Bị "đội" vốn hơn 200 tỷ đồng, thế nhưng khi đi vào hoạt động nhà máy nhiên liệu sinh học ethanol Dung Quất lại thua lỗ khoảng 164 tỷ đồng và phải dừng hoạt động. Hơn 2 năm qua, dù "đắp chiếu" nhưng nhà máy này phải mất khoảng 20 tỷ đồng mỗi năm cho các chi phí phát sinh.
"Đắp chiếu" nhà máy nghìn tỷ...
Tháng 9/2009, nhà máy nhiên liệu sinh học ethanol Dung Quất được khởi công tại khu kinh tế Dung Quất (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) với tổng vốn đầu tư được duyệt 1.886 tỷ đồng. Đến tháng 2/2012, nhà máy đi vào hoạt động sau khi tổng vốn đầu tư phải tăng lên mức 2.100 tỷ đồng.
Theo thiết kế, nhà máy có công suất 100.000 m3 ethanol/năm, đây là nguyên liệu để pha trộn thành sản phẩm xăng E5. Tuy nhiên, từ tháng 5/2015, nhà máy nhiên liệu sinh học ethanol Dung Quất phải ngừng sản xuất vì sản phẩm không bán được ra thị trường do giá thị trường thấp hơn so với giá bán của nhà máy khoảng 2.000 đồng/lít.
Hơn 2 năm qua, các phân xưởng của nhà máy nhiên liệu sinh học ethanol Dung Quất chỉ vận hành cầm chừng để bảo dưỡng. Vì vậy, không gian rộng lớn của nhà máy này vắng tanh, cỏ dại mọc um tùm, nhiều nhà xưởng xuống cấp. Dù lâm vào tình cảnh "đắp chiếu" nhưng nhà máy vẫn tiêu tốn hàng chục tỷ đồng tỷ đồng mỗi năm cho các chi phí phát sinh.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Đặng Vĩnh Nghi - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần nhiên liệu sinh học dầu khí Miền Trung cho biết: khi đi vào hoạt động nhà máy có 250 cán bộ, công nhân. Hiện con số này chỉ còn 45 người; trong đó có 34 công nhân, kỹ sư được giữ lại để duy tu, bảo dưỡng và duy trì vận hành kỹ thuật một số thiết bị.
"Mỗi năm nhà máy phải chi trên 19 tỷ đồng trả lương, chi phí bảo dưỡng, tiền điện nước để duy trì hoạt động một số thiết bị quan trọng. Cùng với đó là khoản lãi suất ngân hàng 43 tỷ đồng và mức khấu hao tạm tính lên đến 72 tỷ đồng mỗi năm", ông Nghi thông tin.
Nhà máy ethanol Dung Quất sẽ hồi sinh?
Sau hơn 2 năm phải "đắp chiếu" và chịu nhiều thua lỗ, nhà máy ethanol Dung Quất nhận được tín hiệu "hồi sinh" khi bộ Công thương đang tính toán việc chuyển toàn bộ việc tiêu thụ xăng RON 92 sang xăng sinh học E5 bắt đầu từ ngày 1/1/2018. Việc thay thế toàn bộ xăng RON 92 bằng xăng sinh học E5 sẽ góp phần giúp nhà máy hoạt động trở lại khi nhu cầu sử dụng ethanol tăng lên.
Theo ông Nghi, đến thời điểm này phương án khởi động lại và vận hành nhà máy nhiên liệu sinh học ethanol Dung Quất đã được xây dựng hoàn thành để Tập đoàn dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương xem xét.
Chi phí khấu hao tạm tính của nhà máy ethanol Dung Quất lên đến 72 tỷ đồng/năm.
"Nếu phương án này được phê duyệt thì đến ngày 1/1/2018 nhà máy nhiên liệu sinh học ethanol Dung Quất sẽ có sản phẩm xuất ra thị trường", ông Nghi nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Nghi cũng nhìn nhận, dù phương án "hồi sinh" nhà máy đã được tính toán nhưng cũng không thể tránh khỏi những khó khăn, rủi ro khi đi vào hoạt động lại.
Đối với nhà máy nhiên liệu sinh học ethanol Dung Quất, muốn trở lại hoạt động bình thường cần khoảng thời gian kéo dài đến 5 tháng. Đó là thời gian để tuyển dụng, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, kỹ sư trước kia đã "ra đi". Tiếp đó là việc bảo dưỡng, kiểm tra kỹ thuật, tìm nguồn nguyên liệu. Một khó khăn khác cần giải quyết là nguồn vốn lưu động để sản xuất.
"Theo ý kiến của Chính phủ, nhà nước sẽ không dùng tiền ngân sách để xử lý các dự án thua lỗ. Như vậy, nếu hoạt động trở lại thì nhà máy phải phụ thuộc vào dòng vốn lưu động của các cổ đông. Bên cạnh đó, để hoạt động hiệu quả nhà máy phải xử lý dứt điểm vướng mắc tại hệ thống xử lý nước thải mới có thể hoạt động hết công suất", ông Nghi cho biết.
Dù công ty cổ phần nhiên liệu sinh học dầu khí Miền Trung đã có phương án đưa nhà máy ethanol Dung Quất hoạt động trở lại nhưng với những gì đã trải qua, liệu nhà máy này có thực sự được "hồi sinh" ?
