Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là từ nay đến năm 2030, Việt Nam đã có những kịch bản và dự báo nhu cầu năng lượng trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, để phát huy mạnh mẽ công cụ thị trường và tiềm năng sẵn có, nhất là nguồn nội lực để có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước và tiến tới xuất khẩu, Việt Nam cần có những giải pháp phù hợp trong lĩnh vực này.
Nguồn nhiên liệu và năng lượng của nước ta, trước hết phải kể đến là than, khai thác và sử dụng lâu đời, với tổng trữ lượng đã tìm kiếm thăm dò khoảng 6,14 tỷ tấn. Ngoài ra, Việt Nam được đánh giá là quốc gia thuộc nhóm nước có tổng trữ lượng dầu khí có thể đưa vào khai thác khoảng từ 3,8 đến 4,2 tỷ tấn quy đổi (TOE). Tuy nhiên, khả năng khai thác dầu thô dự báo đến năm 2020 sẽ sụt giảm, còn từ 16 đến 17 triệu tấn/năm và đến năm 2025 tăng khoảng hơn 21 triệu tấn/năm. Trong khi đó, khả năng khai thác khí đốt ở nước ta tiếp tục tăng, riêng giai đoạn 2011 - 2015 sẽ đạt mức từ 10,7 tỷ m3 lên 19 tỷ m3.
Theo đánh giá của các nghiên cứu, tiềm năng về kinh tế - kỹ thuật thủy điện của nước ta đạt khoảng từ 75 tỷ đến 80 tỷ kW giờ, với công suất tương ứng đạt từ 18 nghìn đến 20 nghìn MW. Trong đó tiềm năng kinh tế của 10 lưu vực sông chính, chiếm khoảng 85,9% của các lưu vực sông trong cả nước. Như vậy, tổng trữ lượng kinh tế - kỹ thuật của các lưu vực sông chính hơn 18 nghìn MW, cho phép sản lượng điện năng tương ứng khoảng 70 tỷ kW giờ. Theo dự báo, kế hoạch phát triển thủy điện trong tổng sơ đồ điện VII đến năm 2020, toàn bộ trữ lượng tiềm năng kinh tế - kỹ thuật của thủy điện lớn sẽ được khai thác hết. Như vậy năng lượng thủy điện từ các dòng sông chính sẽ không còn khả năng khai thác nữa. Đối với năng lượng thủy điện nhỏ, mức công suất nhỏ hơn hoặc bằng 30 MW, có khoảng hơn một nghìn điểm có thể khai thác và cho tổng công suất khoảng bảy nghìn MW. Ngoài ra, các dự án thủy điện cực nhỏ công suất dưới 100 kW phù hợp với vùng sâu, vùng xa, những nơi có địa hình hiểm trở có thể tự cung tự cấp theo lưới điện nhỏ và hộ gia đình cũng đã và đang được khai thác một cách khá hiệu quả.
Bên cạnh than, dầu, khí đốt, điện, Việt Nam còn có tiềm năng khá lớn các loại năng lượng: Mặt trời, gió, sinh khối, địa nhiệt… Điển hình như, nguồn năng lượng mặt trời, với vị trí địa lý của Việt Nam nằm trong giới hạn giữa xích đạo và chí tuyến Bắc, thuộc vùng nội chí tuyến có ánh nắng mặt trời chiếu sáng quanh năm, nhất là khu vực Nam Bộ. Với tổng số giờ nắng trong năm dao động trong khoảng từ 1.400 đến 3.000 giờ, tổng lượng bức xạ trung bình năm vào khoảng từ 230 đến 250 lcal/cm2/ngày, tăng dần từ bắc vào nam. Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng trên còn hạn chế, nhất là sử dụng cho phát điện, đun nước nóng và vào sấy khô… Một trong những nguyên nhân cơ bản là giá sử dụng nguồn năng lượng trên so với các nguồn năng lượng khác kém cạnh tranh trên thị trường; cơ chế chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng mặt trời và nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế.
