 4,6 tỉ đô la Mỹ, giảm mạnh so với mức 19,2 tỉ đô la Mỹ vào năm 2014.

TUYẾT MAI (Tổng hợp) - doisongphapluat.com​
 

Việc làm nổi bật

Top