"Đắp chiếu" nhà máy nghìn tỷ...
Tháng 9/2009, nhà máy nhiên liệu sinh học ethanol Dung Quất được khởi công tại khu kinh tế Dung Quất (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) với tổng vốn đầu tư được duyệt 1.886 tỷ đồng. Đến tháng 2/2012, nhà máy đi vào hoạt động sau khi tổng vốn đầu tư phải tăng lên mức 2.100 tỷ đồng.
Hơn 2 năm qua, các phân xưởng của nhà máy nhiên liệu sinh học ethanol Dung Quất chỉ vận hành cầm chừng để bảo dưỡng. Vì vậy, không gian rộng lớn của nhà máy này vắng tanh, cỏ dại mọc um tùm, nhiều nhà xưởng xuống cấp. Dù lâm vào tình cảnh "đắp chiếu" nhưng nhà máy vẫn tiêu tốn hàng chục tỷ đồng tỷ đồng mỗi năm cho các chi phí phát sinh.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Đặng Vĩnh Nghi - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần nhiên liệu sinh học dầu khí Miền Trung cho biết: khi đi vào hoạt động nhà máy có 250 cán bộ, công nhân. Hiện con số này chỉ còn 45 người; trong đó có 34 công nhân, kỹ sư được giữ lại để duy tu, bảo dưỡng và duy trì vận hành kỹ thuật một số thiết bị.
"Mỗi năm nhà máy phải chi trên 19 tỷ đồng trả lương, chi phí bảo dưỡng, tiền điện nước để duy trì hoạt động một số thiết bị quan trọng. Cùng với đó là khoản lãi suất ngân hàng 43 tỷ đồng và mức khấu hao tạm tính lên đến 72 tỷ đồng mỗi năm", ông Nghi thông tin.
Nhà máy ethanol Dung Quất sẽ hồi sinh?
Sau hơn 2 năm phải "đắp chiếu" và chịu nhiều thua lỗ, nhà máy ethanol Dung Quất nhận được tín hiệu "hồi sinh" khi bộ Công thương đang tính toán việc chuyển toàn bộ việc tiêu thụ xăng RON 92 sang xăng sinh học E5 bắt đầu từ ngày 1/1/2018. Việc thay thế toàn bộ xăng RON 92 bằng xăng sinh học E5 sẽ góp phần giúp nhà máy hoạt động trở lại khi nhu cầu sử dụng ethanol tăng lên.
Theo ông Nghi, đến thời điểm này phương án khởi động lại và vận hành nhà máy nhiên liệu sinh học ethanol Dung Quất đã được xây dựng hoàn thành để Tập đoàn dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương xem xét.
Chi phí khấu hao tạm tính của nhà máy ethanol Dung Quất lên đến 72 tỷ đồng/năm.
Tuy nhiên, ông Nghi cũng nhìn nhận, dù phương án "hồi sinh" nhà máy đã được tính toán nhưng cũng không thể tránh khỏi những khó khăn, rủi ro khi đi vào hoạt động lại.
Đối với nhà máy nhiên liệu sinh học ethanol Dung Quất, muốn trở lại hoạt động bình thường cần khoảng thời gian kéo dài đến 5 tháng. Đó là thời gian để tuyển dụng, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, kỹ sư trước kia đã "ra đi". Tiếp đó là việc bảo dưỡng, kiểm tra kỹ thuật, tìm nguồn nguyên liệu. Một khó khăn khác cần giải quyết là nguồn vốn lưu động để sản xuất.
"Theo ý kiến của Chính phủ, nhà nước sẽ không dùng tiền ngân sách để xử lý các dự án thua lỗ. Như vậy, nếu hoạt động trở lại thì nhà máy phải phụ thuộc vào dòng vốn lưu động của các cổ đông. Bên cạnh đó, để hoạt động hiệu quả nhà máy phải xử lý dứt điểm vướng mắc tại hệ thống xử lý nước thải mới có thể hoạt động hết công suất", ông Nghi cho biết.
Dù công ty cổ phần nhiên liệu sinh học dầu khí Miền Trung đã có phương án đưa nhà máy ethanol Dung Quất hoạt động trở lại nhưng với những gì đã trải qua, liệu nhà máy này có thực sự được "hồi sinh" ?
Liên quan đến việc xử lý các dự án nghìn tỷ bị thua lỗ, trong đó có 3 dự án nhiên liệu sinh học ethanol có vốn góp của Tập đoàn Dầu khí VN (PVN), Bộ Công Thương đã đưa ra các phương án cụ thể cho từng dự án. Đối với Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi có 2 phương án được xem xét để xử lý. Trong đó, phương án 1 là Cty cổ phần Nhiên liệu sinh học dầu khí miền Trung (BSR-BF) chuyển nhượng/thoái vốn tại công ty; phương án 2: Tái cơ cấu lại Công ty nhiên liệu sinh học miền Trung. Trên cơ sở cân nhắc tình hình thực tế, Bộ đề xuất lựa chọn phương án 1.
Hà Xuyên - báo Dân Trí
Relate Threads