Nhiều dấu hiệu cho thấy OPEC sẽ kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác thêm 9 tháng nữa trong cuộc họp tới.
Trước đó, Saudi Arabia và Iraq đã nhất trí về sự cần thiết của việc kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ toàn cầu thêm 9 tháng nữa, nhằm nâng giá dầu thô thế giới khi các quốc gia khai thác dầu mỏ thuộc OPEC nhóm họp vào ngày 25/5 tại Vienna, Áo.
Thị trường hy vọng thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ sẽ được gia hạn, song vấn đề là ở chỗ thời gian cắt giảm sẽ kéo dài trong bao lâu và mức cắt giảm sẽ là bao nhiêu.
Tâm lý lạc quan về một thỏa thuận mới của OPEC đã giúp giá dầu hồi phục khoảng 10% trong tuần qua.
Trong phiên giao dịch ngày 22/5 tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 6/2017 tăng 0,40 USD lên 50,73 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 7/2017 tăng 0,26 USD lên 53,87 USD/thùng tại London.
Đây là phiên thứ tư liên tiếp giá dầu thế giới tăng.
Theo tính toán, thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa OPEC, Nga và một số khai thác dầu lớn khác có thể đẩy giá dầu tăng trở lại mức 60 USD/thùng hoặc hơn.
Tuy nhiên, mức giá này cũng sẽ đồng nghĩa với “đèn xanh” đối với các nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ.
50-60 USD/thùng dầu là mức giá mà các nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ có lãi ngay cả với một số giếng dầu đòi hỏi chi phí khai thác cao.
Bởi vậy khi mức giá này xuất hiện trên thị trường, họ chắc chắn sẽ đưa thêm nhiều giàn khoan vào hoạt động để gia tăng lợi nhuận, hệ quả là nó sẽ hạn chế đà tăng giá dầu mà OPEC cố gắng tạo ra.
Trong tuần kết thúc vào ngày 12/5, có thêm 7 giếng dầu ở Mỹ đi vào hoạt động, nâng tổng số giếng dầu đang được khai thác lên con số 712, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất kể từ tháng 4/2015 - theo số liệu của Baker Hughes.
Công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit dự báo sản lượng dầu đá phiến của Mỹ sẽ tăng thêm 900.000 thùng/ngày trong năm nay, và đến cuối năm nay hoặc đầu năm sau, sản lượng dầu của nước này sẽ đạt mức cao chưa từng có.
Theo số liệu của Chính phủ Mỹ, trong tuần đầu tháng 5, sản lượng dầu của nước này đạt 9,3 triệu thùng/ngày.
Trước đó, Saudi Arabia và Iraq đã nhất trí về sự cần thiết của việc kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ toàn cầu thêm 9 tháng nữa, nhằm nâng giá dầu thô thế giới khi các quốc gia khai thác dầu mỏ thuộc OPEC nhóm họp vào ngày 25/5 tại Vienna, Áo.
Tâm lý lạc quan về một thỏa thuận mới của OPEC đã giúp giá dầu hồi phục khoảng 10% trong tuần qua.
Trong phiên giao dịch ngày 22/5 tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 6/2017 tăng 0,40 USD lên 50,73 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 7/2017 tăng 0,26 USD lên 53,87 USD/thùng tại London.
Đây là phiên thứ tư liên tiếp giá dầu thế giới tăng.
Theo tính toán, thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa OPEC, Nga và một số khai thác dầu lớn khác có thể đẩy giá dầu tăng trở lại mức 60 USD/thùng hoặc hơn.
Tuy nhiên, mức giá này cũng sẽ đồng nghĩa với “đèn xanh” đối với các nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ.
50-60 USD/thùng dầu là mức giá mà các nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ có lãi ngay cả với một số giếng dầu đòi hỏi chi phí khai thác cao.
Bởi vậy khi mức giá này xuất hiện trên thị trường, họ chắc chắn sẽ đưa thêm nhiều giàn khoan vào hoạt động để gia tăng lợi nhuận, hệ quả là nó sẽ hạn chế đà tăng giá dầu mà OPEC cố gắng tạo ra.
Trong tuần kết thúc vào ngày 12/5, có thêm 7 giếng dầu ở Mỹ đi vào hoạt động, nâng tổng số giếng dầu đang được khai thác lên con số 712, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất kể từ tháng 4/2015 - theo số liệu của Baker Hughes.
Công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit dự báo sản lượng dầu đá phiến của Mỹ sẽ tăng thêm 900.000 thùng/ngày trong năm nay, và đến cuối năm nay hoặc đầu năm sau, sản lượng dầu của nước này sẽ đạt mức cao chưa từng có.
Theo số liệu của Chính phủ Mỹ, trong tuần đầu tháng 5, sản lượng dầu của nước này đạt 9,3 triệu thùng/ngày.
An Nhiên - Báo Đất Việt
Relate Threads