Theo kịch bản tăng trưởng kinh tế, tính theo chỉ tiêu GDP do Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thực hiện: Từ năm 2011 đến năm 2030, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam theo chỉ tiêu GDP dao động trong mức từ 7% đến 8,6%. Chỉ tiêu của các ngành cũng không có những đột biến lớn, đối với nông - lâm - thủy sản dao động trong mức từ 2% đến 3%; ngành công nghiệp - xây dựng ở mức từ 7,5% đến 9,3%; ngành dịch vụ dao động trong mức từ 8% đến 9,3%. Như vậy, sau mỗi giai đoạn chu kỳ năm năm, mức tăng trưởng đều, đòi hỏi một sự đáp ứng năng lượng cũng phải tăng trưởng phù hợp. Đối với dự báo về nhu cầu sử dụng năng lượng, nghiên cứu cũng đã chỉ ra đối với kịch bản cơ sở, giai đoạn 2010 - 2030 điện năng và tổng sản phẩm dầu chiếm tỷ trọng lớn trong suốt cả giai đoạn. Tỷ lệ tiêu thụ điện năng tăng từ 15,2% (năm 2010) lên 32,1% (năm 2030); tiêu thụ than giảm nhẹ từ 20,1% xuống còn 18,2%; sử dụng khí đốt tăng từ 1% lên 1,6%; sản phẩm dầu tăng từ 33,7% lên 40,6%... Vì vậy, so sánh tương quan giữa tăng trưởng kinh tế GDP và tổng nhu cầu năng lượng, từ năm 2025 đến năm 2030 khả năng thiếu năng lượng cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế là không tránh khỏi.
Để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội những năm tới, Việt Nam cần đưa ra các giải pháp phù hợp với thể chế kinh tế thị trường trong hoàn cảnh ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Vì vậy, Việt Nam cần phát huy tối đa những ưu thế về nguồn tài nguyên nhiên liệu và năng lượng sẵn có, có tính cạnh tranh cao không chỉ đối với thị trường trong nước mà kể cả với thị trường thế giới. Đối với những nguồn năng lượng Việt Nam không có ưu thế, giá cả cao hơn so với nhập khẩu của các quốc gia khác thì nên nhập khẩu bảo đảm cán cân xuất nhập khẩu năng lượng cân bằng là tốt nhất; tiến tới xuất lớn hơn nhập. Thực hiện các giải pháp đồng bộ để giảm dần những nguồn nhiên liệu phát thải khí nhà kính như than, xăng dầu và tăng dự trữ quốc gia đối với các nguồn nhiên liệu cạn kiệt; có cơ chế chính sách và khuyến khích nhiều hơn đầu tư đổi mới quy trình công nghệ, nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng tính trên giá trị sản phẩm đầu ra. Nâng cao nhận thức đối với người dân trong việc sử dụng và tiết kiệm năng lượng; huy động nguồn lực đầu tư vào khai thác và sản xuất năng lượng theo nguyên lý thị trường, nhất là nguồn vốn nội lực. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Việt Nam không thuộc nhóm nước cắt giảm khí nhà kính; nhưng cần thực hiện theo định hướng chung của thế giới, sẽ là cơ hội để huy động nguồn vốn ngoại lực đầu tư vào khai thác các nguồn năng lượng tái tạo...
Nguồn nhiên liệu và năng lượng của nước ta, trước hết phải kể đến là than, khai thác và sử dụng lâu đời, với tổng trữ lượng đã tìm kiếm thăm dò khoảng 6,14 tỷ tấn. Ngoài ra, Việt Nam được đánh giá là quốc gia thuộc nhóm nước có tổng trữ lượng dầu khí có thể đưa vào khai thác khoảng từ 3,8 đến 4,2 tỷ tấn quy đổi (TOE). Tuy nhiên, khả năng khai thác dầu thô dự báo đến năm 2020 sẽ sụt giảm, còn từ 16 đến 17 triệu tấn/năm và đến năm 2025 tăng khoảng hơn 21 triệu tấn/năm. Trong khi đó, khả năng khai thác khí đốt ở nước ta tiếp tục tăng, riêng giai đoạn 2011 - 2015 sẽ đạt mức từ 10,7 tỷ m3 lên 19 tỷ m3.
Theo đánh giá của các nghiên cứu, tiềm năng về kinh tế - kỹ thuật thủy điện của nước ta đạt khoảng từ 75 tỷ đến 80 tỷ kW giờ, với công suất tương ứng đạt từ 18 nghìn đến 20 nghìn MW. Trong đó tiềm năng kinh tế của 10 lưu vực sông chính, chiếm khoảng 85,9% của các lưu vực sông trong cả nước. Như vậy, tổng trữ lượng kinh tế - kỹ thuật của các lưu vực sông chính hơn 18 nghìn MW, cho phép sản lượng điện năng tương ứng khoảng 70 tỷ kW giờ. Theo dự báo, kế hoạch phát triển thủy điện trong tổng sơ đồ điện VII đến năm 2020, toàn bộ trữ lượng tiềm năng kinh tế - kỹ thuật của thủy điện lớn sẽ được khai thác hết. Như vậy năng lượng thủy điện từ các dòng sông chính sẽ không còn khả năng khai thác nữa. Đối với năng lượng thủy điện nhỏ, mức công suất nhỏ hơn hoặc bằng 30 MW, có khoảng hơn một nghìn điểm có thể khai thác và cho tổng công suất khoảng bảy nghìn MW. Ngoài ra, các dự án thủy điện cực nhỏ công suất dưới 100 kW phù hợp với vùng sâu, vùng xa, những nơi có địa hình hiểm trở có thể tự cung tự cấp theo lưới điện nhỏ và hộ gia đình cũng đã và đang được khai thác một cách khá hiệu quả.
