Dầu mỏ Ả Rập Xê Út: Hết chiến Mỹ lại đánh Iran?

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Hãng Armchair đã từng dự đoán một cuộc chiến dầu mỏ giữa Ả Rập Xê Út với Iran và tình hình căng thẳng leo thang giữa 2 nước thời gian gần đây có vẻ chứng minh cho giả thuyết đó. Tuy nhiên, hãng tin CNBC cho rằng một cuộc chiến như vậy là khó xảy ra.

Cuối năm 2014, Mỹ và Ả Rập Xê Út có một cuộc chiến dầu mỏ căng thẳng khi chính quyền Riyadh không cắt giảm sản lượng, khiến giá dầu giảm mạnh và buộc nhiều công ty khái thác dầu đá phiến Mỹ phải đóng cửa.

Hiện nay, khi Iran được dỡ bỏ lệnh cấm vận và căng thẳng với Ả Rập Xê Út ngày càng leo thang, liệu một cuộc chiến dầu mỏ có tái diễn tại Trung Đông?

dau-mo-a-rap-xe-ut-het-chien-my-lai-danh-iran.jpg

Ngày 4/1, chính phủ Iran tuyên bố cắt đứt mọi quan hệ thương mại với Iran sau khi chấm dứt quan hệ ngoại giao trước đó.

Trong khi đó, nhiều người biểu tình đã xông vào đại sứ quán của Ả Rập Xê Út tại Iran để phản đối chính sách của chính quyền Riyadh. Trước đó, Ả Rập Xê Út đã hành quyết một giáo sĩ dòng Shiite, dòng Hồi giáo chính của Iran.

Ả Rập Xê Út là quốc gia Hồi giáo với nhiều người theo dòng Sunny, trong khi Iran lại là trung tâm của người Hồi giáo dòng Shiite. Đây là nguyên nhân chính cho những xung đột giữa 2 quốc gia tại Trung Đông.

Điều này chẳng có gì khiến thế giới phải quan tâm nếu 2 nước này là những quốc gia có trữ lượng dầu lớn trên thế giới.

Ngay sau những tuyên bố của Tehran, giá dầu Brent thế giới đã tăng 4% trong phiên sáng ngày 4/1. Tuy vậy, nhiều chuyên gia cho rằng mức cung dầu ngày càng tăng trên thị trường cùng với việc dỡ bỏ lệnh cấm vận Iran sẽ chỉ khiến giá dầu đi xuống trong năm 2016.

Trước đó, Iran tuyên bố sẽ tăng cường khai thác dầu mỏ nhằm cung cấp thêm 1 triệu thùng dầu/ngày vào thị trường. Chính quyền Tehran cho biết họ không có ý định làm rối loạn thị trường dầu mỏ mà chỉ đơn giản muốn giành lại thị phần đã mất.

Thậm chí, nhiều báo cáo cho thấy giá dầu có thể xuống dưới 10 USD/thùng nếu cả Iran lẫn Ả Rập Xê Út đều tăng cường sản lượng khai thác.

Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia khi phỏng vấn với hãng tin CNBC lại cho rằng 2 quốc gia xuất khẩu dầu này sẽ không “dại dột” đưa xung đột đi xa đến mức đó.

Chuyên gia Hani Sabra của tập đoàn Eurasia nhận định mục tiêu chính của Iran hiện nay là khôi phục nền kinh tế trong nước nền việc tăng cường xuất khẩu dầu chỉ để nhằm lấy lại thị phần hơn là kéo giá dầu xuống và gây chiến với Ả Rập Xê Út.

Trong khi đó, chuyên gia John Kilduff của Again Capital cho rằng chính quyền Tehran có thể thu được lợi nhuận nhiều hơn nếu bán ít dầu đi với mức giá cao hơn là tăng cường xuất khẩu dầu với mức giá thấp. Vì vậy, khả năng chiến tranh dầu mỏ tại Trung Đông là không cao.

Hơn nữa, nếu thực sự một cuộc chiến dầu mỏ diễn ra, Iran nhiều khả năng sẽ là quốc gia chịu thiệt trong dài hạn. Chính phủ Ả Rập Xê Út đã nhận ra ảnh hưởng từ động thái tăng cường khai thác dầu và có động thái cắt giảm các khoản trợ cấp cũng như chi tiêu công nhằm giảm thâm hụt ngân sách trong năm 2016.

Chi phí sản xuất dầu mỏ của Ả Rập Xê Út là khá thấp trong khi nước này có dự trữ ngoại hối khá lớn. thêm vài đó, chính quyền Riyadh cũng đã bắt đầu tham gia thị trường tín dụng quốc tế nhằm tăng cường khả năng tài chính.

dau-mo-a-rap-xe-ut-het-chien-my-lai-danh-iran.png

Trái ngược lại, Iran bị cấm vận trong suốt thời kỳ giá dầu ở mức đỉnh và mới được dỡ bỏ lệnh trừng phạt thời gian gần đây. Điều này khiến dự trữ ngoại hối cũng như kinh tế trong nước bị ảnh hưởng nặng nề. Rõ ràng, chính quyền Tehran sẽ chịu thiệt nếu xảy ra chiến tranh dầu mỏ với Ả Rập Xê Út.

Ở chiều hướng ngược lại, phía Ả Rập Xê Út cũng không muốn một cuộc chiến kinh tế với Iran khi đẩy giá dầu xuống thấp hơn nữa cũng không ngăn được chính quyền Tehran xuất khẩu thêm dầu.

Trước đó, chính quyền Riyadh đã thành công ngăn chặn đà tăng trưởng của ngành khai thác dầu đá phiến Mỹ bằng cách không cắt giảm sản lượng và hạ giá dầu xuống mức mà các công ty Mỹ không thể tiếp tục hoạt động.

Vì vậy, một cuộc chiến dầu mỏ sẽ diễn ra tại Trung Đông là không khả thi. Tuy vậy, căng thẳng giữa 2 quốc gia Trung Đông sẽ vẫn tiếp tục và đương nhiên 2 nước này vẫn sẽ là đối thủ của nhau trên thị trường dầu mỏ.

Dẫu vậy, dù không thể gây ra một cuộc chiến dầu mỏ nhưng xung đột giữa Iran và Ả Rập Xê Út sẽ khiến Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) trở nên bất ổn hơn khi cả 2 nước đều là thành viên.

Chuyên gia chiến lược Richard Hasting của Seaport Global cho rằng OPEC hiện nay không còn có vị thế như cách đây 30 năm và hiện trông giống một “con hổ giấy” hơn.

Theo Trí Thức Trẻ​
 

Việc làm nổi bật

Top