Nhà chức trách tại Trung Quốc đã ra lệnh cho hàng trăm nhà máy để cắt giảm hoạt động sản xuất trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu vào đầu tháng Chín này, trong một nỗ lực để đảm bảo bầu trời trong xanh khi thảm đỏ được tung ra. Sự cắt giảm này, cùng với lũ lụt hồi đầu mùa hè này, có thể làm giảm nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới này khoảng 250.000 thùng một ngày trong quý ba, theo nhà tư vấn công nghiệp Energy Aspects Ltd.
Hoạt động chậm lại tại các cơ sở trong đó có các nhà máy lọc dầu và nhà máy hóa dầu dọc theo sông Dương Tử đang đe dọa làm suy yếu nhập khẩu dầu của Trung Quốc vốn đã tăng lên mức cao kỷ lục trong nửa đầu năm nay, mà thậm chí một vài lần đã vượt qua mức thu mua của người Mỹ. Hoạt động thua mua ngoài dự tính này, cùng với gián đoạn nguồn cung, đã hỗ trợ dầu thô tăng vọt khoảng 80% từ mức thấp 12 năm hồi tháng Hai, và bất kỳ sự phục hồi bền vững nào sẽ phụ thuộc vào sức tiêu thụ mạnh mẽ từ nhà sử dụng năng lượng lớn nhất thế giới này.
“Có một vấn đề thời tiết và chính sách đã gây ra suy thoái ở Trung Quốc,” Michal Meidan, một nhà phân tích tại Energy Aspects cho biết. “Trong khi các trận lũ dường như đã qua đi, chúng ta đang bước vào một giai đoạn sắp tới của G20 thời điểm sẽ dẫn đến sự cắt giảm các hoạt động công nghiệp. Nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc chắc chắn sẽ là yếu.
Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến sẽ giới thiệu thế mạnh của quốc gia mình tại hội nghị thượng đỉnh G20 mà nước sẽ tố chức đến các nhà lãnh đạo của các quốc gia chiếm 2/3 dân số thế giới và 85% sản lượng kinh tế. G20 sẽ nhóm họp tại một thời điểm thương mại và tăng trường toàn cầu chậm lại. Sự ổn định hóa gần đây của Trung Quốc đã chựng lại trong tháng Bảy như các doanh nghiệp tư nhân vẫn không muốn đầu tư và chính quyền tìm cách kiềm chế những rủi ro tài chính và cắt giảm công suất dư thừa.
Trung Quốc có một lịch sử của việc ban hành các biện pháp môi trường tạm thời để làm sạch không khí trước khi tổ chức các sự kiện lớn, qua đó làm ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa. Trước khi diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh 2008, các mỏ than nhỏ ở các tỉnh phía Bắc là Sơn Tây và Hà Bắc được lệnh đóng cửa. Điều đó đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp nhiên liệu này, khiến cho giá cả trong nước lên mức kỷ lục trước Thế vận hội.
Giá quặng sắt đã giảm mạnh trong năm 2014 khi chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh một số nhà máy thép tạm ngưng sản xuất trước khi cuộc họp thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại Bắc Kinh diễn ra. Các nhà máy này một lần nữa đã giảm sản xuất trong năm ngoái trước khi diễn ra một cuộc diễu hành để đánh dấu kỷ niệm lần thứ 70 việc Nhật Bản đầu hàng trong Thế chiến II.
“Lý do chính là bạn phải đóng cửa để không khí hoàn toàn sạch sẽ,” Salmon Aidan Lee, một nhà tư vấn Singapore tại Wood Mackenzie Ltd, cho biết. “Ngưng sản xuất đã xảy ra trước đây trong cuộc họp APEC ở Bắc Kinh và Thế vận hội Olympic nhiều năm trước đây. Điều chưa từng thấy chính là quy mô hay độ lớn của đợt ngưng sản xuất lần này.”
