Chúng ta vẫn chưa biết được liệu sản lượng dầu ở Mỹ có thể tăng lên tới mức nào
OPEC đã đồng ý gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng tới hết quý I/2018 như nhiều người mong đợi, thế nhưng đối với các nhà kinh doanh dầu thì như thế vẫn chưa đủ.
Thông tin về việc kéo dài thỏa thuận thêm 9 tháng đã được phát ra vài giờ trước thông báo chính thức, và giá dầu đã giảm trước tin này.
Theo ông Maxwell Gold, giám đốc chiến lược đầu tư tại ETF Securities, OPEC "không giấu giếm gì về nội dung của thỏa thuận cắt giảm này trước cuộc họp, và các thị trường đã tăng lên trước đó nhằm phản ánh thông tin này".
Ông Gold nói: "Đây là lý do tại sao chúng ta vẫn chưa thấy phản ứng nhiệt tình của giá dầu sau thông tin về thỏa thuận này", và ông hy vọng giá dầu sẽ duy trì ở mức 40-55 USD/thùng trong năm nay.
Hôm thứ 5, giá dầu WTI giao tháng 7 giảm 2,46 USD, tương đương 4,8%, xuống còn 48,90 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Đây là mức thấp nhất kể từ ngày 16/5, theo số liệu của Dow Jones. Dầu Brent giao tháng 7 giảm 2,50 USD, tương đương 4,6% xuống 51,46 USD/thùng trên sàn giao dịch ICE Futures ở London, cũng là mức thấp nhất kể từ giữa tháng 5.
Theo ông Naeem Aslam, chuyên gia phân tích thị trường của Think Markets, việc kiếm lời từ việc buôn bán dầu sau khi có thỏa thuận này cũng không phải là dễ dàng.
Aslam nói rằng điều quan trọng không phải là "việc OPEC dự định duy trì cắt giảm việc sản xuất trong bao lâu", mà là "khả năng tạo được sự cân bằng với hoạt động sản xuất dầu tại Mỹ.”
Ông nói thêm: “Mọi chuyện rất rõ ràng, các nhà sản xuất dầu đá phiến ở phía bên kia Đại Tây Dương có lợi thế về việc bơm dầu không lo hạn chế" và họ không ngại làm việc đó.
“Ẩn số” ngành dầu đá phiến Mỹ
Chúng ta vẫn chưa biết được liệu sản lượng dầu ở Mỹ có thể tăng lên tới mức nào, nhưng điều này đã bị coi là một trở ngại chính ngăn giá dầu tăng lên cao hơn, bất kể các thỏa thuận của OPEC.
Ông Omar Al-Ubaydli, quản lý tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược, Quốc tế và Năng lượng của Bahrain, nói rằng: "Điều chúng ta chưa biết chính là tính linh hoạt và khả năng cạnh tranh của ngành dầu mỏ của Mỹ. Và như vậy, cho đến khi tiến trình công nghệ dầu đá phiến của Mỹ ổn định trở lại, mối đe dọa chủ chốt đối với OPEC vẫn sẽ trong vòng bí ẩn".
Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm, Chủ tịch OPEC kiêm Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi Khalid al-Falih nói việc nguồn cung dầu thô của Mỹ giảm 7 tuần liền và việc trữ lượng dầu thô của Mỹ cũng giảm là những tin tức "rất tích cực".
Ông Adam Rozencwajg, đồng sở hữu của Goehring & Rozencwajg Associates, nói rằng "điều thú vị là không ai thấy rằng trữ lượng dầu toàn cầu đang giảm"
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) trong 4 tháng vừa qua cũng đã thay đổi nhận định. Lúc trước thì cơ quan này khá bi quan về tình trạng dư cung, nhưng giờ thì lại cảnh báo về tình trạng thiếu hụt đang đến gần.
Trong một báo cáo được đưa ra vào tháng 5, IEA cho hay "việc tái cân bằng" trong thị trường dầu mỏ là "đang xảy ra và đang tăng tốc, ít nhất là trong ngắn hạn".
Ông Rozencwajg nói: "Giống như sợi dây thun, nếu tồn kho thắt chặt hơn thì giá sẽ lên cao hơn. Chúng ta đang chứng kiến sự lặp lại của năm 2008". Trong năm đó, giá dầu WTI tương lai từng lên tới mức cao nhất mọi thời đại trên 147 USD.
Tuy nhiên, cho đến nay, một số nhà phân tích cho rằng xu hướng trên thị trường dầu mỏ có thể không thay đổi nhiều sau quyết định của OPEC, ít nhất là trong ngắn hạn.
Rob Haworth, chiến lược gia đầu tư cao cấp của U.S. Bank Wealth Management tại Seattle, nói rằng: "Chúng tôi tin rằng có những giới hạn cho việc sản xuất dầu tại Mỹ với giá hiện tại, đặc biệt với bằng chứng từ các nhà sản xuất về việc chi phí đầu tư cho các giếng khoan mới tăng lên". Tuy nhiên, Haworth nói thêm "lãi suất thấp sẽ giúp các nhà sản xuất tiếp tục đầu tư và phát triển sản xuất vào thời điểm hiện tại".
Với tất cả những điều trên, "chúng tôi tin rằng giá dầu có thể sẽ vẫn giằng co giữa việc tăng sản lượng của Mỹ và cam kết cắt giảm sản lượng của OPEC", Haworth nói.
Các nước tham gia vào thỏa thuận cắt giảm sẽ tiếp tục theo dõi điều kiện thị trường và tổ chức một cuộc họp vào 2 tháng sau tại Nga.
