Mặc dù số phiên giảm giá vẫn chiếm đa số trong tuần qua, song thị trường dầu mỏ vẫn đón nhận tuần giao dịch lạc quan đầu tiên trong vòng ba tuần.
Giá dầu đi xuống trong hai phiên giao dịch đầu tuần (13-14/3) do lo ngại về khả năng nguồn cung dầu dồi dào của Mỹ sẽ làm "vô hiệu hóa" những nỗ lực của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) trong việc hạn chế sản lượng khai thác để đẩy giá lên. Ngoài ra, báo cáo của OPEC cho biết lượng dầu dự trữ toàn cầu cũng như sản lượng dầu của thành viên chủ chốt của khối này là Saudi Arabia đều tăng cũng tạo sức ép giảm lên giá “vàng đen”.
Tuy nhiên, tới ngày 15/3, giá "vàng đen" đã phục hồi lần đầu tiên trong hơn một tuần qua, nhờ báo cáo gây bất ngờ từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho hay dự trữ dầu thô của nước này trong tuần kết thúc vào ngày 10/3 đã giảm 237.000 thùng, đi ngược với dự báo của giới phân tích là tăng 3,7 triệu thùng. Thông tin này đã làm dịu bớt những lo ngại về nguồn cung dầu dồi dào của Mỹ, vốn được xem là nhân tố đang “cản đường” nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC. Ngoài ra, số liệu mới nhất từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) chỉ ra rằng việc OPEC cắt giảm sản lượng có thể dẫn tới sự thiếu hụt trên thị trường dầu thô vào nửa đầu năm 2017 cũng góp phần vực dậy thị trường năng lượng.
Sau khi đảo chiều hạ trong phiên sau đó, do giới đầu tư quan ngại về khả năng tình trạng dư dôi nguồn cung trên thị trường năng lượng thế giới sẽ còn kéo dài, giá dầu lại tiếp tục “nhích” nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 17/3. Mặc dù báo cáo mới nhất từ công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho thấy lượng giàn khoan đang hoạt động tại nước này trong tuần qua đã tăng thêm 14 giàn, lên 631 giàn, đánh dầu tuần tăng thứ chín liên tiếp và là mức cao nhất kể từ tháng 9/2015, song kho dự trữ dầu của Mỹ giảm lần đầu tiên trong 10 tuần đã làm nhà đầu tu vẫn giữ được tâm lý lạc quan.
Bên cạnh đó, theo ông David Yepez, nhà phân tích đầu tư và quản lý danh mục vốn đầu tư thuộc Exencial Wealth Advisors, thị trường đang quá tập trung vào Mỹ mà quên đi mức dự trữ dầu thô của các nước khác trên thế giới. Ông cho biết, sản lượng dầu mỏ của Trung Quốc trong hai tháng đầu năm nay giảm 8% so với cùng kỳ năm 2016, còn nhập dầu dầu mỏ lại tăng 12,5%. Nhập khẩu dầu mỏ tại châu Âu, Ấn Độ và các nước không thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng tăng mạnh hơn dự kiến. Ông dự báo rằng nếu xu hướng trên tiếp diễn, giá dầu thế giới có thể tăng lên trên ngưỡng 60 USD/thùng vào cuối năm nay. Thông tin này đã góp phần hậu thuẫn giá dầu phiên cuối tuần.
Khép lại phiên giao dịch 17/3, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 4/2017 tăng 3 xu Mỹ, lên 48,78 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 5/2017 cũng tăng 2 xu, lên 51,76 USD/thùng. Tính chung cả tuần qua, giá dầu ngọt nhẹ tăng 0,6%, còn dầu Brent tăng 0,8%. Đây là tuần tăng giá đầu tiên của mặt hàng này trong vòng ba tuần qua.
Tuy nhiên, tới ngày 15/3, giá "vàng đen" đã phục hồi lần đầu tiên trong hơn một tuần qua, nhờ báo cáo gây bất ngờ từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho hay dự trữ dầu thô của nước này trong tuần kết thúc vào ngày 10/3 đã giảm 237.000 thùng, đi ngược với dự báo của giới phân tích là tăng 3,7 triệu thùng. Thông tin này đã làm dịu bớt những lo ngại về nguồn cung dầu dồi dào của Mỹ, vốn được xem là nhân tố đang “cản đường” nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC. Ngoài ra, số liệu mới nhất từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) chỉ ra rằng việc OPEC cắt giảm sản lượng có thể dẫn tới sự thiếu hụt trên thị trường dầu thô vào nửa đầu năm 2017 cũng góp phần vực dậy thị trường năng lượng.
Sau khi đảo chiều hạ trong phiên sau đó, do giới đầu tư quan ngại về khả năng tình trạng dư dôi nguồn cung trên thị trường năng lượng thế giới sẽ còn kéo dài, giá dầu lại tiếp tục “nhích” nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 17/3. Mặc dù báo cáo mới nhất từ công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho thấy lượng giàn khoan đang hoạt động tại nước này trong tuần qua đã tăng thêm 14 giàn, lên 631 giàn, đánh dầu tuần tăng thứ chín liên tiếp và là mức cao nhất kể từ tháng 9/2015, song kho dự trữ dầu của Mỹ giảm lần đầu tiên trong 10 tuần đã làm nhà đầu tu vẫn giữ được tâm lý lạc quan.
Bên cạnh đó, theo ông David Yepez, nhà phân tích đầu tư và quản lý danh mục vốn đầu tư thuộc Exencial Wealth Advisors, thị trường đang quá tập trung vào Mỹ mà quên đi mức dự trữ dầu thô của các nước khác trên thế giới. Ông cho biết, sản lượng dầu mỏ của Trung Quốc trong hai tháng đầu năm nay giảm 8% so với cùng kỳ năm 2016, còn nhập dầu dầu mỏ lại tăng 12,5%. Nhập khẩu dầu mỏ tại châu Âu, Ấn Độ và các nước không thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng tăng mạnh hơn dự kiến. Ông dự báo rằng nếu xu hướng trên tiếp diễn, giá dầu thế giới có thể tăng lên trên ngưỡng 60 USD/thùng vào cuối năm nay. Thông tin này đã góp phần hậu thuẫn giá dầu phiên cuối tuần.
Khép lại phiên giao dịch 17/3, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 4/2017 tăng 3 xu Mỹ, lên 48,78 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 5/2017 cũng tăng 2 xu, lên 51,76 USD/thùng. Tính chung cả tuần qua, giá dầu ngọt nhẹ tăng 0,6%, còn dầu Brent tăng 0,8%. Đây là tuần tăng giá đầu tiên của mặt hàng này trong vòng ba tuần qua.
TTXVN
Relate Threads