Dầu đã tăng giá nhưng không mang dấu hiệu của sự phục hồi bền vững do khả năng đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa các nước xuất khẩu dầu mỏ là rất nhỏ.
Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 3/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 92 cent, tương ứng 2,8%, lên 33,22 USD một thùng, cao nhất kể từ 7/1.Giá dầu Brent giao tháng 3/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 79 cent, tương đương 2,4%, lên 33,89 USD.
Giá dầu tăng được cho là do Bộ trưởng Năng lượng Nga hôm thứ Năm (28/1) cho biết Ả rập Saudi đã đề xuất các nước sản xuất dầu chủ chốt của thế giới thảo luận việc cắt giảm sản lượng trong phiên họp vào tháng 2 tới đây nhằm tìm giải pháp hỗ trợ giá dầu.
Tuy nhiên, vào cuối ngày một đại diện cao cấp của OPEC cho biết, sẽ không có phiên họp khẩn cấp nào được triệu tập và rằng đề xuất cắt giảm 5% sản lượng là do Algeria và Venezuela đưa ra chứ không phải của Arab Saudi, thành viên lớn nhất và quan trọng nhất OPEC.
Ngân hàng ANZ, trong một bản báo cáo, cũng nhận định cơ sở để các nước đồng thuận cắt giảm sản lượng dầu là rất mong manh, cho dù viễn cảnh chưa chắc chắn về việc giảm sản lượng khai thác đã đẩy giá dầu lên trên 30 USD một thùng.
“Chúng tôi nghĩ rằng khả năng có một bản thỏa thuận giữa các nước sản xuất dầu là cực kỳ thấp. Trong bối cảnh nguồn cung vẫn không giảm, sẽ có thêm những rủi ro về tụt giảm giá dầu trong ngắn hạn,” ANZ nhận định.
Đồng tình với ANZ, ngân hàng Barclays cũng bày tỏ thái độ hoài nghi rằng một cuộc họp như vậy sẽ khó dẫn tới kết quả đáng tin về cắt giảm sản lượng dầu. “Bởi vậy chúng tôi coi đây không là gì cả ngoài một nỗ lực cố gắng thay đổi niền tin trên thị trường, và chúng tôi không hi vọng rằng nó có thể thay đổi được sự mất cân đối của thị trường,” Barclays bình luận về cuộc họp giữa các thành viên OPEC và Nga.
Theo ngân hàng Barclays, giá dầu Brent sẽ tiếp tục được giao dịch ở mức giá dưới 40 USD một thùng trong ít nhất hai quý nữa. Công ty nghiên cứu đầu tư Edison Investment Research cũng đã hạ dự báo giá dầu cho cả năm 2016 xuống 40 USD từ mức giá 60 USD trước đó.
Sự bùng nổ dầu đá phiến của Mỹ đã khiến thị trường dầu thô rơi vào tình trạng thừa cung trong năm 2014, nhưng phản ứng của các nước sản xuất dầu chủ chốt là tiếp tục tăng sản lượng thay vì cắt giảm. Arab Saudi và Nga đều tăng sản lượng dầu thô trong năm 2015, khiến tình trạng thừa cung ngày càng trầm trọng và đẩy giá dầu liên tiếp bắt đáy mới.
Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sản lượng dầu thô của Arab Saudi năm 2015 đạt 11,1 triệu thùng mỗi ngày và của Nga là 10,1 triệu thùng mỗi ngày. Nếu mỗi nước giảm 5%, sản lượng dầu thô toàn cầu hàng ngày sẽ giảm hơn 1 triệu thùng – tương đương mức thừa cung hiện nay.
Arab Saudi và các đồng mình Vùng Vịnh tuyên bố chỉ xem xét cắt giảm sản lượng nếu các nước khác như Nga, Iraq và Iran cũng có hành động tương tự. Tuần này, Iraq lần đầu tiên cho biết sẵn sàng cân nhắc việc giảm sản lượng nếu các nước khác cũng làm như vậy.
Theo: Enternews.vn
Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 3/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 92 cent, tương ứng 2,8%, lên 33,22 USD một thùng, cao nhất kể từ 7/1.Giá dầu Brent giao tháng 3/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 79 cent, tương đương 2,4%, lên 33,89 USD.
Giá dầu tăng được cho là do Bộ trưởng Năng lượng Nga hôm thứ Năm (28/1) cho biết Ả rập Saudi đã đề xuất các nước sản xuất dầu chủ chốt của thế giới thảo luận việc cắt giảm sản lượng trong phiên họp vào tháng 2 tới đây nhằm tìm giải pháp hỗ trợ giá dầu.
Ngân hàng ANZ, trong một bản báo cáo, cũng nhận định cơ sở để các nước đồng thuận cắt giảm sản lượng dầu là rất mong manh, cho dù viễn cảnh chưa chắc chắn về việc giảm sản lượng khai thác đã đẩy giá dầu lên trên 30 USD một thùng.
“Chúng tôi nghĩ rằng khả năng có một bản thỏa thuận giữa các nước sản xuất dầu là cực kỳ thấp. Trong bối cảnh nguồn cung vẫn không giảm, sẽ có thêm những rủi ro về tụt giảm giá dầu trong ngắn hạn,” ANZ nhận định.
Đồng tình với ANZ, ngân hàng Barclays cũng bày tỏ thái độ hoài nghi rằng một cuộc họp như vậy sẽ khó dẫn tới kết quả đáng tin về cắt giảm sản lượng dầu. “Bởi vậy chúng tôi coi đây không là gì cả ngoài một nỗ lực cố gắng thay đổi niền tin trên thị trường, và chúng tôi không hi vọng rằng nó có thể thay đổi được sự mất cân đối của thị trường,” Barclays bình luận về cuộc họp giữa các thành viên OPEC và Nga.
Theo ngân hàng Barclays, giá dầu Brent sẽ tiếp tục được giao dịch ở mức giá dưới 40 USD một thùng trong ít nhất hai quý nữa. Công ty nghiên cứu đầu tư Edison Investment Research cũng đã hạ dự báo giá dầu cho cả năm 2016 xuống 40 USD từ mức giá 60 USD trước đó.
Sự bùng nổ dầu đá phiến của Mỹ đã khiến thị trường dầu thô rơi vào tình trạng thừa cung trong năm 2014, nhưng phản ứng của các nước sản xuất dầu chủ chốt là tiếp tục tăng sản lượng thay vì cắt giảm. Arab Saudi và Nga đều tăng sản lượng dầu thô trong năm 2015, khiến tình trạng thừa cung ngày càng trầm trọng và đẩy giá dầu liên tiếp bắt đáy mới.
Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sản lượng dầu thô của Arab Saudi năm 2015 đạt 11,1 triệu thùng mỗi ngày và của Nga là 10,1 triệu thùng mỗi ngày. Nếu mỗi nước giảm 5%, sản lượng dầu thô toàn cầu hàng ngày sẽ giảm hơn 1 triệu thùng – tương đương mức thừa cung hiện nay.
Arab Saudi và các đồng mình Vùng Vịnh tuyên bố chỉ xem xét cắt giảm sản lượng nếu các nước khác như Nga, Iraq và Iran cũng có hành động tương tự. Tuần này, Iraq lần đầu tiên cho biết sẵn sàng cân nhắc việc giảm sản lượng nếu các nước khác cũng làm như vậy.
Theo: Enternews.vn
Relate Threads