Bộ Công Thương dự báo trong năm nay ngành khai khoáng tiếp tục gặp khó khăn. Đáng lo nhất là giá bán thấp, điều kiện khai thác càng khó khăn, chi phí sản xuất tăng. Việc tìm hướng đi mới phù hợp, hướng đến chế biến sâu là yêu cầu cấp thiết với các doanh nghiệp khai khoáng trong lúc này.
Thật khó tin nổi, khi giá dầu giảm sâu, những khó khăn tồn tại của ngành Dầu khí từng đóng góp gần 30% tổng thu ngân sách của cả nước lại hiển hiện. Câu chuyện Vietsovpetro lên kế hoạch cắt giảm 2.000 nhân sự hay Nhà máy Lọc dầu Dung Quất “than” sẽ đóng cửa trong 2 – 3 tháng tới vì… hết đơn hàng như “giọt nước tràn ly”.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, lượng khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên trong tháng 1/2016 vừa qua tăng trưởng thấp, đã giảm 6,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Bức tranh ảm đạm từ giá dầu
Bộ Công Thương cho biết ngay từ những ngày đầu năm 2016, giá dầu trên thế giới suy giảm mạnh và biến động phức tạp, tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Dầu khí Việt Nam.
Trong tháng 1, sản lượng dầu thô khai thác ước đạt 1,5 triệu tấn, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2015; xăng, dầu các loại ước đạt 565,4 nghìn tấn, giảm 3,3%.
Riêng kim ngạch xuất khẩu nhóm nhiên liệu và khoáng sản (trong đó có mặt hàng dầu thô) ước 0,24 tỷ USD, giảm 40,7% so với cùng kỳ .
Ngoài các số liệu không mấy khả quan trên, thông tin nóng nhất những ngày gần đây là việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) vừa có văn bản gửi Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ về việc tồn kho lớn của Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất.
Ngoài ra, việc ký kết các hợp đồng dài hạn tiêu thụ sản phẩm xăng dầu năm 2016 của công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn (đơn vị trực tiếp quản lý NMLD Dung Quất) cũng đang gặp nhiều khó khăn.
Trả lời phỏng vấn báo chí, Chủ tịch công ty TNHH lọc hóa dầu Bình Sơn Nguyễn Hoài Giang cho biết 2-3 tháng nữa khi các hợp đồng cung ứng sản phẩm cho khách hàng “cạn”, không có hợp đồng mới ký kết thì NMLD Dung Quất sẽ đứng trước nguy cơ đóng cửa.
Một điểm đáng lưu ý là ông Nguyễn Hoài Giang cho rằng xăng của Dung Quất chịu áp lực cạnh tranh rất lớn với mặt hàng cùng chủng loại nhập từ Hàn Quốc theo Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Hàn Quốc.
Cụ thể, mức thuế suất mà xăng của Dung Quất đang bị áp là 20%, trong khi sản phẩm nhập từ Hàn Quốc chỉ phải chịu 10%, (tương đương 4,84 USD/thùng tính theo giá trung bình tháng 1/2016). Sản phẩm của Dung Quất dù giảm giá đến 1,3 USD/thùng so với 6 tháng cuối năm 2015 nhưng vẫn khó cạnh tranh nổi.
Không chỉ NMLD Dung Quất than khổ, mới đây, ông Từ Thành Nghĩa, Tổng giám đốc liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro, cho biết trong 5 năm tới Vietsovpetro phải giảm xuống dưới 5.000 người, trong điều kiện hiện đang có 7.200 nhân viên. Việc giảm trên 2.000 nhân viên trong vòng 5 năm tới là một thách thức lớn, nhưng trong lúc giá dầu đang giảm thì cũng rất nên đưa ra đề án và thực hiện.
Cũng cần nhắc lại, do giá dầu giảm nên tổng doanh thu 2015 của PetroVietnam chỉ đạt 560.000 tỷ đồng, giảm 25% so với năm 2014.
Thực tế hiện nay cho thấy PetroVietnam đã qua rồi cái thời “thiên thời địa lợi nhân hoà”. Đó là việc tập đoàn này suốt thời gian gần đây liên tiếp đối mặt giá dầu giảm sâu, các mỏ dầu lớn khai thác ngày càng suy giảm trong khi việc tìm kiếm thăm dò các mỏ dầu mới ngày càng khó khăn, có tìm được thì chủ yếu là mỏ nhỏ, cận biên.
