Sau khi vượt qua mốc 50 USD/thùng, giá dầu đang có dấu hiệu hạ nhiệt đôi chút. Tuy nhiên, ít nhất vẫn có một nhà phân tích cho rằng giá dầu đang hướng tới ngưỡng kháng cự mới.
Chuyên gia phân tích Louise Yamada cho biết thị trường dầu mỏ vẫn đang giảm hơn 20% so với cách đây hơn 1 năm. Dựa vào 2 biểu đồ bên dưới, bà Yamada cho rằng giá dầu đang hướng đến ngưỡng 70 USD/thùng.
Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, bà Yamada cho biết diễn biến thị trường đang có dạng đầu vai ngược. Một khi vượt qua ngưỡng 50 USD/thùng, mô hình phát triển hiện nay sẽ dẫn giá dầu lên cao hơn nữa.
Mô hình này được hình thành sau khi giá dầu giảm hơn 2% trong phiên giao dịch ngày 20/10. Điều đó không thể ngăn cản giá dầu tăng tuần thứ 5 liên tiếp sau khi Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc đóng băng sản lượng.
Tuy nhiên nếu nhìn vào đồ thị, người sáng lập Louise Yamada Technical Research Advisors cho rằng nếu các nhà đầu tư theo dõi động thái của giá dầu từ khi mô hình đầu vai này được hình thành, điểm kết thúc của nó sẽ nằm ở ngưỡng 70 USD/thùng.
Điều thú vị ở chỗ vai trái mất 5 năm để bắt đáy. Nếu vai phải cũng diễn biến tương tự, giá dầu sẽ có xu hướng tăng từ nay cho tới tháng 2/2017.
Sau khi bắt đáy 26 USD/thùng vào tháng 2, giá dầu đã tăng 96%. Nguyên nhân chính là bởi OPEC sẵn sàng cắt giảm sản lượng gần 1 triệu thùng để có được một thị trường cân bằng hơn. Ngày 23/10, Saudi Arab cho biết họ đang tìm các hợp tác với các quốc gia ngoài OPEC để thúc đẩy quá trình bình ổn thị trường.
Nền tảng cơ bản lý giải tại sao bà Yamada lại có thể lạc quan cho tới tận năm 2017. Tuy nhiên, bà cũng nhận thức được rằng lý thuyết của mình ẩn chứa rủi ro trong ngắn hạn.
Vị chuyên gia này cho biết có nhiều ngưỡng kháng cự ở giữa. Thời gian để giá dầu đạt mức 60 USD/thùng có thể lên tới 6 tháng. Giá dầu sẽ nhích lên từng chút một và một khi vấn đề nguồn cung chưa được giải quyết, người ta vẫn có lý do để hoài nghi.
Một trong những lý do đó là việc giám đốc điều hành Igor Sechin của công ty dầu mỏ quốc gia lớn nhất Nga – Rosneft – tỏ ra bất hợp tác với thỏa thuận đóng băng của OPEC và tuyên bố sẽ tìm cách tăng sản lượng để giành lấy thị phần.
Bên cạnh đó, lượng giàn khoan dầu tại Mỹ tăng từ 432 lên 443 giàn trong tuần trước, đánh dấu tuần tăng thứ 16 trong 17 tuần gần nhất.
Bà Yamada cho rằng ngay cả khi những sự kiện bất lợi diễn ra, giá dầu cũng chỉ có thể rơi xuống mức 42 USD/thùng và quá trình bắt đáy sẽ diễn ra nhanh chóng.
Vị chuyên gia này cho rằng giá dầu đang giao động khi các yếu tố tích cực và tiêu cực xảy ra xen kẽ. Vào thời điểm này, yếu tố tích cực đang chiếm ưu thế và mang tới sự củng cố vững chắc xu hướng tăng được hình thành từ năm 2009.
Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, bà Yamada cho biết diễn biến thị trường đang có dạng đầu vai ngược. Một khi vượt qua ngưỡng 50 USD/thùng, mô hình phát triển hiện nay sẽ dẫn giá dầu lên cao hơn nữa.
Mô hình này được hình thành sau khi giá dầu giảm hơn 2% trong phiên giao dịch ngày 20/10. Điều đó không thể ngăn cản giá dầu tăng tuần thứ 5 liên tiếp sau khi Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc đóng băng sản lượng.
Tuy nhiên nếu nhìn vào đồ thị, người sáng lập Louise Yamada Technical Research Advisors cho rằng nếu các nhà đầu tư theo dõi động thái của giá dầu từ khi mô hình đầu vai này được hình thành, điểm kết thúc của nó sẽ nằm ở ngưỡng 70 USD/thùng.
Sau khi bắt đáy 26 USD/thùng vào tháng 2, giá dầu đã tăng 96%. Nguyên nhân chính là bởi OPEC sẵn sàng cắt giảm sản lượng gần 1 triệu thùng để có được một thị trường cân bằng hơn. Ngày 23/10, Saudi Arab cho biết họ đang tìm các hợp tác với các quốc gia ngoài OPEC để thúc đẩy quá trình bình ổn thị trường.
Nền tảng cơ bản lý giải tại sao bà Yamada lại có thể lạc quan cho tới tận năm 2017. Tuy nhiên, bà cũng nhận thức được rằng lý thuyết của mình ẩn chứa rủi ro trong ngắn hạn.
Vị chuyên gia này cho biết có nhiều ngưỡng kháng cự ở giữa. Thời gian để giá dầu đạt mức 60 USD/thùng có thể lên tới 6 tháng. Giá dầu sẽ nhích lên từng chút một và một khi vấn đề nguồn cung chưa được giải quyết, người ta vẫn có lý do để hoài nghi.
Một trong những lý do đó là việc giám đốc điều hành Igor Sechin của công ty dầu mỏ quốc gia lớn nhất Nga – Rosneft – tỏ ra bất hợp tác với thỏa thuận đóng băng của OPEC và tuyên bố sẽ tìm cách tăng sản lượng để giành lấy thị phần.
Bên cạnh đó, lượng giàn khoan dầu tại Mỹ tăng từ 432 lên 443 giàn trong tuần trước, đánh dấu tuần tăng thứ 16 trong 17 tuần gần nhất.
Vị chuyên gia này cho rằng giá dầu đang giao động khi các yếu tố tích cực và tiêu cực xảy ra xen kẽ. Vào thời điểm này, yếu tố tích cực đang chiếm ưu thế và mang tới sự củng cố vững chắc xu hướng tăng được hình thành từ năm 2009.
Theo Thạch Thảo
Người đồng hành
Người đồng hành
Relate Threads