Có chuyên gia nói rằng, trong cuộc chiến giá dầu, dù ai thắng cũng đều "sứt đầu mẻ trán", chỉ là thắng thảm mà thôi.
Cuộc chiến của các “ông lớn”
Trong khi giá dầu duy trì ở mức thấp kéo dài mang lại lợi ích lớn cho các nước tiêu thụ và nhập khẩu nhiều dầu như EU, Trung Quốc, Nhật, Mỹ... thì đối với các nước xuất khẩu dầu và đặc biệt là đối với các công ty thăm dò, khai thác, dịch vụ kỹ thuật dầu khí lại gây ra nhiều hệ lụy tai hại.
Mọi hoạt động của công nghiệp dầu khí, nhất là đầu tư cho khâu thượng nguồn đều bị tác động tiêu cực. Hiện tượng bán mỏ và các tài sản dầu khí; tái cơ cấu hoặc giải thể, sáp nhập các công ty; thu hẹp địa bàn hoạt động thăm dò, khai thác; dừng giãn tiến độ, thậm chí hủy bỏ các đề án đã có trong kế hoạch, đóng mỏ hoặc giảm sản lượng khai thác... đã và đang xảy ra phổ biến ở hầu hết các công ty dầu khí thế giới.
Cuộc chiến giá dầu phức tạp và căng thẳng tới mức giá dầu biến động mạnh từng ngày, phụ thuộc vào từng tuyên bố, mỗi hành xử của các bên tham gia. Mọi dự báo trên thực tế đều không đứng vững trong thời gian ngắn, khiến tâm lý thị trường có xu hướng khá bi quan. Kế hoạch “đóng băng” sản lượng để đẩy giá dầu lên dường như “vô kế khả thi” khi phụ thuộc một cách mong manh vào các yếu tố địa chính trị cùng toan tính của một vài quốc gia.
Mỹ, NATO, Saudi Arabia và một số nước Trung Đông khác muốn làm suy yếu nền kinh tế Nga, Venezuela, Iran bằng giá dầu. Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) muốn chặn Mỹ, EU và một số nước khác phát triển dầu đá phiến, năng lượng tái tạo,... để khống chế thị phần. Những mâu thuẫn chính trị đan xen phức tạp trên bàn cờ quyền lực thế giới, cộng với tham vọng nắm trọn quyền điều khiển thị trường năng lượng trong tương lai của một số nước có trữ lượng dầu khí tiềm năng lớn chính là nguyên nhân và hệ quả của cuộc chiến giá dầu.
Cục diện càng khó được kiểm soát khi chưa thể tìm được các giải pháp dung hòa giữa OPEC và các nước sản xuất dầu khí lớn ngoài OPEC trên thế giới. Đặc biệt trong bối cảnh ở nhiều nước sản xuất dầu, nguồn thu ngân sách Nhà nước suy giảm đã tạo ra áp lực lớn, dù biết rằng thiệt hại tài nguyên nhưng vẫn phải gia tăng sản lượng để xuất khẩu.
Sự chênh lệch quá lớn về giá thành khai thác, có nơi, có mỏ chỉ từ 8-20 USD/thùng, có nơi tới trên 50 USD/thùng, cũng lại là con bài thử thách đối với sức chịu đựng của các công ty dầu khí cũng như tiềm lực quốc gia.
Cơ hội tổng điều chỉnh
Có chuyên gia nói rằng, trong cuộc chiến này dù ai thắng cũng đều sứt đầu mẻ trán, chỉ là thắng thảm mà thôi.
Việt Nam là nước có sản lượng xuất khẩu dầu thô rất nhỏ so với thế giới, có thể nói không được tính đến trong cuộc chiến giá dầu này. Tuy nhiên, ảnh hưởng của giá dầu thấp đã gây ra những "cơn giông tố" lớn, đặc biệt là đối với ngành dầu khí Việt Nam, mà trực tiếp là Tập đoàn Dầu khí quốc gia với nhiệm vụ được Nhà nước giao phó về kinh tế, năng lượng, an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội.
Bước vào năm 2016, khó khăn bao phủ toàn bộ mọi mặt hoạt động của ngành dầu khí từ doanh thu, lợi nhuận, đầu tư, đời sống, việc làm… đến khâu tìm kiếm, thăm dò, khai thác, dịch vụ, cung ứng vật tư - thiết bị… Giá dầu suy giảm đã ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả sinh lời vốn của Tập đoàn và nhiều đơn vị thành viên; ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực tìm kiếm thăm dò dầu khí; giá dầu kéo theo giá bán các sản phẩm khí bị ảnh hưởng, các đơn vị sản xuất điện, đạm, xăng dầu của Tập đoàn đều gặp những thách thức nan giải.
Các đơn vị dịch vụ kỹ thuật dầu khí vốn có uy tín và là thế mạnh của Tập đoàn cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì các hợp đồng dịch vụ đã ký (vì áp lực buộc phải giảm giá dịch vụ rất sâu), thiếu việc làm nghiêm trọng vì khó tìm kiếm thêm các hợp đồng dịch vụ mới do các công ty dầu khí phải dừng giãn tiến độ của các công trình vào lúc khó khăn này.
Mặc dù vậy, nhìn dưới góc độ tích cực, khó khăn thách thức lại là một cơ hội để ngành này tổng điều chỉnh các điểm xung yếu, đưa ra những giải pháp kịp thời để nâng cao khả năng thích nghi và nội lực. Trên thực tế, kết quả sản xuất kinh doanh của ngành dầu khí 10 tháng năm 2016 dường như đang ủng hộ những bước đi của họ trong cơn bão giá dầu.
