Đối với Việt Nam, tác động của việc sụt giảm quá nhanh của dầu khí là rất lớn. Giá cổ phiếu họ dầu khí niêm yết trên sàn liên tục lập đáy mới.
Mỹ xuất khẩu dầu nói nên điều gì
Áp lực suy giảm của giá dầu tiếp tục mạnh hơn khi mới đây Quốc hội Mỹ phát đi tín hiệu đồng ý tháo dỡ lệnh cấm xuất khẩu dầu vốn được áp dụng kể từ 1975. Cho đến nay, quốc gia được phép nhập khẩu các sản phẩm dầu khí của Mỹ chỉ là Canada với năng lực nhập khẩu 400.000 thùng/ngày.
Hành động này của Mỹ và cộng với việc đồng USD đang tăng chắc chắn sẽ khiến giá dầu khí thế giới tiếp tục lao dốc, gây sức ép nặng nề lên các công ty kinh doanh dầu, nhất là các nhà máy lọc dầu.
Sự xuất hiện mạnh mẽ hơn của các sản phẩm dầu khí Mỹ có thể sẽ làm thay đổi cấu trúc nguồn cung dầu khí thế giới mà trong đó, quyền lực ấn định giá dầu của Tổ chức Xuất khẩu dầu mỏ thế giới (OPEC) có thể sẽ bị suy giảm đáng kể. Một thị trường dầu mỏ cạnh tranh hơn là điều được mong chờ từ hành động của Mỹ.
Hiện Mỹ có năng lực sản xuất 9,2 triệu thùng dầu mỗi ngày mà một nửa trong số đó là sản phẩm dầu đá phiến. Mức tiêu thụ năng lượng của quốc gia này là 7 triệu thùng/ngày, tức nếu lệnh cấm xuất khẩu được dỡ thì ngay lập tức, nguồn cung dầu khí trên thế giới sẽ tăng thêm ngay hơn 2 triệu thùng/ngày.
Chính vì lẽ đó mà giá dầu tiếp tục lao dốc trong các phiên gần đây. Hiện giá dầu tương lai niêm yết trên thị trường hàng hóa Mỹ chỉ còn khoảng 35 USD/thùng. Theo dự báo của ngân hàng Citibank, giá dầu có thể sụt giảm xuống chỉ còn 20 USD/thùng do chưa có dấu hiệu nguồn cung dư thừa sẽ sớm dừng lại.
Điều này cũng thật dễ hiểu khi các quốc gia xuất khẩu dầu khí tiếp tục đẩy mạnh sản xuất để duy trì thị phần, trong khi các tay chơi mới như Iran nhiều khả năng sẽ tham gia lại thị trường dầu mỏ thế giới kể từ năm sau.
Cổ phiếu “họ dầu” và ngân sách giảm mạnh
Nhưng đối với Việt Nam, tác động của việc sụt giảm quá nhanh của dầu khí là rất lớn. Giá cổ phiếu họ dầu khí niêm yết trên sàn liên tục lập đáy mới. Điển hình là cổ phiếu của Tổng công ty khoan và dịch vụ dầu khí (PVD) đã sụt giảm hơn gần 2/3 giá trị kể từ tháng 8 năm ngoái.
Giá cổ phiếu của Tổng công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PVS) giảm mạnh từ mức 42.000 xuống chỉ còn mức 17.000 đồng/cổ phiếu. Tính ra hàng chục nghìn tỷ đồng giá trị của các công ty dầu khí niêm yết trên sàn đã bốc hơi chỉ trong vòng hơn một năm qua.
Nhưng không chỉ có các cổ phiếu bị ảnh hưởng mà ngân sách Nhà nước cũng rơi vào thế nguy hiểm. Theo báo cáo của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), việc giá dầu thô liên tục giảm trên thị trường quốc tế đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn và các đơn vị thành viên trong thời gian qua. Giá dầu thô trung bình 9 tháng năm 2015 chỉ bằng 56,5% so với mức giá kế hoạch khi chỉ đạt 56,5 USD/thùng so với mức giá do Nhà nước xây dựng kế hoạch năm 2015 là 100 USD/thùng.
Chính vì lẽ đó, tính đến tháng 11 vừa qua, nguồn thu ngân sách Nhà nước từ dầu thô chỉ đạt 58.400 tỷ đồng, tương ứng với 62% dự toán năm nay. Điều này buộc Bộ Tài chính phải tìm các giải pháp tăng nguồn thu ngoài dầu khí.
Tuy vậy, do dầu khí vẫn đóng vai trò là nguồn thu chiến lược của Việt Nam khi chiếm tỷ trọng đến 20% nguồn thu ngân sách quốc gia trong các năm ổn định. Do đó, việc giá dầu tiếp tục đi xuống sẽ là thách thức lớn cho chính phủ trong các năm tới.
Để bù đắp lại việc giá sụt giảm, PVN có thể phải đẩy mạnh khai khác thêm sản lượng. Nhưng đây là điều không dễ xảy ra một sớm một chiều vì việc xây dựng các giếng khoan mới sẽ rất mất nhiều thời gian cũng như một số giếng dầu của Việt Nam không còn dư dả sản lượng như trước. Chưa kể đang có quan điểm cho rằng phải ngưng khai thác để bảo toàn tài nguyên nếu giá dầu thô thế giới vẫn trên đà tụt dốc.