Đối với G-20, Thượng Hải, thành phố cách 180 km về phía đông bắc của tỉnh Hàng Châu, đã yêu cầu 255 công ty, bao gồm cả các nhà máy điện than và nhà máy lọc dầu, hạn chế mức sản xuất từ 24/08 đến 06/09, theo một thông báo trên trang web của Cục Bảo vệ Môi trường của thành phố. Các quan chức ở Ninh Ba, cách 150 km về phía đông của Hàng Châu, đã yêu cầu cắt giảm hoặc ngừng sản xuất tại 445 công ty, bao gồm cả nhà máy hóa dầu, và các nhà sản xuất thép, xi măng và, theo một tài liệu mà Bloomberg có được.
Bất chấp sự hạn chế được lên kế hoạch này, một số nhà phân tích vẫn lạc quan rằng nhu cầu tiêu thụ dầu nói chung của Trung Quốc có thể tăng lên trong quý thứ ba, so với ba tháng trước đó. Nhu cầu tiêu thụ của quốc gia này có thể tăng 250.000 thùng một ngày từ mức quý hai, được hỗ trợ bởi nhiều hoạt động công nghiệp hơn trước khi sự kiện G-20 diễn ra, theo Yao Li, chuyên gia phân tích tại SIA Energy, một nhà tư vấn công nghiệp tại Bắc Kinh.
Tuy nhiên, việc đóng cửa có kế hoạch cho cuộc họp G-20 có thể làm trầm trọng thêm các ảnh hưởng ngập lụt tháng trước. Ngập lụt tại 11 tỉnh của Trung Quốc vốn chiếm hơn một phần ba nhu cầu sử dụng nhiên liệu của nước này đã làm hư hại các đường ống dẫn nhiên liệu thành phẩm và khí đốt, và có thể làm sụt giảm nhu cầu khoảng 100.000 thùng một ngày, theo Barclays Plc.
Nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc ước tính đạt 11.64 triệu thùng một ngày trong năm 2016, khiến cho nước này trở thành người tiêu thụ dầu lớn thứ hai sau Mỹ, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA. Tiêu thụ dự kiến sẽ tăng thêm 200.000 thùng mỗi ngày so với năm trước, chiếm khoảng 14% của triển vọng tăng trưởng toàn cầu, dữ liệu của IEA cho thấy.
Nhập khẩu dầu thô của quốc gia châu Á này đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng trong tháng Bảy, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan. Trung Quốc đã nhận các lô hàng từ nước ngoài với tốc độ khoảng 7,35 triệu thùng một ngày, tốc độ chậm nhất kể từ tháng Một.
Giá dầu thô vẫn còn dễ bị tổn thương. Nó đã bước vào khu vực một thị trường giá lên chỉ trong vòng chưa đến 3 tuần trong tuần trước, sau khi rơi vào khu vực một thị trường giá xuống trong bối cảnh lo ngại rằng một thị trường thừa cung toàn cầu sẽ duy trì ổn định. Trong khi có đồn đoán cho rằng các cuộc gặp gỡ không chính thức của OPEC tháng tới có thể dẫn đến hành động để ổn định thị trường và các nhà sản xuất bao gồm cả Nga có thể thảo luận đóng băng sản xuất, một kế hoạch tương tự như vậy đạ được đề xuất trước đó trong năm nay và đã kết thúc mà không có hiệp ước nào được ký kết.
Giá dầu thô Brent, chuẩn cho hơn một nửa lượng dầu mỏ của thế giới, đang giao dịch gần 50 usd một thùng trên sàn ICE London. Trong khi hợp đồng tương lai đã tăng hơn 30% trong năm 2016, giá vẫn còn thấp hơn 50% so với mức giữa năm 2014. Đà tăng giá dầu lên đến 100usd hồi đầu thập niên này đã được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu thụ vô cùng mạnh mẽ của Trung Quốc đối với nhiên liệu, và sự sụp đổ của giá dầu cách đây hai năm là do nền kinh tế quốc gia châu Á này chậm lại và sản lượng toàn cầu đạt đỉnh.