Không thể mãi ưu đãi
Riêng trong lĩnh vực khai thác khí, theo đánh giá của PetroVietnam, các mỏ khí Việt Nam có giá trị khai thác, phân phối thấp (dưới 5USD/m3 khí) cũng đang bắt đầu giảm sản lượng. Trong khi đó, một số mỏ khí chuẩn bị đưa vào khai thác lại xa bờ, có giá phân phối cao lên đến gần 10 USD/m3 khí.
Theo dự đoán, đến năm 2018, các mỏ khí có giá trị thấp sẽ có thể suy giảm đến mức độ ngừng cung cấp khí cho toàn bộ các vùng Đông Nam bộ, Tây Nam bộ.
Còn trong những hội nghị gần đây của ngành Dầu khí, không ít lãnh đạo các đơn vị thành viên của PetroVietnam than phiền về cơ chế chính sách, chế độ thuế đang “trói tay, trói chân” người làm dầu khí.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, “tiên trách kỷ hậu trách nhân”, không phải Nhà nước không ưu đãi mà thực tế từ xưa đến nay, Nhà nước đã có rất nhiều ưu đãi cho ngành này.
Vậy thì tại sao trước những khó khăn như hiện nay, ngành Dầu khí cứ mãi đổ cho chính sách, chế độ thuế? Sức mạnh thực sự của ngành công nghiệp từng chiếm bình quân 18 – 20% GDP cả nước là ở đâu nếu mỗi khi khó khăn lại vin vào cơ chế xin cho, ưu đãi?
Lâu nay, những đóng góp lớn của PetroVietnam cho nền kinh tế là điều đáng ghi nhận. Nhưng lẽ ra, trong tiến trình tái cấu trúc doanh nghiệp, PetroVietnam và các đơn vị thành viên phải lường trước những rủi ro từ giá dầu suy giảm mạnh và thực tế khó khăn chung của nền kinh tế để có chiến lược ứng phó hợp lý.
Cần hiểu rằng sức mạnh thực sự của ngành Dầu khí Việt Nam trước hội nhập sâu rộng phải được xây dựng bằng chính thực lực chứ không phải các cơ chế đặc thù của Nhà nước.
Thật khó tin nổi, khi giá dầu giảm sâu, những khó khăn tồn tại của ngành Dầu khí từng đóng góp gần 30% tổng thu ngân sách của cả nước lại hiển hiện. Câu chuyện Vietsovpetro lên kế hoạch cắt giảm 2.000 nhân sự hay Nhà máy Lọc dầu Dung Quất “than” sẽ đóng cửa trong 2 – 3 tháng tới vì… hết đơn hàng như “giọt nước tràn ly”.
Bức tranh ảm đạm từ giá dầu
Bộ Công Thương cho biết ngay từ những ngày đầu năm 2016, giá dầu trên thế giới suy giảm mạnh và biến động phức tạp, tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Dầu khí Việt Nam.
Trong tháng 1, sản lượng dầu thô khai thác ước đạt 1,5 triệu tấn, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2015; xăng, dầu các loại ước đạt 565,4 nghìn tấn, giảm 3,3%.
Riêng kim ngạch xuất khẩu nhóm nhiên liệu và khoáng sản (trong đó có mặt hàng dầu thô) ước 0,24 tỷ USD, giảm 40,7% so với cùng kỳ .
Ngoài các số liệu không mấy khả quan trên, thông tin nóng nhất những ngày gần đây là việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) vừa có văn bản gửi Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ về việc tồn kho lớn của Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất.
Ngoài ra, việc ký kết các hợp đồng dài hạn tiêu thụ sản phẩm xăng dầu năm 2016 của công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn (đơn vị trực tiếp quản lý NMLD Dung Quất) cũng đang gặp nhiều khó khăn.
Trả lời phỏng vấn báo chí, Chủ tịch công ty TNHH lọc hóa dầu Bình Sơn Nguyễn Hoài Giang cho biết 2-3 tháng nữa khi các hợp đồng cung ứng sản phẩm cho khách hàng “cạn”, không có hợp đồng mới ký kết thì NMLD Dung Quất sẽ đứng trước nguy cơ đóng cửa.