Do đó, có lẽ Bộ Tài chính sẽ cần áp dụng thêm các biện pháp khác, nhất là cắt giảm chi phí hoạt động của các bộ ngành, thu hồi các khoản thuế thất thu cũng như phải nuôi dưỡng nguồn thu ổn định bằng cách tạo điều kiện thuận lợi nhất để cộng đồng doanh nghiệp hoạt động.
Mỹ xuất khẩu dầu nói nên điều gì
Áp lực suy giảm của giá dầu tiếp tục mạnh hơn khi mới đây Quốc hội Mỹ phát đi tín hiệu đồng ý tháo dỡ lệnh cấm xuất khẩu dầu vốn được áp dụng kể từ 1975. Cho đến nay, quốc gia được phép nhập khẩu các sản phẩm dầu khí của Mỹ chỉ là Canada với năng lực nhập khẩu 400.000 thùng/ngày.
Hành động này của Mỹ và cộng với việc đồng USD đang tăng chắc chắn sẽ khiến giá dầu khí thế giới tiếp tục lao dốc, gây sức ép nặng nề lên các công ty kinh doanh dầu, nhất là các nhà máy lọc dầu.
Hiện Mỹ có năng lực sản xuất 9,2 triệu thùng dầu mỗi ngày mà một nửa trong số đó là sản phẩm dầu đá phiến. Mức tiêu thụ năng lượng của quốc gia này là 7 triệu thùng/ngày, tức nếu lệnh cấm xuất khẩu được dỡ thì ngay lập tức, nguồn cung dầu khí trên thế giới sẽ tăng thêm ngay hơn 2 triệu thùng/ngày.
Chính vì lẽ đó mà giá dầu tiếp tục lao dốc trong các phiên gần đây. Hiện giá dầu tương lai niêm yết trên thị trường hàng hóa Mỹ chỉ còn khoảng 35 USD/thùng. Theo dự báo của ngân hàng Citibank, giá dầu có thể sụt giảm xuống chỉ còn 20 USD/thùng do chưa có dấu hiệu nguồn cung dư thừa sẽ sớm dừng lại.
Điều này cũng thật dễ hiểu khi các quốc gia xuất khẩu dầu khí tiếp tục đẩy mạnh sản xuất để duy trì thị phần, trong khi các tay chơi mới như Iran nhiều khả năng sẽ tham gia lại thị trường dầu mỏ thế giới kể từ năm sau.
Cổ phiếu “họ dầu” và ngân sách giảm mạnh
Nhưng đối với Việt Nam, tác động của việc sụt giảm quá nhanh của dầu khí là rất lớn. Giá cổ phiếu họ dầu khí niêm yết trên sàn liên tục lập đáy mới. Điển hình là cổ phiếu của Tổng công ty khoan và dịch vụ dầu khí (PVD) đã sụt giảm hơn gần 2/3 giá trị kể từ tháng 8 năm ngoái.
Giá cổ phiếu của Tổng công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PVS) giảm mạnh từ mức 42.000 xuống chỉ còn mức 17.000 đồng/cổ phiếu. Tính ra hàng chục nghìn tỷ đồng giá trị của các công ty dầu khí niêm yết trên sàn đã bốc hơi chỉ trong vòng hơn một năm qua.
Nhưng không chỉ có các cổ phiếu bị ảnh hưởng mà ngân sách Nhà nước cũng rơi vào thế nguy hiểm. Theo báo cáo của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), việc giá dầu thô liên tục giảm trên thị trường quốc tế đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn và các đơn vị thành viên trong thời gian qua. Giá dầu thô trung bình 9 tháng năm 2015 chỉ bằng 56,5% so với mức giá kế hoạch khi chỉ đạt 56,5 USD/thùng so với mức giá do Nhà nước xây dựng kế hoạch năm 2015 là 100 USD/thùng.
Chính vì lẽ đó, tính đến tháng 11 vừa qua, nguồn thu ngân sách Nhà nước từ dầu thô chỉ đạt 58.400 tỷ đồng, tương ứng với 62% dự toán năm nay. Điều này buộc Bộ Tài chính phải tìm các giải pháp tăng nguồn thu ngoài dầu khí.
Tuy vậy, do dầu khí vẫn đóng vai trò là nguồn thu chiến lược của Việt Nam khi chiếm tỷ trọng đến 20% nguồn thu ngân sách quốc gia trong các năm ổn định. Do đó, việc giá dầu tiếp tục đi xuống sẽ là thách thức lớn cho chính phủ trong các năm tới.
Để bù đắp lại việc giá sụt giảm, PVN có thể phải đẩy mạnh khai khác thêm sản lượng. Nhưng đây là điều không dễ xảy ra một sớm một chiều vì việc xây dựng các giếng khoan mới sẽ rất mất nhiều thời gian cũng như một số giếng dầu của Việt Nam không còn dư dả sản lượng như trước. Chưa kể đang có quan điểm cho rằng phải ngưng khai thác để bảo toàn tài nguyên nếu giá dầu thô thế giới vẫn trên đà tụt dốc.
Do đó, có lẽ Bộ Tài chính sẽ cần áp dụng thêm các biện pháp khác, nhất là cắt giảm chi phí hoạt động của các bộ ngành, thu hồi các khoản thuế thất thu cũng như phải nuôi dưỡng nguồn thu ổn định bằng cách tạo điều kiện thuận lợi nhất để cộng đồng doanh nghiệp hoạt động.
Theo: Thời Báo Ngân Hàng
Relate Threads