Dầu WTI vọt hơn 6% trong ngày thứ Sáu, đồng thời ghi nhận tuần tăng giá mạnh nhất kể từ tháng 2/2016, khi đà lao dốc của dự trữ dầu thô tại Mỹ làm dấy lên hy vọng tình trạng dư cung toàn cầu có thể sắp kết thúc, CNBC đưa tin.
Giá dầu sưởi và xăng tại Mỹ đồng loạt leo dốc 5%. Được biết, xăng là một trong số những trụ cột mạnh nhất hỗ trợ cho dầu WTI trong năm nay. Giá dầu sưởi tăng mạnh trong tuần này nhờ dự báo thời tiết lạnh sẽ kéo dài đến cuối tháng 4/2016.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5 trên sàn Nymex vọt 2.46 USD (tương ứng 6.6%), qua đó nâng tổng mức tăng trong tuần lên 7.96%.
Hợp đồng dầu Brent giao tháng 6 trên sàn London leo dốc 2.38 USD (tương ứng 6%) lên 41.81 USD/thùng.
Tính chung cho cả tuần qua, cả 2 hợp đồng này đều tiến 7% hoặc hơn, qua đó ghi nhận tuần tăng mạnh nhất kể từ tuần kết thúc ngày 04/03/2016.
Dữ liệu Chính phủ Mỹ cho thấy dự trữ dầu tại Mỹ lao dốc gần 5 triệu thùng trong tuần trước, trái ngược hoàn toàn với con số dự báo tăng 3.2 triệu thùng từ các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò Platts.
Việc ngừng hoạt động của hệ thống ống dẫn dầu thô Keystone, vốn được sử dụng để chuyển dầu sang Cushing, cũng góp phần khiến dự trữ dầu tại Oklahoma giảm hơn 480,000 thùng, dữ liệu từ công ty Genscape cho thấy.
Trong ngày thứ Sáu, dữ liệu từ Baker Hughes cho thấy số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ rớt 8 giàn xuống chỉ còn 354 giàn trong tuần trước. Được biết, tại thời điểm này trong năm 2015, số lượng giàn khoan dầu lên tới 760 giàn.
Việc bảo dưỡng các nhà máy lọc dầu tại khu vực Bắc Hải đã nhấc bổng giá dầu trong ngắn hạn.
Bên cạnh đó, đà hồi phục của thị trường tài chính cũng góp phần gia tăng tâm lý lạc quan của nhà đầu tư về nhu cầu nhiên liệu này. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết quốc gia này đang trên con đường tăng trưởng ổn định, trong khi cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s cho biết Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, có thể đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng lên 1.8%.
Một vài chuyên viên giao dịch bày tỏ sự lạc quan về cuộc họp giữa các nhà sản xuất dầu lớn vào ngày 17/04/2016 ở Doha, Qatar nhằm bàn luận về kế hoạch “đóng băng” sản lượng tại mức tương đương tháng 1/2016.
Các nguồn tin cho biết sản lượng dầu tại Nga sẽ sụt giảm và Bộ trưởng Năng lượng Nga hy vọng các nhà sản xuất có thể đồng ý “đóng băng” sản lượng.
Tuy nhiên, một vài chuyên viên giao dịch khác lại cảnh báo giá dầu có thể lao dốc trở lại do tình trạng dư cung toàn cầu và sản lượng ngày càng tăng từ khu bên ngoài Mỹ, đặc biệt là vùng Trung Đông.
Trong ngày thứ Năm, Iran cho biết kim ngạch xuất khẩu tăng từ 3.29 triệu thùng/ngày lên gần 3.5 triệu thùng/ngày vào tháng 4/2016, qua đó làm dấy lên mối nghi ngờ về tính khả thi của kế hoạch “đóng băng” sản lượng.
Iran cho hay quốc gia này chỉ tham gia vào kế hoạch “đóng băng” sản lượng khi sản lượng của quốc gia này khôi phục trở về mức trước lệnh trừng phạt tại 4 triệu thùng/ngày, qua đó dập tắt hy vọng tình trạng dư cung toàn cầu có thể sớm được giải quyết./.
Giá dầu sưởi và xăng tại Mỹ đồng loạt leo dốc 5%. Được biết, xăng là một trong số những trụ cột mạnh nhất hỗ trợ cho dầu WTI trong năm nay. Giá dầu sưởi tăng mạnh trong tuần này nhờ dự báo thời tiết lạnh sẽ kéo dài đến cuối tháng 4/2016.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5 trên sàn Nymex vọt 2.46 USD (tương ứng 6.6%), qua đó nâng tổng mức tăng trong tuần lên 7.96%.
Hợp đồng dầu Brent giao tháng 6 trên sàn London leo dốc 2.38 USD (tương ứng 6%) lên 41.81 USD/thùng.
Tính chung cho cả tuần qua, cả 2 hợp đồng này đều tiến 7% hoặc hơn, qua đó ghi nhận tuần tăng mạnh nhất kể từ tuần kết thúc ngày 04/03/2016.
Dữ liệu Chính phủ Mỹ cho thấy dự trữ dầu tại Mỹ lao dốc gần 5 triệu thùng trong tuần trước, trái ngược hoàn toàn với con số dự báo tăng 3.2 triệu thùng từ các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò Platts.
Việc ngừng hoạt động của hệ thống ống dẫn dầu thô Keystone, vốn được sử dụng để chuyển dầu sang Cushing, cũng góp phần khiến dự trữ dầu tại Oklahoma giảm hơn 480,000 thùng, dữ liệu từ công ty Genscape cho thấy.
Trong ngày thứ Sáu, dữ liệu từ Baker Hughes cho thấy số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ rớt 8 giàn xuống chỉ còn 354 giàn trong tuần trước. Được biết, tại thời điểm này trong năm 2015, số lượng giàn khoan dầu lên tới 760 giàn.
Việc bảo dưỡng các nhà máy lọc dầu tại khu vực Bắc Hải đã nhấc bổng giá dầu trong ngắn hạn.
Bên cạnh đó, đà hồi phục của thị trường tài chính cũng góp phần gia tăng tâm lý lạc quan của nhà đầu tư về nhu cầu nhiên liệu này. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết quốc gia này đang trên con đường tăng trưởng ổn định, trong khi cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s cho biết Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, có thể đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng lên 1.8%.
Các nguồn tin cho biết sản lượng dầu tại Nga sẽ sụt giảm và Bộ trưởng Năng lượng Nga hy vọng các nhà sản xuất có thể đồng ý “đóng băng” sản lượng.
Tuy nhiên, một vài chuyên viên giao dịch khác lại cảnh báo giá dầu có thể lao dốc trở lại do tình trạng dư cung toàn cầu và sản lượng ngày càng tăng từ khu bên ngoài Mỹ, đặc biệt là vùng Trung Đông.
Trong ngày thứ Năm, Iran cho biết kim ngạch xuất khẩu tăng từ 3.29 triệu thùng/ngày lên gần 3.5 triệu thùng/ngày vào tháng 4/2016, qua đó làm dấy lên mối nghi ngờ về tính khả thi của kế hoạch “đóng băng” sản lượng.
Iran cho hay quốc gia này chỉ tham gia vào kế hoạch “đóng băng” sản lượng khi sản lượng của quốc gia này khôi phục trở về mức trước lệnh trừng phạt tại 4 triệu thùng/ngày, qua đó dập tắt hy vọng tình trạng dư cung toàn cầu có thể sớm được giải quyết./.
Theo: vietstock.vn/
Relate Threads