Bên cạnh than, dầu, khí đốt, điện, Việt Nam còn có tiềm năng khá lớn các loại năng lượng: Mặt trời, gió, sinh khối, địa nhiệt… Điển hình như, nguồn năng lượng mặt trời, với vị trí địa lý của Việt Nam nằm trong giới hạn giữa xích đạo và chí tuyến Bắc, thuộc vùng nội chí tuyến có ánh nắng mặt trời chiếu sáng quanh năm, nhất là khu vực Nam Bộ. Với tổng số giờ nắng trong năm dao động trong khoảng từ 1.400 đến 3.000 giờ, tổng lượng bức xạ trung bình năm vào khoảng từ 230 đến 250 lcal/cm2/ngày, tăng dần từ bắc vào nam. Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng trên còn hạn chế, nhất là sử dụng cho phát điện, đun nước nóng và vào sấy khô… Một trong những nguyên nhân cơ bản là giá sử dụng nguồn năng lượng trên so với các nguồn năng lượng khác kém cạnh tranh trên thị trường; cơ chế chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng mặt trời và nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế.
Theo kịch bản tăng trưởng kinh tế, tính theo chỉ tiêu GDP do Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thực hiện: Từ năm 2011 đến năm 2030, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam theo chỉ tiêu GDP dao động trong mức từ 7% đến 8,6%. Chỉ tiêu của các ngành cũng không có những đột biến lớn, đối với nông - lâm - thủy sản dao động trong mức từ 2% đến 3%; ngành công nghiệp - xây dựng ở mức từ 7,5% đến 9,3%; ngành dịch vụ dao động trong mức từ 8% đến 9,3%. Như vậy, sau mỗi giai đoạn chu kỳ năm năm, mức tăng trưởng đều, đòi hỏi một sự đáp ứng năng lượng cũng phải tăng trưởng phù hợp. Đối với dự báo về nhu cầu sử dụng năng lượng, nghiên cứu cũng đã chỉ ra đối với kịch bản cơ sở, giai đoạn 2010 - 2030 điện năng và tổng sản phẩm dầu chiếm tỷ trọng lớn trong suốt cả giai đoạn. Tỷ lệ tiêu thụ điện năng tăng từ 15,2% (năm 2010) lên 32,1% (năm 2030); tiêu thụ than giảm nhẹ từ 20,1% xuống còn 18,2%; sử dụng khí đốt tăng từ 1% lên 1,6%; sản phẩm dầu tăng từ 33,7% lên 40,6%... Vì vậy, so sánh tương quan giữa tăng trưởng kinh tế GDP và tổng nhu cầu năng lượng, từ năm 2025 đến năm 2030 khả năng thiếu năng lượng cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế là không tránh khỏi.
Để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội những năm tới, Việt Nam cần đưa ra các giải pháp phù hợp với thể chế kinh tế thị trường trong hoàn cảnh ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Vì vậy, Việt Nam cần phát huy tối đa những ưu thế về nguồn tài nguyên nhiên liệu và năng lượng sẵn có, có tính cạnh tranh cao không chỉ đối với thị trường trong nước mà kể cả với thị trường thế giới. Đối với những nguồn năng lượng Việt Nam không có ưu thế, giá cả cao hơn so với nhập khẩu của các quốc gia khác thì nên nhập khẩu bảo đảm cán cân xuất nhập khẩu năng lượng cân bằng là tốt nhất; tiến tới xuất lớn hơn nhập. Thực hiện các giải pháp đồng bộ để giảm dần những nguồn nhiên liệu phát thải khí nhà kính như than, xăng dầu và tăng dự trữ quốc gia đối với các nguồn nhiên liệu cạn kiệt; có cơ chế chính sách và khuyến khích nhiều hơn đầu tư đổi mới quy trình công nghệ, nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng tính trên giá trị sản phẩm đầu ra. Nâng cao nhận thức đối với người dân trong việc sử dụng và tiết kiệm năng lượng; huy động nguồn lực đầu tư vào khai thác và sản xuất năng lượng theo nguyên lý thị trường, nhất là nguồn vốn nội lực. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Việt Nam không thuộc nhóm nước cắt giảm khí nhà kính; nhưng cần thực hiện theo định hướng chung của thế giới, sẽ là cơ hội để huy động nguồn vốn ngoại lực đầu tư vào khai thác các nguồn năng lượng tái tạo...
PGS, TS NGUYỄN THẾ CHINH
(Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường)
(Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường)
Relate Threads