Giá dầu thô chốt phiên ngày 05/01 ở mức dưới 36 USD/thùng do những lo ngại về bất ổn chính trị toàn cầu và những số liệu kinh tế Trung Quốc không như kỳ vọng.
Giá dầu WTI trên sàn giao dịch New York giảm 79 cent – tương ứng giảm 2% xuống còn 35,97$/thùng. Đầu phiên giao dịch, giá dầu đã có lúc vượt ngưỡng 37$/thùng sau đó giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 21/12.
Giá dầu Brent trên sàn ICE Futures London cũng giảm 80 cent xuống chốt phiên 05/01 ở mức 36,42$/thùng.
“Mối lo ngại bắt nguồn từ các dữ liệu của nền kinh tế Trung Quốc gây áp lực lên thị trường tài chính” – Matthew Smith, giám đốc nghiên cứu hàng hóa tại ClipperData nhận định.
“Mặc dù căng thẳng địa chính trị không thể kéo giá dầu lên cao vào phiên ngày thứ Hai, mặt khác đồng USD tăng giá cũng khiến sự phục hồi của giá dầu gặp trở ngại lớn”.
Bắt đầu từ phiên giao dịch đầu năm 2016, thị trường dầu thô tại châu Á dấy lên những lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn do căng thẳng đang leo thang tại Ảrap Saudi và Iran.
Căng thẳng giữa Ảrap Saudi và Iran bùng lên sau việc ngày 2/1 nhóm người quá khích ở thủ đô Tehran và thành phố Mashhad, Iran, đốt phá Đại sứ quán và Lãnh sự quán Saudi Arabia tại đây liên quan tới việc Saudi Arabia hành quyết Giáo sĩ Hồi giáo dòng Shi'ite Nimr al-Nimr - nhân vật chủ chốt trong làn sóng biểu tình nổ ra năm 2011 ở miền Đông Saudi Arabia. Diễn biến này đã làm dấy lên quan ngại trên thị trường dầu thế giới.
Tuy nhiên, giới phân tích đánh giá rằng ảnh hưởng địa chính trị tại khu vực Trung Đông tới thị trường dầu trong phiên này bị hạn chế bởi nhân tố nguồn cung dôi dư cũng như sản lượng khai thác dầu gia tăng tại các nước sản xuất dầu khác.
Ngoài ra, thị trường dầu mỏ cũng đang chờ những số liệu về hàng tồn kho và tình hình sản xuất dầu thô tại Mỹ của EIA vào hôm thứ Tư (06/01). Citi Futures ước tính lượng dầu dự trữ giảm 2-3 triệu thùng.
Theo số liệu của Genscape, lượng dầu lưu kho tại điểm giao nhận Cushing, bang Oklahoma, trong tuần kết thúc vào 1/1 tăng 480.000 thùng.
Giá dầu Brent trên sàn ICE Futures London cũng giảm 80 cent xuống chốt phiên 05/01 ở mức 36,42$/thùng.
“Mặc dù căng thẳng địa chính trị không thể kéo giá dầu lên cao vào phiên ngày thứ Hai, mặt khác đồng USD tăng giá cũng khiến sự phục hồi của giá dầu gặp trở ngại lớn”.
Bắt đầu từ phiên giao dịch đầu năm 2016, thị trường dầu thô tại châu Á dấy lên những lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn do căng thẳng đang leo thang tại Ảrap Saudi và Iran.
Căng thẳng giữa Ảrap Saudi và Iran bùng lên sau việc ngày 2/1 nhóm người quá khích ở thủ đô Tehran và thành phố Mashhad, Iran, đốt phá Đại sứ quán và Lãnh sự quán Saudi Arabia tại đây liên quan tới việc Saudi Arabia hành quyết Giáo sĩ Hồi giáo dòng Shi'ite Nimr al-Nimr - nhân vật chủ chốt trong làn sóng biểu tình nổ ra năm 2011 ở miền Đông Saudi Arabia. Diễn biến này đã làm dấy lên quan ngại trên thị trường dầu thế giới.
Tuy nhiên, giới phân tích đánh giá rằng ảnh hưởng địa chính trị tại khu vực Trung Đông tới thị trường dầu trong phiên này bị hạn chế bởi nhân tố nguồn cung dôi dư cũng như sản lượng khai thác dầu gia tăng tại các nước sản xuất dầu khác.
Ngoài ra, thị trường dầu mỏ cũng đang chờ những số liệu về hàng tồn kho và tình hình sản xuất dầu thô tại Mỹ của EIA vào hôm thứ Tư (06/01). Citi Futures ước tính lượng dầu dự trữ giảm 2-3 triệu thùng.
Theo số liệu của Genscape, lượng dầu lưu kho tại điểm giao nhận Cushing, bang Oklahoma, trong tuần kết thúc vào 1/1 tăng 480.000 thùng.
Theo: An ninh Tiền tệ
Relate Threads