Một điểm đáng lưu ý là ông Nguyễn Hoài Giang cho rằng xăng của Dung Quất chịu áp lực cạnh tranh rất lớn với mặt hàng cùng chủng loại nhập từ Hàn Quốc theo Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Hàn Quốc.
Cụ thể, mức thuế suất mà xăng của Dung Quất đang bị áp là 20%, trong khi sản phẩm nhập từ Hàn Quốc chỉ phải chịu 10%, (tương đương 4,84 USD/thùng tính theo giá trung bình tháng 1/2016). Sản phẩm của Dung Quất dù giảm giá đến 1,3 USD/thùng so với 6 tháng cuối năm 2015 nhưng vẫn khó cạnh tranh nổi.
Không chỉ NMLD Dung Quất than khổ, mới đây, ông Từ Thành Nghĩa, Tổng giám đốc liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro, cho biết trong 5 năm tới Vietsovpetro phải giảm xuống dưới 5.000 người, trong điều kiện hiện đang có 7.200 nhân viên. Việc giảm trên 2.000 nhân viên trong vòng 5 năm tới là một thách thức lớn, nhưng trong lúc giá dầu đang giảm thì cũng rất nên đưa ra đề án và thực hiện.
Cũng cần nhắc lại, do giá dầu giảm nên tổng doanh thu 2015 của PetroVietnam chỉ đạt 560.000 tỷ đồng, giảm 25% so với năm 2014.
Thực tế hiện nay cho thấy PetroVietnam đã qua rồi cái thời “thiên thời địa lợi nhân hoà”. Đó là việc tập đoàn này suốt thời gian gần đây liên tiếp đối mặt giá dầu giảm sâu, các mỏ dầu lớn khai thác ngày càng suy giảm trong khi việc tìm kiếm thăm dò các mỏ dầu mới ngày càng khó khăn, có tìm được thì chủ yếu là mỏ nhỏ, cận biên.
Riêng trong lĩnh vực khai thác khí, theo đánh giá của PetroVietnam, các mỏ khí Việt Nam có giá trị khai thác, phân phối thấp (dưới 5USD/m3 khí) cũng đang bắt đầu giảm sản lượng. Trong khi đó, một số mỏ khí chuẩn bị đưa vào khai thác lại xa bờ, có giá phân phối cao lên đến gần 10 USD/m3 khí.
Theo dự đoán, đến năm 2018, các mỏ khí có giá trị thấp sẽ có thể suy giảm đến mức độ ngừng cung cấp khí cho toàn bộ các vùng Đông Nam bộ, Tây Nam bộ.
Còn trong những hội nghị gần đây của ngành Dầu khí, không ít lãnh đạo các đơn vị thành viên của PetroVietnam than phiền về cơ chế chính sách, chế độ thuế đang “trói tay, trói chân” người làm dầu khí.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, “tiên trách kỷ hậu trách nhân”, không phải Nhà nước không ưu đãi mà thực tế từ xưa đến nay, Nhà nước đã có rất nhiều ưu đãi cho ngành này.
Vậy thì tại sao trước những khó khăn như hiện nay, ngành Dầu khí cứ mãi đổ cho chính sách, chế độ thuế? Sức mạnh thực sự của ngành công nghiệp từng chiếm bình quân 18 – 20% GDP cả nước là ở đâu nếu mỗi khi khó khăn lại vin vào cơ chế xin cho, ưu đãi?
Lâu nay, những đóng góp lớn của PetroVietnam cho nền kinh tế là điều đáng ghi nhận. Nhưng lẽ ra, trong tiến trình tái cấu trúc doanh nghiệp, PetroVietnam và các đơn vị thành viên phải lường trước những rủi ro từ giá dầu suy giảm mạnh và thực tế khó khăn chung của nền kinh tế để có chiến lược ứng phó hợp lý.
Cần hiểu rằng sức mạnh thực sự của ngành Dầu khí Việt Nam trước hội nhập sâu rộng phải được xây dựng bằng chính thực lực chứ không phải các cơ chế đặc thù của Nhà nước.
Thế Vinh - Thời báo Kinh doanh
Relate Threads