Cuộc họp theo thông lệ sắp tới của OPEC được tổ chức vào ngày 30/11.
OPEC đã đồng ý gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng tới hết quý I/2018 như nhiều người mong đợi, thế nhưng đối với các nhà kinh doanh dầu thì như thế vẫn chưa đủ.
Thông tin về việc kéo dài thỏa thuận thêm 9 tháng đã được phát ra vài giờ trước thông báo chính thức, và giá dầu đã giảm trước tin này.
Ông Gold nói: "Đây là lý do tại sao chúng ta vẫn chưa thấy phản ứng nhiệt tình của giá dầu sau thông tin về thỏa thuận này", và ông hy vọng giá dầu sẽ duy trì ở mức 40-55 USD/thùng trong năm nay.
Hôm thứ 5, giá dầu WTI giao tháng 7 giảm 2,46 USD, tương đương 4,8%, xuống còn 48,90 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Đây là mức thấp nhất kể từ ngày 16/5, theo số liệu của Dow Jones. Dầu Brent giao tháng 7 giảm 2,50 USD, tương đương 4,6% xuống 51,46 USD/thùng trên sàn giao dịch ICE Futures ở London, cũng là mức thấp nhất kể từ giữa tháng 5.
Theo ông Naeem Aslam, chuyên gia phân tích thị trường của Think Markets, việc kiếm lời từ việc buôn bán dầu sau khi có thỏa thuận này cũng không phải là dễ dàng.
Aslam nói rằng điều quan trọng không phải là "việc OPEC dự định duy trì cắt giảm việc sản xuất trong bao lâu", mà là "khả năng tạo được sự cân bằng với hoạt động sản xuất dầu tại Mỹ.”
Ông nói thêm: “Mọi chuyện rất rõ ràng, các nhà sản xuất dầu đá phiến ở phía bên kia Đại Tây Dương có lợi thế về việc bơm dầu không lo hạn chế" và họ không ngại làm việc đó.
“Ẩn số” ngành dầu đá phiến Mỹ
Chúng ta vẫn chưa biết được liệu sản lượng dầu ở Mỹ có thể tăng lên tới mức nào, nhưng điều này đã bị coi là một trở ngại chính ngăn giá dầu tăng lên cao hơn, bất kể các thỏa thuận của OPEC.
Ông Omar Al-Ubaydli, quản lý tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược, Quốc tế và Năng lượng của Bahrain, nói rằng: "Điều chúng ta chưa biết chính là tính linh hoạt và khả năng cạnh tranh của ngành dầu mỏ của Mỹ. Và như vậy, cho đến khi tiến trình công nghệ dầu đá phiến của Mỹ ổn định trở lại, mối đe dọa chủ chốt đối với OPEC vẫn sẽ trong vòng bí ẩn".
Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm, Chủ tịch OPEC kiêm Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi Khalid al-Falih nói việc nguồn cung dầu thô của Mỹ giảm 7 tuần liền và việc trữ lượng dầu thô của Mỹ cũng giảm là những tin tức "rất tích cực".
Ông Adam Rozencwajg, đồng sở hữu của Goehring & Rozencwajg Associates, nói rằng "điều thú vị là không ai thấy rằng trữ lượng dầu toàn cầu đang giảm"
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) trong 4 tháng vừa qua cũng đã thay đổi nhận định. Lúc trước thì cơ quan này khá bi quan về tình trạng dư cung, nhưng giờ thì lại cảnh báo về tình trạng thiếu hụt đang đến gần.
Trong một báo cáo được đưa ra vào tháng 5, IEA cho hay "việc tái cân bằng" trong thị trường dầu mỏ là "đang xảy ra và đang tăng tốc, ít nhất là trong ngắn hạn".
Ông Rozencwajg nói: "Giống như sợi dây thun, nếu tồn kho thắt chặt hơn thì giá sẽ lên cao hơn. Chúng ta đang chứng kiến sự lặp lại của năm 2008". Trong năm đó, giá dầu WTI tương lai từng lên tới mức cao nhất mọi thời đại trên 147 USD.
Tuy nhiên, cho đến nay, một số nhà phân tích cho rằng xu hướng trên thị trường dầu mỏ có thể không thay đổi nhiều sau quyết định của OPEC, ít nhất là trong ngắn hạn.
Rob Haworth, chiến lược gia đầu tư cao cấp của U.S. Bank Wealth Management tại Seattle, nói rằng: "Chúng tôi tin rằng có những giới hạn cho việc sản xuất dầu tại Mỹ với giá hiện tại, đặc biệt với bằng chứng từ các nhà sản xuất về việc chi phí đầu tư cho các giếng khoan mới tăng lên". Tuy nhiên, Haworth nói thêm "lãi suất thấp sẽ giúp các nhà sản xuất tiếp tục đầu tư và phát triển sản xuất vào thời điểm hiện tại".
Với tất cả những điều trên, "chúng tôi tin rằng giá dầu có thể sẽ vẫn giằng co giữa việc tăng sản lượng của Mỹ và cam kết cắt giảm sản lượng của OPEC", Haworth nói.
Các nước tham gia vào thỏa thuận cắt giảm sẽ tiếp tục theo dõi điều kiện thị trường và tổ chức một cuộc họp vào 2 tháng sau tại Nga.
Cuộc họp theo thông lệ sắp tới của OPEC được tổ chức vào ngày 30/11.
Bá Ước - Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads