Trong năm 2015 vừa qua, để đối phó với mức giảm 50% của giá dầu, các công ty dầu đá phiến của Mỹ đã phải cắt giảm hàng nghìn nhân công, chỉ tập trung vào các dự án tiềm năng nhất và sử dụng những công nghệ tân tiến nhất để khai thác triệt để những giếng dầu có sẵn.
Trong sự ngạc nhiên của giới quan sát, những nỗ lực này đã thành công ngoài mong đợi. Tính đến tháng này, sản lượng dầu của Mỹ vẫn giữ ở mức cao nhất 43 năm.
Tuy nhiên, những rắc rối đang bắt đầu xuất hiện khi mà giá không còn ở mức 50 USD mà là gần 35 USD/thùng.
Đối với một ngành mà chi phí gần như đã được cắt giảm hết mức, giá dầu tiếp tục giảm là tin rất xấu. “Những công ty này không được thiết lập để có thể sống sót với mức giá 30 USD/thùng”, R.T. Dukes – chuyên gia phân tích tại Wood Mackenzie – nhận định.
Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) đã dự báo rằng trong năm 2016 các công ty dầu đá phiến của Mỹ sẽ phải cắt giảm sản lượng khoảng 570.000 thùng/ngày. Đó chính là mục tiêu mà OPEC đang hướng tới, cho dù các nước thành viên của tổ chức này cũng gặp phải muôn vàn rủi ro.
Mới đây, một số công ty dầu đá phiến của Mỹ đã nộp hồ sơ xin phá sản. Theo Jeff Jones, chuyên gia đến từ quỹ đầu cơ Blackhill Partners, chắc chắn trong thời gian tới số vụ phá sản sẽ tăng lên. Mức giá 35 USD/thùng khiến tình hình căng thẳng hơn.
Để hiểu tại sao hoạt động sản xuất dầu đá phiến sẽ sụp đổ, chúng ta quay trở về nguồn gốc căn bản của loại hình khai thác này. Các nhà địa chất học đã biết đến đá phiến từ rất lâu nhưng ngành dầu đá phiến mới chỉ bùng nổ trong một vài năm trở lại đây. Nguyên nhân là bởi chi phí khai thác quá đắt đỏ nếu áp dụng công nghệ thủy lực phức tạp trên diện rộng.
Cùng với đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu trong thời kỳ đầu những năm 2000 khiến nhu cầu về dầu mỏ tăng cao, giá dầu cũng tăng mạnh và khiến hoạt động khai thác dầu đá phiến sinh lời. Từ cuối năm 2010 đến nay, sản lượng đã tăng hơn 60%.
Tuy nhiên, sản lượng lại đạt đỉnh vào đúng lúc kinh tế thế giới đảo chiều. Vì cung lớn hơn cầu, giá đã giảm từ mức 100 USD xuống 70 USD và giờ đây đang ở gần mức thấp kỷ lục 30 USD/thùng. Dầu đá phiến đã khiến sản lượng tăng quá nhanh chỉ trong một thời gian gắn và vượt quá tốc độ tăng trưởng của cầu. Do đó thị trường dầu mỏ ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Các công ty dầu đá phiến Mỹ đã tìm ra cách tăng sản lượng và hạ giá thành. Họ mạnh tay cắt giảm chi tiêu, tập trung vào những vùng có sản lượng cao nhất. Họ cũng sử dụng nhiều cát và nước hơn trong quá trình tách dầu để tạo ra nhiều dầu hơn. Vì thế đến tháng 4, khi số giếng đã giảm một nửa, sản lượng vẫn có thể tăng lên.
Tuy nhiên, tất cả những nỗ lực này lại khiến giá giảm sâu hơn và dường như đà phục hồi ngày càng xa tầm với. Giờ đây các công ty dầu đá phiến đối mặt với một tương lai mờ mịt sau khi đã tận dụng gần như tất cả các quân bài tốt nhất mà họ có trong tay.
Dẫu vậy, Mỹ không phải là bên duy nhất “bị thương”. Saudi Arabia được cho là đang xem xét bán cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước để giảm bớt tình trạng thâm hụt ngân sách đã lên đến 20% GDP. Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Eulogio Del Pino cũng nói rằng ngành dầu mỏ đang đứng trước “ngưỡng cửa của một thảm họa”.
Kể cả khi Mỹ cắt giảm mạnh sản lượng, điều đó cũng sẽ là không đủ để giảm bớt tình trạng dư cung trên toàn cầu. Các nước phát triển đang dự trữ gần 3 tỷ thùng dầu và các sản phẩm dầu trong kho chứa. Theo giới phân tích, cho tới nửa đầu năm 2016, thế giới sẽ dư thừa khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày trước khi cân bằng trở lại.