Cuộc chiến của các “ông lớn”
Trong khi giá dầu duy trì ở mức thấp kéo dài mang lại lợi ích lớn cho các nước tiêu thụ và nhập khẩu nhiều dầu như EU, Trung Quốc, Nhật, Mỹ... thì đối với các nước xuất khẩu dầu và đặc biệt là đối với các công ty thăm dò, khai thác, dịch vụ kỹ thuật dầu khí lại gây ra nhiều hệ lụy tai hại.
Mọi hoạt động của công nghiệp dầu khí, nhất là đầu tư cho khâu thượng nguồn đều bị tác động tiêu cực. Hiện tượng bán mỏ và các tài sản dầu khí; tái cơ cấu hoặc giải thể, sáp nhập các công ty; thu hẹp địa bàn hoạt động thăm dò, khai thác; dừng giãn tiến độ, thậm chí hủy bỏ các đề án đã có trong kế hoạch, đóng mỏ hoặc giảm sản lượng khai thác... đã và đang xảy ra phổ biến ở hầu hết các công ty dầu khí thế giới.
Cuộc chiến giá dầu phức tạp và căng thẳng tới mức giá dầu biến động mạnh từng ngày, phụ thuộc vào từng tuyên bố, mỗi hành xử của các bên tham gia. Mọi dự báo trên thực tế đều không đứng vững trong thời gian ngắn, khiến tâm lý thị trường có xu hướng khá bi quan. Kế hoạch “đóng băng” sản lượng để đẩy giá dầu lên dường như “vô kế khả thi” khi phụ thuộc một cách mong manh vào các yếu tố địa chính trị cùng toan tính của một vài quốc gia.
Mỹ, NATO, Saudi Arabia và một số nước Trung Đông khác muốn làm suy yếu nền kinh tế Nga, Venezuela, Iran bằng giá dầu. Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) muốn chặn Mỹ, EU và một số nước khác phát triển dầu đá phiến, năng lượng tái tạo,... để khống chế thị phần. Những mâu thuẫn chính trị đan xen phức tạp trên bàn cờ quyền lực thế giới, cộng với tham vọng nắm trọn quyền điều khiển thị trường năng lượng trong tương lai của một số nước có trữ lượng dầu khí tiềm năng lớn chính là nguyên nhân và hệ quả của cuộc chiến giá dầu.
Cục diện càng khó được kiểm soát khi chưa thể tìm được các giải pháp dung hòa giữa OPEC và các nước sản xuất dầu khí lớn ngoài OPEC trên thế giới. Đặc biệt trong bối cảnh ở nhiều nước sản xuất dầu, nguồn thu ngân sách Nhà nước suy giảm đã tạo ra áp lực lớn, dù biết rằng thiệt hại tài nguyên nhưng vẫn phải gia tăng sản lượng để xuất khẩu.
Sự chênh lệch quá lớn về giá thành khai thác, có nơi, có mỏ chỉ từ 8-20 USD/thùng, có nơi tới trên 50 USD/thùng, cũng lại là con bài thử thách đối với sức chịu đựng của các công ty dầu khí cũng như tiềm lực quốc gia.
Cơ hội tổng điều chỉnh
Có chuyên gia nói rằng, trong cuộc chiến này dù ai thắng cũng đều sứt đầu mẻ trán, chỉ là thắng thảm mà thôi.
Bước vào năm 2016, khó khăn bao phủ toàn bộ mọi mặt hoạt động của ngành dầu khí từ doanh thu, lợi nhuận, đầu tư, đời sống, việc làm… đến khâu tìm kiếm, thăm dò, khai thác, dịch vụ, cung ứng vật tư - thiết bị… Giá dầu suy giảm đã ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả sinh lời vốn của Tập đoàn và nhiều đơn vị thành viên; ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực tìm kiếm thăm dò dầu khí; giá dầu kéo theo giá bán các sản phẩm khí bị ảnh hưởng, các đơn vị sản xuất điện, đạm, xăng dầu của Tập đoàn đều gặp những thách thức nan giải.
Các đơn vị dịch vụ kỹ thuật dầu khí vốn có uy tín và là thế mạnh của Tập đoàn cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì các hợp đồng dịch vụ đã ký (vì áp lực buộc phải giảm giá dịch vụ rất sâu), thiếu việc làm nghiêm trọng vì khó tìm kiếm thêm các hợp đồng dịch vụ mới do các công ty dầu khí phải dừng giãn tiến độ của các công trình vào lúc khó khăn này.
Mặc dù vậy, nhìn dưới góc độ tích cực, khó khăn thách thức lại là một cơ hội để ngành này tổng điều chỉnh các điểm xung yếu, đưa ra những giải pháp kịp thời để nâng cao khả năng thích nghi và nội lực. Trên thực tế, kết quả sản xuất kinh doanh của ngành dầu khí 10 tháng năm 2016 dường như đang ủng hộ những bước đi của họ trong cơn bão giá dầu.
Theo số liệu 10 tháng năm 2016 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các chỉ tiêu tài chính đã đạt kết quả tích cực hơn so với mức độ suy giảm giá dầu. Nếu so sánh bằng giá dầu điều hành của Chính phủ trong năm 2016 là 45USD/thùng thì các chỉ tiêu tài chính của ngành dầu khí đều vượt 5-18% so với kế hoạch.
Tổng doanh thu của toàn bộ các đơn vị trong ngành dầu khí 10 tháng đạt 367,2 nghìn tỉ đồng, vượt 5,0% kế hoạch 10 tháng và bằng 84% kế hoạch năm. Nộp ngân sách Nhà nước toàn ngành đạt 72,3 nghìn tỉ đồng, vượt 6% kế hoạch 10 tháng và bằng 90% kế hoạch năm. Tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 18,0 nghìn tỉ đồng, vượt 11% kế hoạch năm.
baoquocte.vn/
Relate Threads