Việc cắt giảm sản lượng nhà máy cho cuộc họp G20 ở Trung Quốc có thể loại bỏ khoảng 400.000 thùng dầu một ngày trong mức tinh chế dầu thô tại nhà máy lọc dầu của Trung Quốc, theo Harry Liu, phó giám đốc cho thị trường dầu mỏ, dịch vụ và người dùng cuối từ IHS Markit Ltd.
“Một số nhà máy lọc dầu lớn sẽ được yêu cầu cắt giảm công suất hoạt động, vì vậy nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc sẽ hạn chế hơn nữa trong nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc,” Liu cho biết.
Hoạt động chậm lại tại các cơ sở trong đó có các nhà máy lọc dầu và nhà máy hóa dầu dọc theo sông Dương Tử đang đe dọa làm suy yếu nhập khẩu dầu của Trung Quốc vốn đã tăng lên mức cao kỷ lục trong nửa đầu năm nay, mà thậm chí một vài lần đã vượt qua mức thu mua của người Mỹ. Hoạt động thua mua ngoài dự tính này, cùng với gián đoạn nguồn cung, đã hỗ trợ dầu thô tăng vọt khoảng 80% từ mức thấp 12 năm hồi tháng Hai, và bất kỳ sự phục hồi bền vững nào sẽ phụ thuộc vào sức tiêu thụ mạnh mẽ từ nhà sử dụng năng lượng lớn nhất thế giới này.
“Có một vấn đề thời tiết và chính sách đã gây ra suy thoái ở Trung Quốc,” Michal Meidan, một nhà phân tích tại Energy Aspects cho biết. “Trong khi các trận lũ dường như đã qua đi, chúng ta đang bước vào một giai đoạn sắp tới của G20 thời điểm sẽ dẫn đến sự cắt giảm các hoạt động công nghiệp. Nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc chắc chắn sẽ là yếu.
Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến sẽ giới thiệu thế mạnh của quốc gia mình tại hội nghị thượng đỉnh G20 mà nước sẽ tố chức đến các nhà lãnh đạo của các quốc gia chiếm 2/3 dân số thế giới và 85% sản lượng kinh tế. G20 sẽ nhóm họp tại một thời điểm thương mại và tăng trường toàn cầu chậm lại. Sự ổn định hóa gần đây của Trung Quốc đã chựng lại trong tháng Bảy như các doanh nghiệp tư nhân vẫn không muốn đầu tư và chính quyền tìm cách kiềm chế những rủi ro tài chính và cắt giảm công suất dư thừa.
Trung Quốc có một lịch sử của việc ban hành các biện pháp môi trường tạm thời để làm sạch không khí trước khi tổ chức các sự kiện lớn, qua đó làm ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa. Trước khi diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh 2008, các mỏ than nhỏ ở các tỉnh phía Bắc là Sơn Tây và Hà Bắc được lệnh đóng cửa. Điều đó đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp nhiên liệu này, khiến cho giá cả trong nước lên mức kỷ lục trước Thế vận hội.
Giá quặng sắt đã giảm mạnh trong năm 2014 khi chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh một số nhà máy thép tạm ngưng sản xuất trước khi cuộc họp thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại Bắc Kinh diễn ra. Các nhà máy này một lần nữa đã giảm sản xuất trong năm ngoái trước khi diễn ra một cuộc diễu hành để đánh dấu kỷ niệm lần thứ 70 việc Nhật Bản đầu hàng trong Thế chiến II.
“Lý do chính là bạn phải đóng cửa để không khí hoàn toàn sạch sẽ,” Salmon Aidan Lee, một nhà tư vấn Singapore tại Wood Mackenzie Ltd, cho biết. “Ngưng sản xuất đã xảy ra trước đây trong cuộc họp APEC ở Bắc Kinh và Thế vận hội Olympic nhiều năm trước đây. Điều chưa từng thấy chính là quy mô hay độ lớn của đợt ngưng sản xuất lần này.”
