Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Saudi Ali al-Naimi hôm 17-3 cho biết nước này đang tập trung vào các nguồn năng lượng tái tạo để chuẩn bị cho thời kỳ “hậu nhiên liệu hóa thạch”.
Theo ông al-Naimi, không có quốc gia nào lý tưởng hơn Ả Rập Saudi trong việc sản xuất năng lượng tái tạo bởi nước này có thừa nắng, đất và cát - những yếu tố cần thiết để tạo ra tấm năng lượng mặt trời.
Trước đó, tại hội nghị về biến đổi khí hậu ở thủ đô Paris - Pháp hồi tháng 5-2015, ông al-Naimi tiết lộ Riyadh có kế hoạch xuất khẩu hàng gigawatt điện tạo ra từ các tấm năng lượng mặt trời trong vài thập kỷ tới. Theo trang Bloomberg, nước này cũng đặt mục tiêu sản xuất 54 gigawatt năng lượng sạch vào năm 2040. Thống kê của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho thấy năng lượng tái tạo hiện chiếm khoảng 14% tổng năng lượng tiêu thụ toàn cầu và con số này dự kiến tăng lên 19% vào năm 2040.
Giới phân tích nhận định giá dầu thô sụt giảm mạnh đã buộc Ả Rập Saudi tìm cách đa dạng nguồn thu của nền kinh tế. Hồi tháng 1 qua, Phó Thái tử Mohammed bin Salman đề nghị bán cổ phần của Công ty Dầu Ả Rập Saudi. Ngoài ra, trong nỗ lực cứu giá dầu, Ả Rập Saudi cùng Nga và một số nhà sản xuất dầu mỏ khác sẽ nhóm họp tại Doha - Qatar trong tháng 4 nhằm đạt thỏa thuận “đóng băng” sản lượng khai thác.
Trước thềm cuộc họp, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nga Sergey Donskoy dự báo trữ lượng dầu của nước này sẽ cạn kiệt vào năm 2044, trong khi hoạt động sản xuất bắt đầu suy giảm từ năm 2020. Vì vậy, theo ông Donskoy, Moscow sẽ không ngừng thúc đẩy nỗ lực tìm kiếm nguồn nhiên liệu bổ sung, trong đó có kế hoạch khoan thăm dò dầu khí tại Bắc Cực.
Theo ông al-Naimi, không có quốc gia nào lý tưởng hơn Ả Rập Saudi trong việc sản xuất năng lượng tái tạo bởi nước này có thừa nắng, đất và cát - những yếu tố cần thiết để tạo ra tấm năng lượng mặt trời.
Giới phân tích nhận định giá dầu thô sụt giảm mạnh đã buộc Ả Rập Saudi tìm cách đa dạng nguồn thu của nền kinh tế. Hồi tháng 1 qua, Phó Thái tử Mohammed bin Salman đề nghị bán cổ phần của Công ty Dầu Ả Rập Saudi. Ngoài ra, trong nỗ lực cứu giá dầu, Ả Rập Saudi cùng Nga và một số nhà sản xuất dầu mỏ khác sẽ nhóm họp tại Doha - Qatar trong tháng 4 nhằm đạt thỏa thuận “đóng băng” sản lượng khai thác.
Trước thềm cuộc họp, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nga Sergey Donskoy dự báo trữ lượng dầu của nước này sẽ cạn kiệt vào năm 2044, trong khi hoạt động sản xuất bắt đầu suy giảm từ năm 2020. Vì vậy, theo ông Donskoy, Moscow sẽ không ngừng thúc đẩy nỗ lực tìm kiếm nguồn nhiên liệu bổ sung, trong đó có kế hoạch khoan thăm dò dầu khí tại Bắc Cực.
Phạm Nghĩa - Người Lao Động
Relate Threads