Quốc hội Mỹ dự kiến sẽ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu đã kéo dài trong bốn thập niên, trong bối cảnh sản lượng “vàng đen” của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã leo lên mức cao kỷ lục.
Đề xuất trên là một phần trong gói chi tiêu khổng lồ có giá trị lên tới 1.146 tỷ USD trong thời gian từ nay đến hết tháng 9/2016 đang chờ Quốc hội Mỹ thông qua.
Rõ ràng, những công ty dầu mỏ lớn của Mỹ như Exxon Mobil và ConocoPhillips sẽ là những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ quyết định tháo gỡ rào cản đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ.
Tuy nhiên, những lợi ích của việc này, theo các chuyên gia kinh tế, còn rộng lớn hơn thế.
Xuất khẩu dầu mỏ khởi sắc sẽ giúp thu hút đầu tư vào hoạt động sản xuất và vận chuyển mặt hàng này, kiến tạo thêm việc làm, giúp nguồn cung dầu khí ổn định hơn và cải thiện tình trạng thâm hụt thương mại của Mỹ...
Bên cạnh đó, việc Chính phủ Mỹ “bật đèn xanh” đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ cũng sẽ giúp các đồng minh châu Âu của nước này, vốn đang phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga, có thêm lựa chọn (về nguồn cung).
Giới đầu tư cũng dự đoán quyết định này sẽ không tác động đáng kể tới thị trường dầu mỏ. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, các nhóm hoạt động vì môi trường lại quan ngại rằng việc các công ty năng lượng Mỹ đẩy mạnh hoạt động sản xuất và khai thác dầu sẽ tác động xấu tới môi trường.
Quyết định cấm xuất khẩu dầu được Washington áp đặt hồi năm 1975 trong bối cảnh Quốc hội nước này quan ngại về tình trạng thiếu nguồn cung sau khi giá năng lượng thế giới tăng vọt.
Cuộc cách mạng khai thác dầu đá phiến là một trong những nguyên nhân giúp Mỹ vươn lên trở thành một trong những quốc gia sản xuất dầu lớn của thế giới.
Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, sản lượng dầu của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tăng từ 5 triệu thùng/ngày lên 8,7 triệu thùng/ngày trong giai đoạn từ năm 2008-2014. Đặc biệt, sản lượng dầu thô của Mỹ trong năm 2014 đạt mức cao nhất kể từ năm 1985./.
Đề xuất trên là một phần trong gói chi tiêu khổng lồ có giá trị lên tới 1.146 tỷ USD trong thời gian từ nay đến hết tháng 9/2016 đang chờ Quốc hội Mỹ thông qua.
Rõ ràng, những công ty dầu mỏ lớn của Mỹ như Exxon Mobil và ConocoPhillips sẽ là những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ quyết định tháo gỡ rào cản đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ.
Tuy nhiên, những lợi ích của việc này, theo các chuyên gia kinh tế, còn rộng lớn hơn thế.
Bên cạnh đó, việc Chính phủ Mỹ “bật đèn xanh” đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ cũng sẽ giúp các đồng minh châu Âu của nước này, vốn đang phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga, có thêm lựa chọn (về nguồn cung).
Giới đầu tư cũng dự đoán quyết định này sẽ không tác động đáng kể tới thị trường dầu mỏ. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, các nhóm hoạt động vì môi trường lại quan ngại rằng việc các công ty năng lượng Mỹ đẩy mạnh hoạt động sản xuất và khai thác dầu sẽ tác động xấu tới môi trường.
Quyết định cấm xuất khẩu dầu được Washington áp đặt hồi năm 1975 trong bối cảnh Quốc hội nước này quan ngại về tình trạng thiếu nguồn cung sau khi giá năng lượng thế giới tăng vọt.
Cuộc cách mạng khai thác dầu đá phiến là một trong những nguyên nhân giúp Mỹ vươn lên trở thành một trong những quốc gia sản xuất dầu lớn của thế giới.
Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, sản lượng dầu của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tăng từ 5 triệu thùng/ngày lên 8,7 triệu thùng/ngày trong giai đoạn từ năm 2008-2014. Đặc biệt, sản lượng dầu thô của Mỹ trong năm 2014 đạt mức cao nhất kể từ năm 1985./.
Theo: Vietnam+
Relate Threads