Đối với G-20, Thượng Hải, thành phố cách 180 km về phía đông bắc của tỉnh Hàng Châu, đã yêu cầu 255 công ty, bao gồm cả các nhà máy điện than và nhà máy lọc dầu, hạn chế mức sản xuất từ 24/08 đến 06/09, theo một thông báo trên trang web của Cục Bảo vệ Môi trường của thành phố. Các quan chức ở Ninh Ba, cách 150 km về phía đông của Hàng Châu, đã yêu cầu cắt giảm hoặc ngừng sản xuất tại 445 công ty, bao gồm cả nhà máy hóa dầu, và các nhà sản xuất thép, xi măng và, theo một tài liệu mà Bloomberg có được.
Bất chấp sự hạn chế được lên kế hoạch này, một số nhà phân tích vẫn lạc quan rằng nhu cầu tiêu thụ dầu nói chung của Trung Quốc có thể tăng lên trong quý thứ ba, so với ba tháng trước đó. Nhu cầu tiêu thụ của quốc gia này có thể tăng 250.000 thùng một ngày từ mức quý hai, được hỗ trợ bởi nhiều hoạt động công nghiệp hơn trước khi sự kiện G-20 diễn ra, theo Yao Li, chuyên gia phân tích tại SIA Energy, một nhà tư vấn công nghiệp tại Bắc Kinh.
Tuy nhiên, việc đóng cửa có kế hoạch cho cuộc họp G-20 có thể làm trầm trọng thêm các ảnh hưởng ngập lụt tháng trước. Ngập lụt tại 11 tỉnh của Trung Quốc vốn chiếm hơn một phần ba nhu cầu sử dụng nhiên liệu của nước này đã làm hư hại các đường ống dẫn nhiên liệu thành phẩm và khí đốt, và có thể làm sụt giảm nhu cầu khoảng 100.000 thùng một ngày, theo Barclays Plc.
Nhập khẩu dầu thô của quốc gia châu Á này đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng trong tháng Bảy, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan. Trung Quốc đã nhận các lô hàng từ nước ngoài với tốc độ khoảng 7,35 triệu thùng một ngày, tốc độ chậm nhất kể từ tháng Một.
Giá dầu thô vẫn còn dễ bị tổn thương. Nó đã bước vào khu vực một thị trường giá lên chỉ trong vòng chưa đến 3 tuần trong tuần trước, sau khi rơi vào khu vực một thị trường giá xuống trong bối cảnh lo ngại rằng một thị trường thừa cung toàn cầu sẽ duy trì ổn định. Trong khi có đồn đoán cho rằng các cuộc gặp gỡ không chính thức của OPEC tháng tới có thể dẫn đến hành động để ổn định thị trường và các nhà sản xuất bao gồm cả Nga có thể thảo luận đóng băng sản xuất, một kế hoạch tương tự như vậy đạ được đề xuất trước đó trong năm nay và đã kết thúc mà không có hiệp ước nào được ký kết.
Giá dầu thô Brent, chuẩn cho hơn một nửa lượng dầu mỏ của thế giới, đang giao dịch gần 50 usd một thùng trên sàn ICE London. Trong khi hợp đồng tương lai đã tăng hơn 30% trong năm 2016, giá vẫn còn thấp hơn 50% so với mức giữa năm 2014. Đà tăng giá dầu lên đến 100usd hồi đầu thập niên này đã được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu thụ vô cùng mạnh mẽ của Trung Quốc đối với nhiên liệu, và sự sụp đổ của giá dầu cách đây hai năm là do nền kinh tế quốc gia châu Á này chậm lại và sản lượng toàn cầu đạt đỉnh.
Việc cắt giảm sản lượng nhà máy cho cuộc họp G20 ở Trung Quốc có thể loại bỏ khoảng 400.000 thùng dầu một ngày trong mức tinh chế dầu thô tại nhà máy lọc dầu của Trung Quốc, theo Harry Liu, phó giám đốc cho thị trường dầu mỏ, dịch vụ và người dùng cuối từ IHS Markit Ltd.
“Một số nhà máy lọc dầu lớn sẽ được yêu cầu cắt giảm công suất hoạt động, vì vậy nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc sẽ hạn chế hơn nữa trong nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc,” Liu cho biết.
Nguồn: xangdau.net
Relate Threads