“Hầu hết các công ty đang co cụm lại với mục tiêu chỉ là không bị lỗ và chờ đợi thị trường hồi phục. Thị trường không thể giữ mãi ở mức giá hiện tại, nhưng không may là chúng ta sẽ phải chịu đựng nó trong một thời gian dài”, Raoul LeBlanc – chuyên gia phân tích đến từ IHS Inc.nói.
Trong sự ngạc nhiên của giới quan sát, những nỗ lực này đã thành công ngoài mong đợi. Tính đến tháng này, sản lượng dầu của Mỹ vẫn giữ ở mức cao nhất 43 năm.
Tuy nhiên, những rắc rối đang bắt đầu xuất hiện khi mà giá không còn ở mức 50 USD mà là gần 35 USD/thùng.
Đối với một ngành mà chi phí gần như đã được cắt giảm hết mức, giá dầu tiếp tục giảm là tin rất xấu. “Những công ty này không được thiết lập để có thể sống sót với mức giá 30 USD/thùng”, R.T. Dukes – chuyên gia phân tích tại Wood Mackenzie – nhận định.
Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) đã dự báo rằng trong năm 2016 các công ty dầu đá phiến của Mỹ sẽ phải cắt giảm sản lượng khoảng 570.000 thùng/ngày. Đó chính là mục tiêu mà OPEC đang hướng tới, cho dù các nước thành viên của tổ chức này cũng gặp phải muôn vàn rủi ro.
Mới đây, một số công ty dầu đá phiến của Mỹ đã nộp hồ sơ xin phá sản. Theo Jeff Jones, chuyên gia đến từ quỹ đầu cơ Blackhill Partners, chắc chắn trong thời gian tới số vụ phá sản sẽ tăng lên. Mức giá 35 USD/thùng khiến tình hình căng thẳng hơn.
Để hiểu tại sao hoạt động sản xuất dầu đá phiến sẽ sụp đổ, chúng ta quay trở về nguồn gốc căn bản của loại hình khai thác này. Các nhà địa chất học đã biết đến đá phiến từ rất lâu nhưng ngành dầu đá phiến mới chỉ bùng nổ trong một vài năm trở lại đây. Nguyên nhân là bởi chi phí khai thác quá đắt đỏ nếu áp dụng công nghệ thủy lực phức tạp trên diện rộng.
Cùng với đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu trong thời kỳ đầu những năm 2000 khiến nhu cầu về dầu mỏ tăng cao, giá dầu cũng tăng mạnh và khiến hoạt động khai thác dầu đá phiến sinh lời. Từ cuối năm 2010 đến nay, sản lượng đã tăng hơn 60%.
Tuy nhiên, sản lượng lại đạt đỉnh vào đúng lúc kinh tế thế giới đảo chiều. Vì cung lớn hơn cầu, giá đã giảm từ mức 100 USD xuống 70 USD và giờ đây đang ở gần mức thấp kỷ lục 30 USD/thùng. Dầu đá phiến đã khiến sản lượng tăng quá nhanh chỉ trong một thời gian gắn và vượt quá tốc độ tăng trưởng của cầu. Do đó thị trường dầu mỏ ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Các công ty dầu đá phiến Mỹ đã tìm ra cách tăng sản lượng và hạ giá thành. Họ mạnh tay cắt giảm chi tiêu, tập trung vào những vùng có sản lượng cao nhất. Họ cũng sử dụng nhiều cát và nước hơn trong quá trình tách dầu để tạo ra nhiều dầu hơn. Vì thế đến tháng 4, khi số giếng đã giảm một nửa, sản lượng vẫn có thể tăng lên.
Dẫu vậy, Mỹ không phải là bên duy nhất “bị thương”. Saudi Arabia được cho là đang xem xét bán cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước để giảm bớt tình trạng thâm hụt ngân sách đã lên đến 20% GDP. Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Eulogio Del Pino cũng nói rằng ngành dầu mỏ đang đứng trước “ngưỡng cửa của một thảm họa”.
Kể cả khi Mỹ cắt giảm mạnh sản lượng, điều đó cũng sẽ là không đủ để giảm bớt tình trạng dư cung trên toàn cầu. Các nước phát triển đang dự trữ gần 3 tỷ thùng dầu và các sản phẩm dầu trong kho chứa. Theo giới phân tích, cho tới nửa đầu năm 2016, thế giới sẽ dư thừa khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày trước khi cân bằng trở lại.
“Hầu hết các công ty đang co cụm lại với mục tiêu chỉ là không bị lỗ và chờ đợi thị trường hồi phục. Thị trường không thể giữ mãi ở mức giá hiện tại, nhưng không may là chúng ta sẽ phải chịu đựng nó trong một thời gian dài”, Raoul LeBlanc – chuyên gia phân tích đến từ IHS Inc.nói.
Theo Trí thức trẻ/Bloomberg
Relate Threads